Bộ GTVT 'chốt' phương án thí điểm khai thác 38 chuyến bay mỗi ngày

Theo kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm từ ngày 10-20/10/2021 của Bộ Giao thông Vận tải, mỗi ngày sẽ có 38 chuyến bay nội địa.

Tối muộn ngày 8/10, Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định số 1776 /QĐ-BGTVT quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm từ ngày 10-20/10/2021 sẽ có 19 chuyến khứ hồi (38 chuyến/ngày).

Cụ thể, có 13 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải PHòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá với tần suất 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày.

Từ Hà Nội mỗi ngày có 1 chuyến khứ hồi đi Thành phố Hồ Chí Minh/Đà Nẵng/Cần Thơ. Riêng đường bay Hà Nội-Cần Thơ sẽ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, còn có 1 chuyến khứ hồi Đà Nẵng-Cần Thơ/Đắk Lắk và một chuyến khứ hồi Thanh Hoá-Lâm Đồng.

 “Quyết định này sẽ từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19,” Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết.

Khách bay phải có xét nghiệm âm tính, đã tiêm đủ 2 liều vaccine

Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức và thực hiện chuyến bay.

Trong thời gian thí điểm, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.

Các hãng hàng không thực hiện giãn cách ghế, xây dựng quy trình phục vụ hành khách theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải bảo đảm phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch bệnh

Hành khách phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay; thực hiện khai báo y tế theo quy định.

Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-Covid, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương...

Hành khách không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...

[Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Thí điểm khôi phục đường bay từ 10-20/10]

Đối với tổ bay cũng áp dụng điều kiện tương tự về tiêm vaccine và xét nghiệm giống với hành khách. Trường hợp tổ bay thực hiện chuyến bay khứ hồi trong ngày thì không cần xét nghiệm khi quay lại điểm đi, thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe cho đến chuyến bay tiếp theo. Nếu có biểu hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.

Nếu cư trú tại địa phương, tổ bay được về nhà, thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe cho đến chuyến bay tiếp theo. Nếu có biểu hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Nếu lưu trú tạm thời thì hãng hàng không phải bố trí nơi lưu trú đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú cần quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch (được công bố tại trang thông tin điện tử Bộ Y tế).

Các cảng hàng không, sân bay xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra vào cảng hàng không bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng; bố trí khu vực bán vé, phòng chờ, nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế…

Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp tình hình, sơ kết đánh giá, phối hợp các địa phương để đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tiếp theo./.

Biểu đồ các vùng xanh, đỏ (tính đến 4/10/2021)

*Vùng xanh:

 - 13 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.

- 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh.

*Vùng nguy cơ, nguy cơ cao và vùng đỏ (có ca cộng đồng những ngày gần đây): 43 tỉnh, thành phố

-Miền Nam: 24 tỉnh, thành phố, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Long An, Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Định, Phú Yên, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Trà Vinh

-Miền Bắc: 7 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa -Miền Trung-Tây Nguyên: 12 tỉnh, thành phố Quảng Bình, Đắk Lắk, Quảng Trị, Nghệ An, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Hồ Tây thành tụ điểm hẹn hò, tiềm ẩn nguy cơ “bung toang” COVID-19

Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhiều người đổ về khu vực Hồ Tây để hóng mát, vui chơi nhưng không thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K tiềm ẩn nguy cơ "bung toang" COVID-19.

Ho Tay thanh tu diem hen ho, tiem an nguy co “bung toang” COVID-19
Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, vào các buổi tối, người dân kéo đông đến vỉa hè bao quanh Hồ Tây để hóng mát, tâm sự. Khoảng cách an toàn phòng chống dịch COVID-19 giữa từng người không được bảo đảm.

Đón người dân về quê: Nhiều tỉnh bố trí máy bay, hỗ trợ tiền

Nhiều tỉnh thành lên phương án đón công dân từ các tỉnh thành có dịch phía Nam về quê bằng máy bay, hỗ trợ chi phí xét nghiệm, cách ly.

Những ngày qua, hàng nghìn lao động từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An ồ ạt trở về quê tránh dịch. Việc từng đoàn người tự chạy xe máy đi cả nghìn km tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, tính mạng và có thể làm lây lan dịch bệnh.

