Bộ GTVT sẽ không còn quản lý đào tạo, cấp bằng lái xe?

Bộ GTVT vừa hoàn thiện Dự thảo Luật Giao thông Đường bộ, đánh chú ý Bộ này vẫn giữ quan điểm thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa hoàn thiện Dự thảo Luật Giao thông Đường bộ gửi các bộ ngành, địa phương lấy ý kiến. Dự thảo mới tiếp tục xây dựng theo hướng tách luật này thành 2 luật độc lập.
So với lần trình ra Quốc hội vào tháng 10/2020, dự thảo lần này có điểm mới nhất đó là đổi tên luật GTĐB thành luật Đường bộ. Tuy nhiên, dự luật vẫn giữ nguyên 6 chương, 102 điều và phạm vi điều chỉnh.
Cụ thể, luật này chỉ quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Như vậy, luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ - TTATGT (do Bộ công an soạn thảo) sẽ quy định về việc đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện; quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe…
Bo GTVT se khong con quan ly dao tao, cap bang lai xe?
 Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Vào tháng 10/2020, tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng cho biết so với Luật GTĐB năm 2008, dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) không còn quy định các nội dung về: quy tắc GTĐB, người điều khiển phương tiện, đăng ký phương tiện và đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX). Luật GTĐB (sửa đổi) chỉ điều chỉnh về kết cấu hạ tầng GTĐB, hệ thống báo hiệu, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về GTĐB.
Trình bày thẩm tra dự án Luật Bảo đảm TTATGTĐB, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cũng nhấn mạnh một số ý kiến nêu việc tách lĩnh vực GTĐB để ban hành 2 luật chuyên ngành là cần thiết và nhất trí với các lý do được nêu trong Tờ trình số 399/TTr-CP của Chính phủ. Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đa số ý kiến trên và cho rằng khi tách ra thành 2 luật thì nội dung đào tạo sát hạch, cấp GPLX thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm TTATGTĐB là phù hợp.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX (khoản 4 điều 66), Bộ Công an sẽ thống nhất quản lý về cả phương tiện và người tham gia giao thông xuyên suốt từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và sau khi được cấp GPLX. Việc chuyển đổi này chỉ thay đổi về quyền quản lý, còn các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe đã được xã hội hóa vẫn tiếp tục hoạt động, không có sự thay đổi về vị trí, tổ chức, nhiệm vụ.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an là chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1-8-2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và gây lãng phí.

Nguồn: VTV

Hà Nội: Cảnh cáo PCT xã Thọ An vụ đám tang đông người

UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phê bình ông Lê Huy Hiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ An liên quan đến vụ đám tang tập trung đông người giữa dịch COVID-19 trên địa bàn.

Chiều muộn ngày 13/9, tại UBND xã Thọ An, bà Đào Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã chủ trì hội nghị công khai quyết định bãi bỏ quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ Cụm trưởng cụm dân cư số 4 đối với bà Trần Thị Gấm.
UBND huyện Đan Phượng nghiêm khắc phê bình ông Lê Huy Hiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ An vì để xảy ra sai sót là ban hành quyết định không đúng; yêu cầu ông Hiệp nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc. Hội đồng kỷ luật của huyện Đan Phượng cũng đang xem xét, có hình thức kỷ luật với những người liên quan vụ đám tang đông người giữa dịch COVID-19 ở Đan Phượng.

Nữ sinh lớp 12 ở Nghệ An chiều học, sáng tối tình nguyện chống dịch

Mặc dù đã bước vào năm học mới nhưng Nguyễn Thị Oanh (SN 2004, học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn tranh thủ thời gian nghỉ để tham gia tình nguyện chống dịch.

Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, Oanh cùng các anh chị tình nguyện viên đã có mặt tại chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 xã Nghi Thuận. Công việc của cô là kiểm tra giấy tờ đi đường, phiếu xét nghiệm COVID-19 của người dân khi muốn qua chốt, tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

Lật lại vụ án 15 năm trước và nỗi ám ảnh của hung thủ

Đêm 28-8-2006 xảy ra vụ giết người, cướp tài sản. Một ngày sau đó, xác của nạn nhân xấu số là ông Lê Thái Hồng (SN 1964, tạm trú tại phường Duyên Hải, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) - một người đàn ông hiền lành, kiếm sống bằng việc chạy xe ôm, nuôi vợ và 3 con, trong đó có một cháu bị bại liệt - được phát hiện trên đường với nhiều vết thương trên thân thể.

Vụ án những tưởng đã chìm vào quên lãng nhưng 15 năm sau, vào tháng 8-2021 đã được làm sáng tỏ. Kẻ giết người phải trả giá cho hành vi phạm tội đã gây ra.
Lat lai vu an 15 nam truoc va noi am anh cua hung thu
 Hiện trường vụ án. (Ảnh thực nghiệm hiện trường)
Vụ án mạng lúc nửa đêm và “món nợ” 15 năm