Bộ Tư pháp Pháp bị lên án vì cho tù nhân đua xe trong tù

Bộ Tư pháp Pháp đang hứng chịu chỉ trích sau vụ việc nhà tù lớn thứ hai nước này tổ chức cho các tù nhân đua xe Go-Kart lan truyền trên khắp các mạng xã hội.

Guardian đưa tin hôm 22/8, Bộ Tư pháp Pháp đã phải chịu rất nhiều lời chỉ trích khi một video dài 25 phút ghi lại cảnh các tù nhân đua xe Go-Kart ở trại giam Fresnes xuất hiện trên khắp các mạng xã hội. Hầu hết người dân Pháp cho rằng, nhà tù không phải là nơi để thực hiện các chương trình truyền hình thực tế như thế này. Chương trình tổ chức trò chơi cho phạm nhân tại nhà tù Fresnes có tên Kohlantess, được xây dựng dựa trên mô hình của chương trình truyền hình thực tế Survivor (Mỹ).
Bộ trưởng Tư pháp Éric Dupond-Moretti cho biết, ông bị "sốc" khi xem các đoạn video và đã ra lệnh cho một cuộc điều tra nội bộ. Tuy nhiên, các thông tin được tiết lộ lại khẳng định, chính Bộ Tư pháp đã phê duyệt chương trình và xem trước đoạn video để đảm bảo không có rò rỉ thông tin an ninh.
Bo Tu phap Phap bi len an vi cho tu nhan dua xe trong tu
Tù nhân trong nhà tù Fresnes đua xe go-kart. Ảnh: Guardian. 
“Cuộc chiến ngăn tù nhân tái phạm cần có những hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập, nhưng chắc chắn không bao gồm đua xe go-kart”, ông Dupond-Moretti viết trên Twitter.
Theo nguồn tin của tờ Le Figaro, cấp lãnh đạo cao nhất trong Bộ Tư pháp đã cho phép tổ chức cuộc đua xe tại nhà tù và phát hành đoạn phim. Tuy nhiên, các quan chức nói với tờ báo rằng: "Những gì chúng tôi được trình bày không đề cập đến go-kart, mà chỉ bao gồm các môn thể thao, nhảy dây”.
Nhà lập pháp Éric Ciotti cũng lên án về chương trình này: "Nhà tù lớn thứ 2 cả nước không phải là một trại hè, nơi tù nhân và quản ngục ôm vai bá cổ như anh em".
"Rõ ràng đã có những mập mờ từ Bộ trưởng Tư pháp, ông ấy biết về chương trình này và vẫn để nó được quay. Những hình ảnh này khiến người dân Pháp không khỏi phẫn nộ, nhớ rằng, đằng sau mỗi tù nhân đều có một nạn nhân", ông Ciotti cho biết.
Chương trình này cũng được cho là có sự chấp thuận từ cơ quan quản lý nhà tù Pháp.
Trong khi đó, ông Jimmy Delliste, giám đốc nhà tù Fresnes, cho rằng sự kiện là dịp gắn kết các tù nhân và gửi lời cảm ơn những người tổ chức. Ông nói thêm các trò chơi đã giúp quyên góp gần 1.700 USD cho quỹ từ thiện.

Kinh hãi cảnh tù nhân chen chúc trong nhà tù Philippines

Tại nhà tù đông nhất của Philippines ở thủ đô Manila, gần 4.000 tù nhân đang phải sống chen chúc nhau trong những căn phòng chật hẹp, xiêu vẹo.

Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines

Nhà tù của Quezon City ở thủ đô Manila của Philippines đang giam giữ số tù nhân gấp 5 lần sức chứa thực tế của nó.

Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-2
Ban đầu, nhà tù này được xây dựng chỉ đủ giam giữ 800 người nhưng hiện chứa tới 3.800 tù nhân.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-3
Theo ước tính, cứ mỗi phòng giam vốn được thiết kế cho 20 người, giờ lại là nơi ở của những 160 đến 200 tù nhân.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-4
Những hình ảnh hàng trăm tù nhân nằm chen chúc nhau trong nhà tù khiến người xem kinh hãi.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-5
Do phải sống trong điều kiện thiếu thốn lại thường xuyên phải nằm dưới nền đất nên có những tù nhân không chịu đựng được mà đột quỵ. 
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-6
Các tù nhân ở đây không có đủ không gian cho những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ngủ.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-7
Không gian hiếm hoi để tập thể dục của các tù nhân trong nhà tù này.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-8
Các tù nhân cắt tóc cho nhau. 
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-9
Ngay cạnh khu ăn uống là nơi các tù nhân làm vệ sinh cá nhân. Họ phải tắm trong chính thứ nước mà họ vừa dùng để giặt quần áo. 
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-10
 
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-11
Nhiều người chọn cách biến những chiếc chăn cũ thành võng để nằm.
Kinh hai canh tu nhan chen chuc trong nha tu Philippines-Hinh-12
Họ phải chia ca để ngủ trên cầu thang, hoặc nằm chật kín cả sân bóng rổ. Ảnh: Getty, Sun. 

25 người chết, 400 tù nhân trốn thoát trong cuộc vượt ngục ở Haiti

Khoảng 25 người thiệt mạng, bao gồm giám đốc nhà tù, hơn 400 tù nhân đã trốn thoát khỏi một nhà tù ở Haiti sau vụ bạo loạn đêm hôm 26/2 vừa qua.

Cảnh sát Haiti đã tiêu diệt Arnel Joseph, thủ lĩnh của một trong những băng nhóm tội phạm quyền lực nhất quốc gia này, sau khi hắn trốn thoát khỏi nhà tù Croix-des-Bouquets ở thủ đô Port-au-Prince. Phát ngôn viên cơ quan cảnh sát Haiti cho biết Arnel Joseph bị bắn chết tại một trạm kiểm soát sau khi tên này rút súng kháng cự.

Kinh ngạc cuộc sống ở phụ nữ trên thế giới 100 năm trước

Những bức ảnh chụp vào những năm 1920 phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của phụ nữ 100 năm trước ở khắp nơi trên thế giới.

Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc

Phụ nữ có quyền bầu cử, giúp củng cố vị trí của họ trong xã hội. Ảnh: Một số người trong nhóm phụ nữ đầu tiên đi bỏ phiếu tại thành phố New York tháng 11/1920.

Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-2
Phụ nữ ở London (Anh) cũng biểu tình đòi quyền bầu cử năm 1920.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-3
Nhiều phụ nữ làm nhân viên trực tổng đài, trả lời điện thoại và kết nối các cuộc gọi. Ảnh chụp vào khoảng năm 1925.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-4
Một số phụ nữ làm công việc khác, như tại nhà máy bóng tennis này.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-5
Phụ nữ được phép làm việc trong các ngành nghề đa dạng hơn. Ảnh: Một phụ nữ làm việc trong nhà máy đóng chai sữa những năm 1920.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-6
Tuy nhiên, công việc trong nhà máy thường kéo dài và tẻ nhạt khi các công nhân phải làm cùng một việc cả ngày. Ảnh: Phụ nữ làm việc trong nhà máy bánh quy ở Liverpool, Anh, 100 năm trước. 
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-7
Theo Insider, mặc dù chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ vào năm 1865, phụ nữ da màu vẫn không có nhiều cơ hội như phụ nữ da trắng thời kỳ đó.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-8
Một số phụ nữ da màu làm việc trong một công trường xây dựng ở Mỹ.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-9
Phụ nữ ở Nhật Bản cũng làm việc trong các nhà máy. Ảnh: Một cuộc biểu tình của phụ nữ phản đối mức lương thấp.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-10
Với những phụ nữ làm công việc nội trợ, công nghệ, phát minh mới, chẳng hạn như máy rửa bát giúp họ đỡ vất vả hơn.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-11
Thời đó, phụ nữ có thể lái xe, giúp họ tự do và di chuyển linh hoạt hơn.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-12
Trang phục của những người phụ nữ thời kỳ đó đã thoải mái hơn, không còn bị bó buộc bởi những chiếc áo bó sát và váy rộng. Ảnh chụp trên một du thuyền năm 1920.
Kinh ngac cuoc song o phu nu tren the gioi 100 nam truoc-Hinh-13
Hai cô gái ngồi trò chuyện trong quán cà phê ở Paris, Pháp, vào khoảng năm 1920. Nguồn ảnh: Insider.