Bộ TT&TT cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại quốc tế

Mới đây, Bộ TT&TT đã có khuyến cáo người dân cảnh giác với cuộc gọi có số điện thoại từ quốc tế nhằm tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.

Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền những cảnh báo về việc người dùng nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài lừa đảo như: +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Xéc-bi-a), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)... Nếu gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của người nhận trong 3 giây và nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép.
Nếu nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động khi nhận được cuộc gọi trên sẽ bị truy cập vào thẻ SIM để các đối tượng thực hiện cuộc gọi với tiền trong tài khoản điện thoại của người nhận và coi người nhận là tội phạm. Đồng thời, cảnh báo người dùng không trả lời hoặc gọi lại, không nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động khi được bất kỳ người gọi nào hỏi.
Cục Viễn thông khẳng định, những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội như nêu trên là không chính xác. Tại Việt Nam, không có bất kỳ dịch vụ điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền (bao gồm cả cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam). Ngoài ra, việc gọi lại hoặc thao tác bấm * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động sẽ bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại của người dùng là không hề có cơ sở; thực tế là không thể xâm nhập được SIM điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như vậy.
Bo TT&TT canh bao cuoc goi lua dao tu so dien thoai quoc te
 Bộ TT&TT cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số đện thoại quốc tế.
Cục Viễn thông khuyến cáo người sử dụng nên tỉnh táo và không tiếp tay cho các vụ lan truyền đồn nhảm gây hoang mang cho những người khác. Với cảnh báo lừa đảo, thông tin không rõ ràng được chia sẻ trên diễn đàn, mạng xã hội, người dùng có thể phản ánh với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng. Sau khi xác nhận, các nhà mạng sẽ có cảnh báo đến những người sử dụng khác thay vì tự lan truyền thông tin và gây hoang mang cho cả cộng đồng.
Những cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế nêu trên thường rơi vào một trong hai tình huống là nháy máy nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Ví dụ, cước gọi đến số điện thoại vệ tinh trung bình 99.000 đồng/phút, cao nhất có thể đến 150.000 đồng/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông.
Trường hợp thứ hai là lừa đảo theo một số kịch bản như: đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ, cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia... Thủ đoạn của bọn chúng đánh vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Dù được cảnh báo liên tục nhưng nhiều người vẫn không may trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Nhằm đối phó với tình hình phức tạp trên, Cục Viễn thông đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu các nhà mạng trong nước triển khai biện pháp kỹ thuật chặn các cuộc gọi giả mạo mục đích lừa đảo. Tính từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021 các nhà mạng đã ngăn chặn hơn 74 triệu cuộc gọi giả mạo giúp đảm bảo an toàn, an ninh và trật tự xã hội (trong đó tháng 9/2021 đã chặn 3,5 triệu cuộc gọi giả mạo). Từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020, các nhà mạng di động đều nhắn tin đến toàn bộ thuê bao của mình 1 lần/tháng với nội dung khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.
Mới đây, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng gửi tin nhắn FlashSMS/USSD để cảnh báo khách hàng đang nhận cuộc gọi từ quốc tế với nội dung tin nhắn: “Bộ TTTT: LƯU Ý! Cuộc gọi này là CUỘC GỌI TỪ NƯỚC NGOÀI, khách hàng cần cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại”.
>>> Xem thêm video: Cảnh báo thủ đoạn hack Facebook để chiếm đoạt tài sản

Nguồn: VTV 24.

BCA cảnh báo đa cấp đầu tư tài chính: Điểm tên dự án ồn ào

Mới đây Bộ Công an đã thông tin cảnh báo về loại hình lừa đảo đa cấp đội lốt đầu tư tài chính, tiền ảo đang nở rộ, quảng cáo tràn lan trên internet gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.

BCA canh bao da cap dau tu tai chinh: Diem ten du an on ao

Cảnh báo lừa đảo "Chuyên gia đọc lệnh, hotgirl tỉa nến": Ngày 19/8, Bộ Công an phát cảnh báo về các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhiều người tự xưng "chuyên gia đọc lệnh", "thợ đục sàn" và khoe có thu nhập cao từ sàn giao dịch quyền chọn nhị phân để lôi kéo nhà đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản.

