Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Châu Á nhằm mục đích gì?

Chuyến thăm Châu Á lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho“ giai đoạn mới” trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đang có chuyến thăm châu Á kéo dài một tuần, với bài phát biểu chính sách quan trọng tại Diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á trong tuần này tại Singapore.
Diễn ra ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật Bản, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được cho là nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ cho “giai đoạn mới” trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
Bo truong Quoc phong My tham Chau A nham muc dich gi?
 Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan. Ảnh: Washington Post.
Indonesia là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan. Phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu hôm 30/1, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết mong muốn cải thiện quan hệ với lực lượng đặc nhiệm Indonesia đã bị giới hạn hoạt động gần đây, cũng như các lĩnh vực khác mà hai bên cùng chia sẻ lợi ích.
“Có nhiều lĩnh vực mà chúng ta chia sẻ lợi ích chung. Trong đó có khả năng hợp tác đối phó với chủ nghĩa khủng bố, hợp tác về vấn đề an ninh hàng hải. Bộ trưởng Indonesia cũng nhấn mạnh những thách thức gia tăng tại Biển Đông. Tôi nghĩ Tuyên bố chung hai nước đã đưa ra sẽ là cơ sở cho sự hợp tác song phương thời gian tới”, ông Ryacudu nói.
Mỹ đã dừng hợp tác với quân đội Indonesia, bao gồm các lực lượng đặc nhiệm có tên là KOPASSUS, vào năm 1998 sau các báo cáo về nhân quyền. Tuy nhiên Mỹ đã nối lại hoạt động hợp tác giới hạn với KOPASSUS vào năm 2010.
Với mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động với lực lượng đặc nhiệm Indonesia, Mỹ đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ với Indonesia, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố gia tăng thời gian gần đây. Là một quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới và có vị trí chiến lược an ninh quan trọng, Indonesia cũng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ- Thái Bình Dương của Mỹ.
Chuyến thăm đến châu Á lần này cũng đưa Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đến với hai quốc gia đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc. Diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Trump đến Nhật Bản, chuyến thăm lần này cũng nhằm “xốc lại” mối quan hệ đồng minh trong bối cảnh chiến lược chính trị và thương mại của Mỹ đang lung lay. Với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, mối lo ngại về Triều Tiên vẫn hiện hữu thì việc thắt chặt mối quan hệ với 2 đồng minh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức của Mỹ trong khu vực. Theo một quan chức Mỹ, đây là một “chuyến thăm để lắng nghe” và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tìm cách trấn an các đồng minh về cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực.
Điều được chờ đợi nhất trong chuyến thăm lần này có lẽ là bài phát biểu của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á ở Singapore. Dự kiến Đối thoại Shangrila sẽ là cơ hội để Mỹ một lần nữa khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực, với tuyên bố chi tiết về “giai đoạn mới” trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo một quan chức Mỹ, chiến lược chủ yếu nhằm ngăn chặn sự gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Ấn Độ Dương và sự thay đổi cách tiếp cận trong “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do mới” của Mỹ.
Ấn Độ Dương và Biển Đông là các khu vực hải phận quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và đều nằm trong lợi ích của các nước khi đảm bảo sự ổn định và an ninh tại những khu vực này. Đang có một cuộc chạy đua giữa các cường quốc, với hàng loạt các chính sách và tầm nhìn được công bố thời gian gần đây nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng tại khu vực quan trọng này. Với 4 điểm dừng quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa tái khẳng định sự hiện diện cũng như vai trò đi đầu của Mỹ trong cuộc chạy đua maraton tới khu vực chiến lược này.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Phát sốt loạt ảnh thời trung học của ứng viên Tổng thống Mỹ 2020

(Kiến Thức) - Những bức ảnh thời đi học của một số ứng viên Tổng thống Mỹ 2020 như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders hay cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden được báo chí đăng tải gần đây đã khiến dân tình xôn xao.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020
Trang Insider mới đây đã đăng tải những bức ảnh thời đi học của một số ứng viên Tổng thống Mỹ 2020, trong đó có Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ông từng theo học tại trường trung học James Madison ở Brooklyn, New York. (Nguồn ảnh: Insider) 

