Bộ TN&MT đóng cửa một phần mỏ than mỡ lớn nhất Đông Nam Á

Bộ TN&MT vừa ban hành quyết định đóng cửa một phần mỏ than Phấn Mễ - mỏ than mỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á - để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

Quyết định số 1300 phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khu vực khai thác than mỡ bằng phương pháp lộ thiên vừa được Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên ký ban hành.

Tại quyết định này, Bộ TN&MT đóng cửa mỏ (thời hạn 1 năm) khu vực khai thác than mỡ bằng phương pháp lộ thiên mỏ Bắc Làng Cẩm (khu Âm Hồn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).

Mục đích nhằm bảo vệ phần khoáng sản chưa khai thác thuộc phần diện tích dưới mức – 230 mét; thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng (đến thời điểm đóng cửa mỏ).

Bo TN&MT dong cua mot phan mo than mo lon nhat Dong Nam A
Mỏ than Phấn Mễ đóng cửa mỏ, nộp ngân sách gần 164 tỷ đồng.

Tổng diện tích khu vực đóng cửa mỏ là gần 186ha, trong đó diện tích moong khai thác (hơn 92ha); diện tích bãi thải (hơn 93ha). 

Toàn bộ diện tích sau đóng cửa mỏ sẽ bàn giao cho UBND tỉnh Thái Nguyên quản lý theo quy định.

Bộ TN&MT yêu cầu Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ khối lượng của từng hạng mục công việc theo tiến độ của đề án đóng cửa mỏ; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường; quản lý, bảo vệ tài nguyên than mỡ còn lại chưa được  huy động khai thác trong phạm vi ranh giới khu vực khai thác đã được cấp phép.

Thu hồi, quản lý, sử dụng khối lượng than mỡ nằm xem kẹt trong đất đá trong quá trình san gạt, cải tạo các tuyến đường và các hạng mục thi công của đề án; báo cáo Tổng cục Địa chất Khoáng sản (Bộ TN&MT) khi hoàn thành đóng cửa mỏ.

UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị liên quan giám sát quá trình thực hiện công tác đóng cửa mỏ và giám sát việc thu hồi khối lượng than mỡ nằm xen kẹt trong quá trình đóng cửa mỏ phát hiện thấy; kịp thời ngăn chặn và xử lý các hiện tượng khai thác, thu hồi và huy động khối lượng than mỡ còn lại (dưới mức – 230m) trong khu vực đóng cửa mỏ.

Bo TN&MT dong cua mot phan mo than mo lon nhat Dong Nam A-Hinh-2
Bộ TN&MT quyết định đóng cửa mỏ một phần Mỏ than Phấn Mễ để bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Mỏ than Phấn Mễ là mỏ than mỡ có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty gang thép Thái Nguyên (nay là Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên) từ ngày 10/1/1979.

Thời điểm tháng 3/2021, VietNamNet phản ánh thực trạng đơn vị này vẫn tiến hành khai thác khối lượng lớn than mỗi ngày dù đã hết thời hạn, phải đóng cửa mỏ, dừng hoạt động khai thác để tiến hành các thủ tục cấp giấy phép mới theo quy định của Luật Khoáng sản.

Khi đó, Tổng cục Địa chất Khoáng sản đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, Công ty than Phấn Mễ đã có văn bản giải trình thừa nhận những vấn đề tồn tại.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản yêu cầu TISCO rà soát, hoàn thiện và nộp hồ sơ tại khu vực Nam Làng Cẩm, Cánh Chìm trước ngày 30/4/2021 để thẩm định, trình Bộ TN&MT cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Cuối tháng 3, mỏ than Phấn Mễ đã dừng các hoạt động khai thác, thực hiện đóng cửa mỏ, nộp nghĩa vụ tài chính gần 164 tỷ đồng; hoàn tất hồ sơ cấp giấy phép mới theo quy định.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Nguyễn Minh Hạnh thừa nhận, đơn vị này đã có những sai sót trong công tác điều hành, tổ chức khai thác than tại mỏ than Phấn Mễ khi chưa đủ các thủ tục, giấy phép theo quy định.

Choáng với số tiền của những ông vua tiền mặt tại Việt Nam

Khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, Việt Nam vẫn có những đại gia sở hữu cả kho tiền mặt lên cả tỷ USD.

Trong hoạt động kinh doanh, tiền mặt có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Việc chủ động về tiền mặt giúp các doanh nghiệp dễ dàng xử lý những tình huống trong kế hoạch kinh doanh đang diễn biến xấu đi. Việc sở hữu tiền mặt lớn cũng giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh trong tương lai.

Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã đứt gãy dòng tiền để rồi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Hàng loạt doanh nghiệp phải tìm cách cắt giảm bớt các chi phí để duy trì hoạt động, thậm chí phải đóng cửa do không tìm được nguồn tiền hỗ trợ.

Để tránh tranh chấp nhà đất cần lưu ý những điều này

Việc tặng cho bất động sản không nên “nói suông” mà cần tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh xảy ra những tranh chấp với người được nhận cho tặng.

Tặng cho bất động sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của mình cho người khác mà không yêu cầu trả tiền. 

Hiện nay, việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 2 dạng phổ biến. Thứ nhất là bố mẹ tặng cho con cái nhà đất. Thứ hai là người có đất đai tặng cho đất của mình cho người không phải là con cái.