Bộ TTTT gặp mặt tri ân các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển

Bộ TT&TT phối hợp với Ban Liên lạc cựu học viên Việt Nam của Viện FOJO tổ chức buổi gặp mặt, tri ân, trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các nhà báo Thụy Điển.

Chiều 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Liên lạc cựu học viên Việt Nam của Viện Đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) tổ chức buổi gặp mặt, tri ân, trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các nhà báo Thụy Điển.
Bo TTTT gap mat tri an cac cuu giang vien bao chi Thuy Dien
 Quang cảnh buổi gặp mặt.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và các thế hệ nhà báo Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, gửi lời cảm ơn tới nhân dân, Chính phủ Thụy Điển, cụ thể là dự án Đào tạo Nâng cao báo chí Việt Nam do FOJO giúp đào tạo, nâng cao trình độ cho hàng nghìn phóng viên, nhà báo của Việt Nam qua nhiều năm.
Bo TTTT gap mat tri an cac cuu giang vien bao chi Thuy Dien-Hinh-2
 Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, phát biểu tại buổi gặp mặt.
Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, "55 năm đã trôi qua kể từ khi hai nước Việt Nam-Thụy Điển thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng hơn 10 năm trôi qua kể từ khi dự án đào tạo nâng cao năng lực báo chí Việt Nam kết thúc thành công tốt đẹp, những gì còn đọng lại hôm nay là những kết quả tốt đẹp từ dự án là một nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại và cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là tình người".

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho hay, nhiều nhà báo đã từng được Viện FOJO đào tạo. Cụ thể, nhiều người tốt nghiệp từ khóa đào tạo hiện nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan báo chí Việt Nam như ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lê Ngọc Quang - Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. 

Là người thuộc thế hệ đi sau hưởng lợi từ dự án, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nguyên lãnh đạo Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ TT&TT, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các nguyên lãnh đạo Dự án, các cán bộ dự án ở mọi cương vị, chức vụ có mặt và không có mặt tại buổi lễ hôm nay.

Đây là những tấm gương vượt qua những khó khăn và định kiến ban đầu về triển vọng hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển trong một lĩnh vực mới và tồn tại nhiều khác biệt giữa hai quốc gia. Họ đã mang đến cho báo chí - truyền thông Việt Nam cơ hội được tiếp cận tri thức, kỹ năng làm báo hiện đại, góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Việt Nam.

55 năm đã trôi qua kể từ khi 2 nước chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao, và cũng đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi Dự án đào tạo nâng cao năng lực báo chí Việt Nam kết thúc thành công tốt đẹp. Những gì còn đọng lại ngày hôm nay là những kết quả tốt đẹp từ dự án, là một nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là Tình Người.
"Câu chuyện của dự án SIDA - FOJO là câu chuyện về tình bạn, về sự tôn trọng, lòng biết ơn và cơ hội được học hỏi lẫn nhau. Hãy cùng nhau viết tiếp những chương tiếp theo của mối quan hệ hợp tác đặc biệt tốt đẹp này:", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ.
Bo TTTT gap mat tri an cac cuu giang vien bao chi Thuy Dien-Hinh-3
 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển.
Cũng nhân dịp 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đã trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các cựu giảng viên của Viện FOJO.
Bo TTTT gap mat tri an cac cuu giang vien bao chi Thuy Dien-Hinh-4
 Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển và cựu sinh viên Việt Nam của Dự án Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam giai đoạn 1997-2013, chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông.

'Tiến sĩ thuyết phục': Muốn thành công, phải tin sẽ thành công

Cha đẻ của “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” nổi tiếng, TS Tiến sĩ Yaniv Zaid chia sẻ, muốn thành công thì phải bứt phá ra khỏi vùng an toàn, tiến về phía trước và có niềm tin rằng sẽ thành công.

Tiến sĩ Yaniv Zaid, 41 tuổi, là luật sư và nhà kinh tế học, người Israel. Ông là tác giả của cuốn “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” nổi tiếng, đồng thời là diễn giả đã có hơn 1.500 bài giảng và rất nhiều hội thảo ở các châu lục. Ông từng đoạt giải ba tại cuộc thi Diễn giả Quốc tế và được gọi là "Tiến sĩ thuyết phục".
'Tien si thuyet phuc': Muon thanh cong, phai tin se thanh cong
 Tiến sĩ Yaniv Zaid. Ảnh: Mai Loan.

Vụ cô giáo xin tiền mua laptop: Hai mặt “xã hội hoá” giáo dục

"Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên, không được lạm dụng, không phải từng cá nhân, từng lớp muốn làm thế nào thì làm", TS Nguyễn Tùng Lâm nhận xét.

Sự việc cô giáo ở Trường tiểu học Chương Dương, Quận 1, TPHCM xin phụ huynh tiền mua laptop đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến chỉ trích, lên án nặng nề, thậm chí đòi cô giáo phải ra khỏi ngành… cũng có quan điểm cho rằng không nên “dồn ai đến chân tường”. Bởi, là con người ai cũng có lần mắc sai lầm, hãy cho họ một cơ hội sửa sai.

Ngày 30/9, cô Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường tiểu học Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1, TPHCM) bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày sau sự việc xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop khiến dư luận bức xúc. Ngày 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 1 trả lời báo chí rằng sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không bao che sai phạm, công khai, minh bạch, làm rõ thông tin dư luận.Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh, cô Đinh Thị Kim Thoa, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương sẽ phụ trách giảng dạy lớp 4/3 vào sáng 1/10.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8

Ngày 14/10, tiếp tục chương trình Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự; xem xét công tác nhân sự; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu và dự phòng thời gian thảo luận về một số nội dung khác.