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-2
 Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đưa ra tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 trong một video được đăng trên Twitter cá nhân ngày 25/4/2019. Theo Insider, ông Biden từng là vận động viên tài năng trong trường cấp ba. Ảnh: Ông Joe (khoanh tròn) chụp ảnh với những người bạn cùng lớp tại Học viện Archmere. Ông tốt nghiệp vào năm 1961.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-3
 Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren, 69 tuổi, đã công bố quyết định tranh cử Tổng thống Mỹ tại bang nhà Massachusetts vào ngày 9/2/2019. Ảnh chụp bà Warren tại trường trung học Northwest Classen ở thành phố Oklahoma năm 1965.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-4
 Thị trưởng Pete Buttigieg đến từ South Bend, bang Indiana, cũng là một ứng viên nữa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ông Pete tốt nghiệp trường cấp ba St Joseph ở South Bend, bang Indiana, năm 2000.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-5
Nghị sĩ Beto O Rourke đã khởi động chiến dịch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ông từng học tại trường trung học Woodberry thuộc bang Virginia. 

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-6
 Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển vào trường Học viện Quân sự New York từ năm 13 tuổi. Trong trường, ông được cho là chơi bóng chày rất giỏi, song thành tích học tập của ông Trump luôn được giữ bí mật.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-7
 Bà Kamala Harris tốt nghiệp Trường Trung học Westmount ở Quebec, Canada, vào năm 1981. Được biết, bà Kamala Harris, 54 tuổi, đã khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 với việc "công kích" các chính sách của Tổng thống Trump trong cuộc vận động tranh cử tại quê nhà của bà ở Oakland, bang California.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-8
 Thượng nghị sĩ Cory Booker từng là một ngôi sao bóng đá hồi học ở trường trung học Northern Valley Regional, Old Tappan, bang New Jersey.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-9
 Hồi tháng 3/2019, Thống đốc Jay Inslee tuyên bố ông sẽ tranh cử tổng thống năm 2020. Được biết, ông Inslee từng học tại trường cấp ba Ingraham ở Seattle.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-10
 Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar (khoanh tròn) tốt nghiệp trường trung học Wayzata ở Plymouth, bang Minnesota, vào năm 1978.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-11
 Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ Julian Castro, 44 tuổi, cũng thông báo sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm sau. Ông tốt nghiệp trường trung học Jefferson ở San Antonio vào năm 1992. Ở trường, ông Julian Castro chơi nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng rổ và tennis,...

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-12
 Bức ảnh thời học sinh trung học của Hạ nghị sĩ Eric Swalwell. Ông theo học tại trường cấp ba Dublin ở bang California.

Phat sot loat anh thoi trung hoc cua ung vien Tong thong My 2020-Hinh-13
Nghị sĩ Seth Moulton đến từ Massachusetts được cho là thích chơi đàn organ hồi học trung học. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bí mật đến Trung Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã đến Iraq vào ngày hôm nay, trong chuyến công du bí mật của ông tại Trung Đông, mà theo đó ông bày tỏ ủng hộ đối với quyền chủ quyền của Iraq, đồng thời thảo luận về tương lai sau khi Mỹ rút quân.

Được biết, chuyến thăm của ông Shanahan diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, sự hiện diện quân sự của Mỹ là cần thiết, nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Iran. Trong lần đầu tiên đến Iraq, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shanahan dự kiến sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao của nước này, trong đó có Thủ tướng Adel Abdul Mahdi, Reuters đưa tin.
Bo truong Quoc phong My bi mat den Trung Dong
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trong chuyến thăm Afghanistan vừa qua. Ông Shanahan đang có chuyến thăm bí mật tại Trung Đông để thảo luận về những vấn đề giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Ảnh : Reuters