Bỏ quỹ bình ổn, cách nào điều tiết giá xăng dầu?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vẫn có nhiều công cụ để điều tiết thị trường.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), có nhiều công cụ để điều tiết thị trường xăng dầu nên không nhất định phải duy trì quỹ bình ổn giá bằng mọi giá. Hiện nay, giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Về nguyên tắc, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao thì Nhà nước sẽ chi quỹ bình ổn giá để bình ổn giá, còn khi giá xăng dầu thấp thì trích lập để dự phòng. Như vậy, vai trò quỹ bình ổn giá chủ yếu giúp giảm "sốc" khi giá dầu thế giới tăng đột biến, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống nhân dân, ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô. 

Bo quy binh on, cach nao dieu tiet gia xang dau?

Quỹ bình ổn giá mất tác dụng trước những cơn bão giá, bị đánh giá khiến thị trường xăng dầu vận hành thiếu minh bạch. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, với doanh nghiệp xăng dầu, quỹ này là không cần thiết, gây bất tiện cho hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy, quỹ bình ổn giá chỉ có tác dụng khi giá xăng dầu lên xuống ở mức độ nhẹ. Nếu thị trường tăng quá mức, quỹ bình ổn giá không thể điều tiết được, thậm chí rơi vào âm nặng.

"Liệu có nên duy trì quỹ bình ổn giá nữa không? Nên chăng đã đến lúc thay thế quỹ bình ổn giá bằng công cụ khác hữu dụng hơn, vừa phát huy được tối đa vai trò bình ổn giá xăng dầu vừa ngăn chặn được lạm phát", PGS.TS Ngô Trí Long đề xuất và cho hay trường hợp bãi bỏ quỹ bình ổn giá, cơ quan quản lý có thể điều tiết thị trường xăng dầu thông qua công cụ thuế, phí, hay nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia...

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, cho rằng Nhà nước có thể điều tiết giá xăng dầu thông qua chính sách thuế, phí nhưng về dài hạn thì phải có cơ chế dự trữ quốc gia.

Theo ông Ánh, muốn thị trường xăng dầu phát triển bền vững, góp phần ngăn chặn đứt gãy nguồn cung thì không thể không có dự trữ quốc gia. Hiện nay chúng ta gần như không có dự trữ chiến lược về xăng dầu mà chỉ là dự trữ lưu thông để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn trong vài ngày hoặc vài chục ngày. Nhiệm vụ này do đầu mối cấp 1, tức các nhà nhập khẩu xăng dầu đảm nhiệm. Bên cạnh đó, có một phần dự trữ tại các nhà máy lọc dầu nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn hạn, chủ yếu liên quan việc kinh doanh.

“Dự trữ quốc gia về xăng dầu là sự thay đổi chiến lược của ngành năng lượng quan trọng, để làm được cần nguồn lực tài chính rất lớn, phải có hệ thống kho lưu trữ, kỹ thuật bảo quản, xây dựng được cơ chế vận hành, quản lý hệ thống và liên quan đến an ninh quốc phòng… Vì thế cần xây dựng một chiến lược bài bản”, TS Vũ Đình Ánh nói.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), cũng cho rằng về bản chất quỹ bình ổn giá là hình thức bắt buộc người dân nộp tiền trước để bình ổn cho chính mình. Nhà nước không bỏ nguồn lực nào, quỹ đã được tạm ứng hết vào giá, đẩy rủi ro về phía doanh nghiệp. Điều này tạo khó khăn rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, bởi toàn bộ gánh nặng trách nhiệm quỹ bình ổn giá hiện nay doanh nghiệp phải chịu lỗ để gánh khoản âm quỹ. 

Do đó theo ông Tuấn, muốn bình ổn, phải có dự trữ, bởi về nguyên tắc, xăng dầu cũng cần tiến tới vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ quan quản lý, nếu có thể can thiệp điều tiết, bù giá thì chỉ nên dựa vào ngân sách, thông qua việc giảm thu các khoản phí, thuế từ xăng dầu. 

