Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ 25 m2: 400-700 triệu đồng có thể mua được?

Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ diện tích nhỏ với yêu cầu phải có một phòng và một vệ sinh, diện tích tối thiểu 25 m2.

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 03/2021 liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư sẽ có hiệu lực từ ngày 5/7/2021.
Tại Thông tư 03, Bộ Xây dựng yêu cầu căn hộ phải có tối thiểu một phòng và một khu vệ sinh, diện tích sử dụng tối thiểu là 25 m2. Tại các dự án nhà ở thương mại, tỷ lệ căn hộ có diện tích dưới 45 m2 không quá 25% tổng số căn hộ của dự án.
Đối với căn hộ du lịch (condotel) và căn hộ văn phòng (officetel), diện tích tối thiểu được Bộ Xây dựng yêu cầu là 25 m2. Riêng với officetel, diện tích làm việc tối thiểu phải là 9 m2 và không được bố trí bếp.
Bộ Xây dựng còn yêu cầu không gian sinh hoạt chung phải được thiết kế sao cho diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 0.8 m2/căn, có không gian phù hợp để tổ chức hội nghị chung cư.
Ngay sau khi có thông tin trên, dư luận đã đặt nhiều câu hỏi: Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ 25 m2 thì ai sẽ mua, giá cả sao?
Bo Xay dung cho phep xay can ho 25 m2: 400-700 trieu dong co the mua duoc?
Sở hữu một căn hộ chung cư tại Hà Nội là ước mơ của nhiều người, không phải ai cũng dễ dàng mua được. (Ảnh minh họa). 
Về vấn đề này, một nhân viên trong lĩnh vực bất động sản chia sẻ Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 đem lại những cân bằng lợi ích trong toàn xã hội, vì chủ đầu tư chung cư sẽ được xây dựng những căn hộ nhỏ, người dân nghèo có mức thu nhập thấp đều có cơ hội sở hữu nhà.
Minh chứng minh nhu cầu thực tế của người dân, vị này nêu ví dụ một người đang sống và làm việc tại Hà Nội, mỗi tháng nhận mức lương nhận 7-8 triệu đồng nhưng phải thuê nhà trọ mất khoản tiền khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Vị chi mỗi năm người này sẽ phải bỏ ra khoảng 30 triệu đồng tiền thuê nhà, chưa tính đến các chi phí phát sinh khác.
Nếu Hà Nội có những căn hộ 25 m2, người này hoàn toàn có cơ hội sở hữu. Bởi giá thành của một số căn hộ chung cư cách xa trung tâm thành phố một chút hiện chỉ giao động trong khoảng 16-20 triệu đồng/m2. Tính ra người mua chỉ cần bỏ khoảng 400-700 triệu đồng là có thể sở hữu một căn hộ diện tích dưới 45 m2.
Vị chuyên gia cũng cho rằng người mua căn hộ dưới 45 m2 sẽ có sự thay đổi theo chu kỳ con người. Thời điểm đầu có thể do họ ít tiền chỉ ở căn hộ nhỏ nhưng một thời gian sau có điều kiện chắc chắn sẽ đổi căn hộ lớn hơn. Tuy nhiên người mua các căn hộ nhỏ cũng phải cân nhắc, bởi sẽ gặp những bất tiện nhất định về không gian chật chội do đồ đạc, vật dụng gia đình.
Trong khi đó, một giám đốc trong lĩnh vực bất động sản cũng bày tỏ sự ủng hộ việc Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ 25 m2 cho doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bất động sản linh hoạt hơn đối với sản phẩm của dự án, cùng với đó khách hàng cũng được mở rộng hơn.
Tuy nhiên một dự án bất động sản khi triển khai sẽ được quy định số lượng căn hộ, quy mô dân số nhất định. Hơn nữa chủ đầu tư sẽ căn cứ vào loại sản phầm nào dễ bán, sinh lời nhiều. Vì thế, việc khống chế 25% căn hộ có diện tích dưới 45 m2 sẽ buộc doanh nghiệp phải cân nhắc làm căn hộ nhỏ.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA từng chia sẻ với báo chí: “Căn hộ nhỏ của bất kỳ phân khúc nhà ở cao cấp, trung cấp hoặc bình dân đều có "giá bán nhỏ nhất" so với căn hộ khác trong dự án đó, tạo điều kiện cho các khách hàng có khả năng tài chính hạn chế nhất trong phân khúc thị trường này, có thể tạo lập nhà ở theo kỳ vọng.
Như căn hộ cao cấp có đơn giá bán 45 triệu đồng/m2 nhưng với "căn hộ nhỏ" cao cấp, có diện tích 30 m2 trong dự án này, thì giá bán chỉ khoảng 1,35 tỷ đồng. Các bạn trẻ mới lập nghiệp cũng có thể mua được căn hộ cao cấp này…".

Những “bông hồng” Thủ đô “tỏa hương” giữa tâm dịch

(Kiến Thức) - Một người làm việc bằng ba người, tưởng đùa nhưng lại thật của nhân viên chăm sóc khách hàng VPBank chi nhánh (CN) Láng Hạ.

Một người làm việc bằng ba
Công việc kết thúc lúc 9:00 tối, Bùi Thị Anh (25 tuổi), nhân viên chăm sóc khách hàng VPBank chi nhánh (CN) Láng Hạ, trở về phòng nghỉ tại Cẩm Giàng, khuôn mặt bơ phờ. "Từ khi về Hải Dương hỗ trợ cấp tốc cụm chi nhánh ở đây đảm bảo kinh doanh liên tục, em và chị Thư đều đang căng mình hết sức để hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn ở đây", Anh chia sẻ.

Bộ Tài chính nói gì trước đề xuất loạt giải pháp thuế chặn “sốt đất“?

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính đã có phản hồi về việc Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) kiến nghị xem xét các giải pháp đặc trị "sốt đất".

Trước đó, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đề xuất Thủ tướng xem xét các giải pháp đặc trị "sốt đất" và bình ổn giá nhà, trong đó sử dụng hàng loạt công cụ thuế và ban hành thuế bất động sản như thuế chống đầu cơ nhà đất, thuế người sở hữu nhiều nhà đất, thuế người chậm đưa đất vào sử dụng, thuế bất động sản.

Phản hồi những ý kiến của HoREA, Bộ Tài chính cho biết, hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí đối với bất động sản hiện hành được ban hành khá đầy đủ, bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; Lệ phí trước bạ và các khoản phí, lệ phí liên quan khác (như lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...).

HoREA đề xuất làm căn hộ 20 - 25 triệu đồng/m2 ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng và UBND TP HCM về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư với dự án nhà ở thương mại giá thấp.

Về giá bán, HoREA thống nhất mức giá trần không vượt quá 20 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT). Riêng đối với các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, mức giá trần có thể trong khoảng 20 - 25 triệu đồng/m2.

Về tiền sử dụng đất, HoREA nhận thấy đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp, có thể coi là trường hợp đặc biệt và khác với các dự án nhà ở thương mại thông thường khác, được đầu tư kinh doanh thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận.