Bộ Quốc phòng xử lý việc xăm hình để trốn nhập ngũ thế nào?

Bộ Quốc phòng khẳng định nhiều trường hợp có hình xăm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mọi hình vẽ, viết trên da sẽ phải tẩy xóa trước khi nhập ngũ.

Bộ Quốc phòng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh về hiện tượng công dân cố tình xăm hình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Theo ghi nhận của Bộ Quốc phòng, hiện nay có thực trạng một số công dân cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây bất bình trong nhân dân.
Luật pháp vốn không có điểm nào quy định người có hình xăm thì được miễn nghĩa vụ quân sự.
Bo Quoc phong xu ly viec xam hinh de tron nhap ngu the nao?
 Thanh niên có hình xăm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh minh họa: Phạm Trường.
Tuy nhiên, trong thông tư liên tịch số 50 ban hành năm 2016, Bộ Quốc phòng có quy định không tuyển chọn nhập ngũ với những thanh niên trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực; hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống; hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.
Để kịp thời ngăn chặn các hành vi xăm hình để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòng đã tổ chức rút kinh nghiệm hàng năm và có hướng dẫn chi tiết về việc thẩm định hình xăm, chữ xăm.
Cụ thể, ngày 5/11, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn số 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Văn bản hướng dẫn đã quy định nếu hình xăm, chữ xăm ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ.
Cũng theo Hướng dẫn 4142, các cơ quan thực hiện khám tuyển phải phân loại rõ giữa hình xăm, chữ xăm (làm thay đổi sắc tố da) và hình, chữ dán, phun, vẽ, viết trên da. Nếu chỉ là hình, chữ dán, phun, vẽ, viết... trên da thì phải vận động công dân tẩy, xóa trước khi giao quân. Khi công dân nhập ngũ, đơn vị tiếp tục rà soát, vận động công dân tẩy xóa hình trên da.
Với nhiều biện pháp được áp dụng, Bộ Quốc phòng khẳng định chất lượng công tác tuyển quân từng bước được nâng lên, hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Để nâng cao chất lượng công tác tuyển quân trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng đề nghị các địa phương vận động, giáo dục kết hợp với bắt buộc tẩy xóa hình xăm, chữ xăm, nếu cố ý vi phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật hoặc buộc phải cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Luật nghĩa vụ quân sự 2016 đã sửa đổi những gì?

(Kiến Thức) - Luật nghĩa vụ quân sự 2016 quy định, hành vi trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghĩa vụ quân sự là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay. Vậy luật nghĩa vụ quân sự 2016 đã sửa đổi những gì?
1. Gọi nhập ngũ

Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử lý?

Nếu trốn khám tuyển, không đi nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như nào, xin luật sư tư vấn giúp.

Luật sư Giang Hồng Thanh, Trưởng văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc giả Mạnh Đức (TP.HCM) như sau:

Bắt đối tượng giả danh nhân viên sân bay lừa đảo qua mạng

Ngày 16/12, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đơn vị đã phối hợp với Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công an) và Công an TP.Hồ Chí Minh bắt giữ Lê Thành Nhân (quê Long An), đối tượng tham gia đường dây lừa đảo qua mạng với số tiền gần 400 tỷ đồng.
 

Bat doi tuong gia danh nhan vien san bay lua dao qua mang
Lê Thành Nhân cùng tang vật tại cơ quan điều tra