Bổ sung thu thập mống mắt, người đã có CCCD phải làm gì?
Liên quan việc thu thập thêm mống mắt vào dữ liệu căn cước mới, ông Nguyễn Minh Đức cho biết, người dân không cần điều chỉnh thông tin trong căn cước công dân đã cấp.
Sáng 29/11, tại buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì, phóng viên đã đặt câu hỏi về các nội dung liên quan đến Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua.
Theo đó, trong Luật Căn cước mới vừa được Quốc hội thông qua đã nêu rõ thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp…
Việc thu thập thêmmống mắt vào dữ liệu căn cước mới sẽ được thực hiện thế nào? Người dân hiện đang có căn cước công dân thì có phải bắt buộc thu thập mống mắt khi luật mới có hiệu lực không?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức trả lời phóng viên về thẻ căn cước.
Trả lời về vấn đề quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước trong Luật Căn cước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho biết, đây là một trong những nhóm về sinh trắc học, quy định mới của dự thảo luật.
Việc thu thập mống mắt được thực hiện với thiết bị chuyên dụng của cơ quan quản lý căn cước. Khi người dân đến làm mới, cấp đổi mới thẻ căn cước thì cơ quan quản lý sẽ thu thập thông tin mống mắt để làm giàu cho dữ liệu căn cước và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Người dân đang có thẻ căn cước công dân vẫn còn hiệu lực thì thẻ này vẫn có giá trị sử dụng như thẻ căn cước mới. "Công dân không phải đến cơ quan quản lý căn cước để thực hiện tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp công dân có nhu cầu bổ sung, đổi thẻ căn cước", ông Đức nói.
Ông Đức cho hay, hiện có nhiều loại giấy tờ tùy thân cùng tồn tại, gồm: Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số, thẻ căn cước công dân mã vạch, thẻ căn cước công dân gắn chip.
Theo đó, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Tính đến nay, bằng nỗ lực của ngành công an và cả phía người dân, Bộ Công an đã cấp được 83 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip. Đối với CMND còn thời hạn sử dụng, luật nêu rõ là được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Trước đó, sáng 27/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024), để thay thế cho Luật Căn cước công dân. Bên cạnh đó, thẻ căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước.
Luật Căn cước quy định cơ sở dữ liệu căn cước của công dân gồm nhiều trường thông tin; trong số này có nhân dạng, sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói), nghề nghiệp (trừ lực lượng quân đội, công an, cơ yếu).
>>> Mời quý độc giả xem video Đại biểu Quốc hội, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đánh giá Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
Hôm nay, 29/11, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, Nhân dân tiện theo dõi.
Hôm nay, ngày 29/11, Quốc hội sẽ bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đầu giờ sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Đổi tên thẻ căn cước, người đã có căn cước công dân cần làm gì?
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, chỉ khi nào công dân có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Quốc hội vừa bấm nút thông qua Luật Căn cước thay cho Luật Căn cước công dân năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo Luật Căn cước, thẻ “căn cước công dân” được đổi tên thành thẻ “căn cước”. Điều này đặt ra vấn đề về việc sử dụng thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân đã cấp sẽ có pháp lý thế nào?.
Những phát ngôn ấn tượng làm “nóng” nghị trường kỳ họp thứ 6 tuần qua
Không thể "tay không bắt chip", chiếc áo cơ chế đã chật... là những phát ngôn ấn tượng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV trong tuần qua.
Bên hành lang Quốc hội sáng 31/10, trao đổi với báo chí về việc hơn một tháng trôi qua nhưng số tiền trên 132 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội chưa đến được tay người cần, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nói: "Theo tôi thấy cũng không phải là lâu đâu. Sự cố xảy ra từ tháng 9, bây giờ cuối tháng 10, cần rà soát kỹ danh sách những người bị ảnh hưởng, phân loại các nhóm để đảm bảo mức hỗ trợ nên với thời gian hơn một tháng không phải là lâu".
Góp ý cho dự thảo luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sáng 27/10, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở là "cánh tay nối dài" của công an xã; nếu không giới hạn độ tuổi, người tuổi U70 vẫn canh gác ban đêm hay điều tiết giao thông không phù hợp, thậm chí phản cảm.