BCA canh bao da cap dau tu tai chinh: Diem ten du an on ao-Hinh-2

Theo cơ quan chức năng, Giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) là hình thức đầu tư tài chính, là giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tài sản như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số... tại thời điểm dự đoán. Nếu dự đoán đúng, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận theo tỉ lệ sàn đưa ra; nếu dự đoán sai sẽ mất. Những người đứng ra lập ra các sàn giao dịch có thể tác động vào kết quả đặt cược dẫn đến việc người chơi tỷ lệ mất tiền gần như tuyệt đối.

Cảnh báo những chiêu thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng online, số hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội... thì các loại hình lừa đảo trực tuyến cũng theo đó mà nở rộ và ngày càng tinh vi hơn.

Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay
 Bán tranh online, mất 300 triệu: Ngày 22/7/2021, công an quận Đống Đa (HN) đã khởi tố bị can Võ Văn Huy (22 tuổi,tỉnh Quảng Trị) về tội "chiếm đoạt tài sản". Trước đó, tháng 6/2021, Huy giả mua tranh của bà T., hứa trả tiền qua TK ngân hàng. Nhập xong thông tin tài khoản và mật khẩu vào đường link Huy yêu cầu, sau đó bà T., phát hiện bị mất 300 triệu đồng trong tài khoản. 
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-2
Giả nhân viên ngân hàng, yêu cầu mã OTP: Bằng thủ đoạn giả làm nhân viên ngân hàng, yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP để chiếm đoạt tài sản, tháng 5/2021, Lê Minh Hoàng, Trương Huy Cường, Lưu Quốc Toàn, cùng trú tại tỉnh Quảng Nam bị CA quận Cầu Giấy (Hà Nội) khởi tố, bắt giam.
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-3
Mất 1,2 tỷ vì nhập vào link zalo: Ngày 2/10/2020, N.V.Thắng nhắn tin qua Zalo xin thuê nhà và dụ bà Đ., click vào đường link lạ... để nhận tiền. Bà D., nhấp vào đường link thì 1,2 tỷ đồng tiết kiệm bị rút sạch. Tháng 3/2021, Thắng bị CATP HCM khởi tố. (Ảnh: NLĐ)
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-4
Mất tiền vì làm theo tin nhắn giả mạo ngân hàng: Ngày 19/1/2021, chị L.N.T.Q. (26 tuổi, ngụ Q.7, TP HCM) nhận được một tin nhắn từ hệ thống banking của Sacombank với nội dung: "Phat hien tai khoan cua ban dang nhap khac vung bat thuong, vui long dang nhap http://i-sacombank.com de xac nhan thong tin và thay doi mat khau". Nhập xong mã OTP chị bị trừ luôn 51 triệu đồng. 
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-5
Thông tin được tặng thẻ điện thoại: Tháng 1/2021, chị P.T.T.D ở TP.HCM nhận được tin nhắn SMS banking của Sacombank: "...can xac nhan thong tin cua ban, hoan thanh thong tin duoc tang the 50k...". Ngay sau khi nhấp vào link thì TK của chị bị trừ 1 triệu. (Ảnh minh họa)
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-6
Hứa đặt cọc tiền nhà trọ qua mạng: H.T.Hoài (SN 1994, Nam Định) giả thuê nhà và dụ bà N.,(ở Q. Bình Thạnh) nhập số tài khoản ngân hàng, tên, địa chỉ và mã OTP để xác nhận qua một link lạ. Xong xuôi, TK ngân hàng của bà N., bị trừ 19 triệu đồng. Tháng 9/2020, H. bị CA Bình Thạnh (TP HCM) khởi tố, bắt giam.
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-7
Cú nhấp chuột bốc hơi 848 triệu: Ngày 21/3/2020 bà Hoa (ngụ quận 7, TP HCM) có nhận được tin nhắn đề nghị thuê nhà 6 tháng từ một tài khoản trên mạng xã hội. Và cũng với chiêu gửi tiền cọc qua tài khoản và chỉ một lần nhấn vào đường link lạ, bà Hoa đã mất luôn 848 triệu. (Ảnh minh họa)
Canh bao nhung chieu thuc lua dao truc tuyen dang no ro hien nay-Hinh-8
 Link giả của ngân hàng Exinbank: Tháng 2/2020, bà Trang (quận 7, TP HCM) sau khi đăng nhập vào đường link giả, tài khoản ngân hàng Eximbank đã bị chiếm đoạt 54 triệu đồng.
 >>> Mời quý vị xem thêm video sau: Hiện tượng mất tiền qua dịch vụ ví điện tử MoMo. Nguồn: VTV24