Bộ tộc "bạo lực" nhất thế giới, chính quyền cấm người lạ lại gần

Một số người đã phải “bỏ mạng” tiếp cận hòn đảo có bộ tộc Sentinel đang sinh sống. Bất cứ ai đến gần hòn đảo, dù là cố ý hay vô tình, đều bị thổ dân tấn công bằng giáo và mũi tên.

Trong nhiều năm qua, thông điệp từ những thổ dân thuộc bộ tộc Sentinel trên hòn đảo nhỏ North Sentinel, nằm giữa Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương, nhắn nhủ rằng: “Hãy đi đi. Cút về nhà. Du khách không được chào đón. Chúng tôi muốn được yên”.
Thổ dân Sentinel là một trong số rất ít những cộng đồng sống biệt lập còn lại trên thế giới từ hàng nghìn năm qua. Bất cứ ai đến gần hòn đảo sinh sống của họ, dù là cố ý hay vô tình, đều bị tấn công bằng giáo và mũi tên.
Bo toc
Bất cứ ai đến gần hòn đảo có bộ tộc Sentinel đang sinh sống, dù là cố ý hay vô tình, đều bị tấn công bằng giáo và mũi tên tẩm độc. 
Những mũi tên tẩm độc, dao, mác, rìu, đá… tất cả được thổ dân trên đảo sử dụng để xua đuổi bất cứ người lạ nào tìm cách tiếp cận.
Một người đàn ông tên John Allen Chau, 26 tuổi, đã trúng tên tẩm thuốc độc, bị thổ dân buộc dây thừng kéo lê trên bãi biển cho đến chết, khi tìm cách đến thăm đảo hồi năm 2018.
Chau, một cựu sinh viên trường Đại học Oral Roberts, bang Oklahoma, trước đây từng tuyên bố đến thăm đảo North Sentinel, đã quyết định tìm cách truyền đạo Cơ đốc cho thổ dân Sentinel. Cái chết của Chau là một bi kịch, anh cố tình bước lên đảo trong làn tên của thổ dân.
Bo toc
John Allen Chau, 26 tuổi, đã trúng tên tẩm thuốc độc, khi cố tiếp cận đảo của bộ tộc Sentinel. 
Lẽ ra Allen Chau không nên xuất hiện trên hòn đảo. Theo luật pháp Ấn Độ, bất cứ ai có mặt trong vòng bán kính 5 hải lý quanh hòn đảo đều bị coi là bất hợp pháp. Kể từ năm 2017, ngay cả việc quay phim hình ảnh thổ dân trên quần đảo Andaman, vốn bao gồm đảo North Sentinel, cũng là trái phép.
Luật này một phần là nhằm bảo vệ những du khách mạo hiểm như Chau khỏi những phản ứng bạo lực từ thổ dân. Nhưng quan trọng hơn, nó nhằm bảo vệ sự tồn tại của một trong những bộ tộc thổ dân thời kỳ Đồ Đá cuối cùng còn lại trên Trái đất.
Cộng đồng thổ dân Sentinel, do sống biệt lập với thế giới hiện đại, nên ít có khả năng chống chọi được với những bệnh thông thường như cúm, sởi, thậm chí cả cảm lạnh.
Thế giới chỉ biết được rất ít về ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin tôn giáo của họ, thậm chí cũng không nắm được số lượng thành viên của bộ tộc. Tuy nhiên, những gì chúng ta đã biết là họ đã sống hạnh phúc và cơ bản là khỏe mạnh trên hòn đảo nhỏ màu mỡ trong ít nhất 30.000 năm qua.
Thổ dân trên đảo sinh sống bằng nguồn thực phẩm có sẵn là lợn rừng, trai biển, trái cây rừng và mật ong. Thổ dân sinh hoạt tình dục kiểu cộng đồng trên bãi biển và xua đuổi người lạ bằng loạt tên tẩm thuốc độc và dao rựa.
Người Sentinel cũng là những hậu duệ trực tiếp còn sống duy nhất của những con người đầu tiên ở châu Á. Hơn 75.000 năm trước, họ đã di chuyển từ châu Phi tới Trung Đông, Ấn Độ và Myanmar.
Cuối cùng họ đến quần đảo Andaman. Một số tiếp tục di chuyển, số khác ở lại đảo North Sentinel vì bị thu hút bởi những cánh rừng đước rậm rạp, bãi biển cát trắng và thiên nhiên nhiều ưu đãi đến mức họ chẳng cần phải canh tác.
Nam giới trong bộ tộc săn rùa, lợn bằng cung tên, đánh cá bằng xiên. Các mũi tên và xiên được họ bọc bằng xương và gỗ cứng.
Phụ nữ trên đảo hái nấm cục, dừa, mò trai và dùng lưới bắt cá. Mùa hè họ đi thu lượm mật ong bằng cách quết lên người một loại hồ nước từ lá có tác dụng xua đuổi ong.
Tất cả người trong bộ tộc đều ở trần truồng gần như hoàn toàn, ngoại trừ trang trí bằng một ít lá cây, dây sợi, và sống trong các lều thành những nhóm nhỏ như gia đình.

