Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Yêu cầu bắt 46 cán bộ hải quan

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận có suy thoái trong đội ngũ cán bộ và từng yêu cầu bắt 46 cán bộ hải quan. Điều chuyển công tác trên dưới 300 cán bộ/năm…

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Chính, ĐBQH Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) đã đặt những câu hỏi về tình trạng tham nhũng của ngành hải quan.
Theo ĐBQH Nguyễn Văn Chiến, thời gian qua tình trạng buôn lậu diễn ra nhức nhối, ngân sách nhà nước một phần đội nón ra đi trong khi một phần chảy vào túi cán bộ, gây thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc công chức hải quan nhưng Bộ trưởng nói thời gian thông quan hải quan chỉ là 28% còn 72% là các bộ ngành khác. Tuy nhiên, các vụ án ở cảng Sài Gòn có 213 containers biến mất, hơn 30 cán bộ hải quan phải ra hầu tòa nhưng không có cán bộ ngành nào khác. Trong vụ Trần Thị Bích tuần qua bắt 2 cán bộ hải quan thuộc chi cục 4 tiếp tay cho buôn lậu.
Trách nhiệm của Bộ trưởng và ngành hải quan đến đâu? Nguyên nhân do quản lý nơi lỏng hay suy thoái đạo đức, giải pháp nào có thể chấm dứt tình trạng tham nhũng này?
Bo truong Dinh Tien Dung: Yeu cau bat 46 can bo hai quan
 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận có suy thoái trong đội ngũ cán bộ và từng yêu cầu bắt 46 cán bộ hải quan.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay trong vụ việc 213 container biến mất trên đường đi từ Cảng Cát Lái, chính Tổng cục Hải Quan đã phát hiện ra và phối hợp với các lực lượng trong Bộ Công an để xử lý.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngành hải quan kiên quyết chống tình trạng tiêu cực, triển khai rất nhiều giải pháp chống buôn lậu.
"Chúng tôi kiên quyết chống tiêu cực trong ngành. Có vụ việc ở hải quan An Giang, bắt một lúc 46 cán bộ hải quan, cũng là Bộ Tài chính phát hiện, chỉ đạo và phối hợp với lực lượng công an", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính cũng cho hay, hàng năm đã xử phạt hành chính, điều chuyển công tác với số lượng trên dưới 300 cán bộ. Ngoài đối tượng có tham gia trực tiếp thì những cán bộ còn lại cũng bị kiểm điểm, chuyển đổi vị trí công tác.
"Nguyên nhân chính là suy thoái trong đội ngũ, thái độ của chúng tôi là quyết tâm, quyết liệt xử lý. Đồng thời cũng phải rà soát lại các chính sách, quy trình, và quyết tâm thực hiện", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Danh sách các tư lệnh ngành trả lời chất vấn Quốc hội

(Kiến Thức) - Các tư lệnh ngành Tài chính, Thông tin - Truyền thông, Ngân hàng và Tòa án sẽ tham gia phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XIV.

Hôm nay (8/11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản thông báo đến các đại biểu Quốc hội kết quả xin ý kiến về việc tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp này.
Theo đó, trong 5 nhóm chất vấn được đưa ra lấy ý kiến để chọn 4 thì nhóm vấn đề tài chính nhận được "số phiếu" cao nhất với hơn 88% lựa chọn. Tiếp đó là nhóm vấn đề về lĩnh vực thông tin truyền thông (hơn 85%), nhóm lĩnh vực ngân hàng (gần 78%), nhóm vấn đề về tòa án (75,6%) và cuối cùng là nhóm vấn đề lao động thương binh xã hội (hơn 71%).

Bé trai bị mẹ kế bạo hành: Mẹ đẻ đau đớn ghi lại bằng chứng

(Kiến Thức) - Người mẹ đẻ vẫn chưa hết nghẹn ngào kể lại phút giây tự mình chứng kiến cảnh đứa con trai mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày bị người khác bạo hành dã man.

Liên quan đến sự việc mẹ kế đánh con riêng của chồng dã man ở Hà Nội, chiều ngày 15/11, chị Nguyễn Thị H.Y. (28 tuổi, mẹ đẻ của cháu bé bị bạo hành - Nguyễn Viết T. (5 tuổi) đã chính thức lên tiếng và cung cấp các thông tin cho báo chí.
Nhớ lại hôm tận mắt chứng kiến cảnh tượng đứa con trai bị mẹ kế - N.K.D (ở phường Minh Khai,quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đánh đập dã man, chị Y. chỉ biết nghẹn ngào, chị Y. cho biết: "Hôm đó, tôi đang trên đường đi làm về thì nhận được cuộc điện của chồng cũ nhờ xuống trường đón con. Tuy nhiên, lúc đến trường tôi thấy con có biểu hiện khác lạ, hỏi thì con nói trong lúc D. cho ăn cơm đã dùng chân đạp vào mặt. Tôi đã kể cho chồng nghe nhưng anh bảo thằng bé nói dối và không tin".