Bỏ mặc nạn nhân bị nạn ở Tân Phú: Có bị xử hình sự?

Trong vụ tai nạn giao thông ở Tân Phú, TP.HCM, nếu có căn cứ xác định việc bỏ mặc, không cứu dẫn đến nạn nhân tử vong thì tài xế taxi và một số người đi đường có thể bị xử lý hình sự.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, rạng sáng 25-6, một vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng giữa taxi và xe máy xảy ra tại giao lộ Tân Hương và Võ Công Tồn (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM). Tai nạn khiến cô gái ngồi sau xe máy tử vong tại chỗ…
Điều đáng nói, qua trích xuất camera an ninh cho thấy tài xế taxi liên quan vụ tai nạn sau khi xuống xe nhìn hai nạn nhân thì lên xe tẩu thoát. Ngoài ra, một số người đi đường chỉ nhìn cảnh người gặp nạn thì không đưa đi cấp cứu mà lại bỏ đi. Tại CQĐT, tài xế taxi khai sau tai nạn, xuống xe thấy nạn nhân co giật nên hoảng loạn và lái xe rời đi.
Vậy hành vi nêu trên của tài xế taxi và người đi đường có dấu hiệu phạm tội hay không?
Bỏ mặc nạn nhân: Tình tiết định khung tăng nặng
Theo một hội thẩm nhân dân đã từng tham gia xét xử các vụ án TNGT (đề nghị không nêu tên), hành vi của tài xế taxi rõ ràng là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong vụ này cần phân biệt hai trường hợp.
Thứ nhất, nếu người này có lỗi trong vụ va chạm giao thông, mở cửa xe ra và thấy nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và bỏ mặc dẫn đến nạn nhân chết thì vẫn chỉ xử lý tài xế về một tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 BLHS. Bởi tại khoản 2 điều luật này có quy định về việc không cứu giúp người bị nạn hoặc bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Do vậy, nếu tài xế taxi có hành vi vừa nêu sẽ không chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS mà đây được coi là một tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 2 Điều 260 BLHS.
Bo mac nan nhan bi nan o Tan Phu: Co bi xu hinh su?
Công an quận Tân Phú đang khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông ngày 25-6. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Thứ hai, nếu tài xế taxi không có lỗi trong vụ TNGT, tức không bị xử lý về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì hành vi không cứu giúp nạn nhân của anh ta có thể bị xử lý về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để xử lý về tội này thì không hề dễ dàng chút nào.
Khó khép tội không cứu giúp người…
Theo vị hội thẩm nhân dân, đối với tội không cứu giúp người… cần xác định mối quan hệ nhân quả của hành vi không cứu giúp với hậu quả chết người. Tức là nếu xác định vì không cứu mà dẫn đến hậu quả người đó chết thì mới có tội, còn nếu cứu hay không cứu mà người đó vẫn chết thì khó kết tội được người không cứu.
Nói tóm lại, tài xế taxi có thể bị xử lý về tội không cứu giúp… nếu hội đủ hai điều kiện: Không bị tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và hành vi không cứu giúp dẫn đến hậu quả nạn nhân chết.
Tương tự, những người đi đường nhìn thấy người bị nạn mà vẫn dửng dưng bỏ đi thì vẫn có thể bị xem xét, xử lý họ về tội không cứu giúp… Tuy nhiên, ngoài việc phải xác định được danh tính cụ thể những người đi đường ấy thì như đã nói, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả chết người là rất khó.
Ngoài ra, cái khó chứng minh nhất trong các vụ án TNGT gây chết người hiện nay là nếu có rất nhiều người đi ngang qua thấy vụ tai nạn mà không cứu thì không lẽ truy cứu trách nhiệm hình sự hết tất cả người này? Điều này gần như là không thể.
Ta có thể ví dụ một người bị tai nạn ở một đoạn đường vắng, sau đó có một hoặc hai người đi ngang qua nhìn thấy nhưng không có bất kỳ động thái nào cứu giúp như đưa người đi cấp cứu, hô hoán hay gọi điện thoại cho người khác, đơn vị cấp cứu đến cứu… khiến nạn nhân bị mất máu trầm trọng dẫn đến tử vong. Hoặc tại một hồ bơi, một cháu bé nhỏ tuổi bị té xuống, các cháu bé khác không nhìn thấy hoặc để ý, người quản lý hồ bơi là người duy nhất nhìn thấy nhưng không ứng cứu… Khi đó việc kết tội người đi đường hay người quản lý hồ bơi mới thuyết phục.
>>> Xem thêm video: Sơn La xác minh clip CSGT Phù Yên xô ngã người vi phạm
 

Gã hàng xóm nhiều lần hiếp dâm bé gái dẫn đến có thai

Long đe dọa khiến bé gái sợ không dám nói với ai. Mẹ nạn nhân phát hiện con có thai nên trình báo vụ việc lên cơ quan công an.

Sáng 29/6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị vừa kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Quách Văn Long (18 tuổi, trú ở xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) do hiếp dâm bé gái hàng xóm dưới 16 tuổi.
Ga hang xom nhieu lan hiep dam be gai dan den co thai
 Công an làm việc với Long.
Trong quá trình sinh sống ở địa phương, Long thấy có bé gái hàng xóm (12 tuổi) thường ở nhà một mình nên anh ta đã có hành vi hiếp dâm.

Bé gái 30 ngày tuổi bị bỏ rơi ở bến xe Sài Gòn trong ngày Gia đình Việt Nam

(Kiến Thức) - Đúng vào ngày kỷ niệm “Gia đình Việt Nam 28/6”, một bé gái khoảng hơn 30 ngày tuổi được phát hiện bị bỏ rơi ngay bến xe buýt giữa Sài Gòn.

Chiều 28/6, Công an và các cán bộ phụ trách bộ phận chăm sóc trẻ em, UBND phường Bến Thành, quận 1, TP HCM đang chăm sóc, làm thủ tục đưa bé gái (khoảng 1 tháng tuổi) về Làng Hòa Bình - Bệnh viện Từ Dũ, để tiếp tục tìm kiếm thân nhân.
Be gai 30 ngay tuoi bi bo roi o ben xe Sai Gon trong ngay Gia dinh Viet Nam
Bé gái khoảng 1 tháng tuổi bị bỏ rơi ở bến xe buýt Sài Gòn đúng vào ngày "Gia đình Việt Nam". 

Bóc mẽ chiêu lừa đảo, chiếm hơn 2 tỷ đồng của nữ quái

Trang hứa hẹn xin việc làm cho nhiều người, qua đó nhận và chiếm đoạt số tiền trên 2 tỷ đồng.

Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội ngày 28-6 cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Kiều Trang (SN 1990, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội), để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.