Thiếu niên đâm chết anh trai ruột chì vì một gói mì tôm

Một thiếu niên 15 tuổi đã dùng dao đâm anh ruột sau khi tranh cãi về một gói mì ăn liền, nạn nhân sau đó không thể qua khỏi.

Những ngày gần đây, vụ việc một thiếu niên ở Indonesia đâm tử vong anh trai ruột trong cơn tức giận liên quan đến một gói mì ăn liền đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nước này.

Theo đó, vụ án mạng xảy ra ở quận Lalan (Nam Sumatra, Indonesia) vào ngày 8/4. Hôm đó, thiếu niên 15 tuổi tên AL. (15 tuổi) mua mì gói từ một cửa hàng gần nhà để ăn sáng.

Kỳ lạ bộ tộc có lễ hội phụ nữ vẫn được chọn trai đẹp vui vẻ 7 ngày

 Bộ tộc Wodaabe theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ có những quyền hạn vượt ngoài sức tưởng tượng của xã hội bên ngoài.

Wodaabe là bộ tộc sống tập trung ở Tây Phi. Họ có truyền thống sống du mục nên lãnh thổ kéo dài qua nhiều quốc gia châu Phi. Theo nghiên cứu, Woodaabe xuất hiện trải dài từ miền nam Niger qua phía bắc Nigeria, đông bắc Cameroon, Tây Nam Chad, phía tây Cộng hòa Trung Phi và đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ky la bo toc co le hoi phu nu van duoc chon trai dep vui ve 7 ngay
Những người phụ nữ ở Wodaabe nắm nhiều quyền lực. 

Bộ tộc kỳ lạ, phụ nữ xăm hình lên mặt...tránh bị bắt cóc

Trong hơn 1.000 năm, phụ nữ bộ tộc Chin sinh sống ở bang Chin của Myanmar vẫn thường xăm hình trên mặt nhằm ngăn bị các đối thủ bắt cóc.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc

Lai Tu Chin là một bộ tộc kỳ lạ sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin của Myanmar.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-2
Thời xưa, phụ nữ bộ tộc Chin thường xăm hình trên mặt để ngăn chặn các đối thủ bắt cóc họ. Những người phụ nữ này còn được gọi là “người mặt hổ”.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-3
Thế nhưng, phụ nữ bộ tộc Chin ngày nay không còn xăm mặt nữa. Những người có hình xăm trên mặt là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục và hiện đã lớn tuổi.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-4
Từ năm 1962, chính phủ Myanmar cấm tập tục xăm mặt trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước. 
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-5
Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, thuở xưa, có một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên bắt một số người về làm vợ. Từ đó, các cô con gái người Chin lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, nhằm che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-6
Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-7
Do mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-8
Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền" chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-9
Nhiếp ảnh gia người Australia Dylan Goldby từng giới thiệu những bức ảnh về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-10
Ngoài ra, nhiếp ảnh gia người Ý Marco Vendittelli cũng từng thực hiện bổ ảnh độc đáo về những người phụ nữ xăm mặt cuối cùng của bộ tộc Chin ở Myanmar.