"Không chỉ quỹ bình ổn giá mà câu chuyện kinh doanh, hệ thống phân phối, dự trữ xăng dầu…cũng cần xem xét, đánh giá lại để có điều chỉnh tổng thể", ông Tuấn nhận định.

Dự trữ xăng dầu quốc gia quá mỏng

PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng việc dự trữ xăng dầu là tất yếu và cần thiết cho cả Nhà nước cùng doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà không có dự trữ thì sẽ không thể ứng phó với những biến động khôn lường về giá cả trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia quá mỏng.

Ông Long cho biết thêm, ở các nước, nguồn dự trữ xăng dầu của họ ít nhất 1-3 tháng, còn ở nước ta dự trữ được 5 - 7 ngày là quá mỏng. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, vừa rồi chúng ta đã có chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu và kho dự trữ ở Vũng Tàu, với kinh phí khoảng gần 2 tỷ USD và làm trong vòng 2 năm. Nhưng theo ông Long, cần phải cân nhắc, tính toán xây dựng kho dự trữ ở mức độ nào là hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết.

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, ở một số nước, dự trữ xăng dầu lên tới hàng chục triệu lít xăng dầu. Khi giá xăng dầu thấp, họ mua vào để dự trữ, khi giá cao, họ lấy nguồn dự trữ ra để bình ổn giá. Nguồn dự trữ xăng dầu của họ có thể đáp ứng nhu cầu thị trường từ 3-6 tháng. Trong khi đó nguồn xăng dầu dự trữ ở nước ta hiện chỉ đáp ứng được khoảng 5 ngày là quá thấp.

“Việc xây dựng các kho lưu trữ xăng dầu phải được đầu tư và làm nhanh nhất có thể. Theo tôi, Nhà nước phải xây các kho lưu trữ để có thể phục vụ nhu cầu thị trường trong vòng 3 - 6 tháng. Nguồn dự trữ này sẽ tăng khả năng đối phó với những diễn biến khó lường của giá thế giới”, ông Phú nói.

Tuy vậy, theo TS Vũ Đình Ánh, việc tăng dự trữ xăng dầu không hề đơn giản. Muốn có dự trữ chiến lược chúng ta phải có hệ thống kho bãi và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chứ không phải muốn trữ ở đâu thì trữ được, vì xăng dầu cực kỳ nguy hiểm.

Theo bà Nguyễn Thuý Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), cơ cấu dự trữ xăng dầu hiện nay gồm 3 nguồn, đó là dự trữ trong sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia. Cụ thể, dự trữ sản xuất đến từ 2 nhà máy lọc dầu (Nghi Sơn và Dung Quất), dự trữ thương mại nằm ở các thương nhân kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và cuối cùng là nguồn dự trữ quốc gia.

Thực tế hiện nay, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia của Việt Nam so với các nước khác như Mỹ hoặc Nhật Bản còn mỏng. Vì vậy, để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án nâng mức dự trữ quốc gia và trình Chính phủ đề án này.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư để báo cáo chi tiết hơn về việc nâng mức dự trữ.

Các cửa hàng xăng dầu Petrolimex tại Hà Nội bán 24/24h đến 13/11

Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khẳng định toàn bộ cửa hàng xăng dầu Petrolimex vẫn mở bán bình thường, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cả nước.

9 tháng đầu năm 2022, thị trường dầu mỏ thế giới nói chung và hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước nói riêng có nhiều biến động bất thường. Giá dầu thế giới tăng giảm với biên độ lớn, chi phí kinh doanh và tỉ giá ngoại tệ tăng dẫn tới một số thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng xăng dầu xã hội ngừng hoặc hạn chế bán hàng.
Cac cua hang xang dau Petrolimex tai Ha Noi ban 24/24h den 13/11
 

Bất ngờ kết quả kiểm tra loạt cây xăng sau chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng

Ngày 13/11, kiểm tra nhiều cây xăng ở TPHCM, lực lượng chức năng phát hiện nhiều bồn chứa xăng đã cạn, chỉ còn vài chục lít. Một số cửa hàng cho biết nhiều ngày qua không được cung ứng hàng.

Ngày 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải chấm dứt ngay tình trạng thiếu hụt xăng dầu phục vụ người dân. Ngày 13/11, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM đồng loạt ra quân kiểm tra nhiều cây xăng treo biển “hết xăng, còn dầu” trên địa bàn thành phố.

Tại cây xăng ở địa chỉ số 102 đường Phổ Quang (quận Tân Bình), lực lượng chức năng đo 5 bồn, trong đó có 4 bồn chứa xăng nhưng chỉ còn từ vài chục lít tới hơn 100 lít/bồn. Nhân viên cây xăng cho biết, xăng đã hết từ 3 ngày nay. Hiện tại, bồn nhiều nhất chỉ có khoảng 200 lít để làm lót bồn, không thể hút lên bán vì đó là cặn và nước. Nơi này chỉ còn dầu.

Thực hư giá xăng Việt Nam thấp nhất thế giới

Vẫn còn có tới 29 quốc gia/vùng lãnh thổ có giá xăng thấp hơn của Việt Nam. Malaysia cũng không phải là quốc gia có giá xăng thấp nhất thế giới.

Thông tin giá xăng dầu của Việt Nam hiện nay duy trì trong ngưỡng từ 21-25 nghìn đồng/lít, có thể nói là thấp nhất khu vực, thậm chí là thấp nhất thế giới, trừ Malaysia đang gây sự chú ý của dư luận.

Thuc hu gia xang Viet Nam thap nhat the gioi

Những nước có giá xăng rẻ hơn Việt Nam.

Dữ liệu được trang Global Petrol Prices thống kê (hơn 160 nền kinh tế) ngày 17/10 cho thấy giá xăng ở Việt Nam có một thứ hạng khác.

Theo đó, vẫn còn có tới 29 quốc gia/vùng lãnh thổ có giá xăng thấp hơn của Việt Nam. Malaysia cũng không phải là quốc gia có giá xăng thấp nhất thế giới dù nước này trợ giá mạnh mẽ cho năng lượng. Venezuela mới là quốc gia có giá xăng thấp nhất thế giới với giá chỉ bằng ly trà đá 0,016 USD/lít (tương đương gần 400 đồng/lít). Malaysia có giá xăng thấp thứ 9 thế giới. Còn giá xăng của Việt Nam trong bảng thống kê của Global Petrol Priceslà 0,932 USD/lít (khoảng hơn 23.100 đồng/lít), đứng thứ 30 trong số các nền kinh tế có giá xăng thấp nhất thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, 2 quốc gia có giá xăng thấp hơn của Việt Nam là Indonesia và Malaysia.

Vùng lãnh thổ có giá xăng đắt nhất thế giới là Hồng Kông với mức giá là 2,942 USD/lít (tương đương hơn 73.000 đồng/lít), đắp gấp hơn 3 lần giá xăng của Việt Nam. Nhưng GDP bình quân đầu người của Hồng Kông theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, là 49.660 USD/năm, gấp gần 15 lần của Việt Nam (GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 là 3.364 USD).

Hàng chục quốc gia khác có giá xăng đắt gấp đôi giá xăng của Việt Nam và thuộc top đắt nhất thế giới. Nhưng nếu xét theo thu nhập bình quân đầu người thì những nước này cũng lại có thu nhập bình quân đầu người cao gấp Việt Nam 10-20 lần như Anh, Đức, Singapore, Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Bỉ…

Điều đó cho thấy so sánh giá xăng của Việt Nam với các nước không có nhiều ý nghĩa. Bởi nếu tính tỷ trọng chi tiêu cho giá xăng trên tổng thu nhập của người dân, thì thứ hạng về giá xăng của Việt Nam sẽ rất khác những gì Global Petrol Prices thống kê.

Vấn đề của Việt Nam, bây giờ, không phải chỉ là giá xăng, mà là nguồn cung xăng.

Nguồn cung xăng dầu ở Việt Nam được khẳng định “chưa bao giờ thiếu”. Nhưng thực tế lại có thời điểm người dân có tiền cũng không mua được xăng và đây là điều “tư lệnh” các ngành liên quan cần sớm có câu trả lời thỏa đáng. Người dân và nền kinh tế không thể thiếu xăng dầu!