Trước thực trạng này, ngày 7/10, Thủ tướng ra công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố phối hợp đưa, đón người dân về quê an toàn, chu đáo, không để ùn ứ tại các điểm kiểm soát cửa ngõ. Đến nay, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã lên kế hoạch đưa đón các công dân địa phương về với gia đình, tất cả được yêu cầu cách ly.

Tỉnh miền Tây hỗ trợ tiền và gạo

Đến sáng 8/10, các địa phương ở miền Tây vẫn đang tiếp nhận nhiều người dân trở về từ vùng dịch. Các địa phương đã phản ứng nhanh để tổ chức tiếp nhận, cách ly y tế bảo đảm an toàn theo quy định.

Tại Cần Thơ, ngày 8/10, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, trước tình hình người dân từ các vùng dịch trở về tăng đột biến, địa phương đã ban hành kế hoạch tổ chức tiếp nhận.

Theo kế hoạch, TP Cần Thơ duy trì các chốt kiểm soát tại cửa ngõ và tổ chức xét nghiệm nhanh miễn phí cho người dân.

Các chốt kiểm soát trang bị chỗ ngồi có mái che, đảm bảo an toàn, trật tự, tuân thủ giãn cách. Hỗ trợ thức ăn, nước uống khi người dân ngồi chờ, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế, xe cứu thương, đội ngũ y tế đảm bảo phục vụ cấp cứu tại các chốt kiểm soát.

Ngoài ra, người cách ly y tế tập trung được hỗ trợ tiền ăn mức 80 nghìn đồng/người/ngày. Trường hợp cách ly y tế tại nhà được hỗ trợ gạo theo mức 15kg/người và hỗ trợ khẩn cấp với mức 500 nghìn đồng/người.

Kiên Giang cũng vừa ban hành phương án phòng chống COVID-19 đáp ứng tình huống có nhiều người từ các tỉnh trở về. Theo đó, ngay tại điểm tập kết ở cửa ngõ của tỉnh, người dân sẽ được hướng dẫn khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm. Các trường hợp dương tính được đưa đến cơ sở thu dung điều trị COVID-19 bằng phương tiện chuyên dụng.

Các trường hợp âm tính được đưa về điểm tập kết của huyện, thành phố. Tại đây, tổ công tác giải thích cho công dân hiểu rõ về quy định cách ly y tế tại nhà, hướng dẫn công dân ký cam kết việc chấp hành các quy định cách ly y tế tại nhà; Thông báo cho từng xã, phường, thị trấn cử lực lượng đến tiếp nhận và tổ chức phương tiện dẫn đường đưa công dân về đến điểm tập kết của từng xã, phường, thị trấn để cách ly tại nhà.

Những trường hợp tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng áp dụng cách ly tại nhà 7 ngày.

Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine, người tiêm đủ liều nhưng liều cuối cùng chưa đủ 14 ngày hoặc quá 12 tháng; người đã khỏi bệnh COVID-19 quá 6 tháng thì áp dụng cách ly 14 ngày.

Các trường hợp không đủ điều kiện để tổ chức cách ly tại nhà như trong nhà có người lớn tuổi, có bệnh nền nhưng không có phòng riêng để cách ly thì bố trí đưa đến khu cách ly tập trung của huyện, thành phố.

Những trường hợp cả gia đình người cách ly đều là F1 hoặc có hoàn cảnh khó khăn sẽ được địa phương hỗ trợ cung cấp thực phẩm, các nhu yếu phẩm và các yêu cầu cần thiết khác đến tận nhà.

Đặc biệt, tại cuộc họp giao ban kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho biết, địa phương thống nhất chủ trương chi hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người cho những người dân trở về địa phương.

Tại Đồng Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Tấn Bửu cho biết, tất cả người về từ địa phương khác đều phải cách ly tập trung.

Trong đó, người tiêm đủ liều vaccine phải cách ly tập trung 3 ngày (có xét nghiệm PCR trong thời gian cách ly). Sau đó, các trường hợp này phải cách ly tại nhà thêm 14 ngày.

Nếu người trở về từ địa phương khác đã tiêm 1 mũi vaccine thì cách ly tập trung 7 ngày, cách ly tại nhà thêm 7 ngày. Đối với với người chưa tiêm vaccine phải cách ly đủ 14 ngày. Sau 4 lần xét nghiệm âm tính sẽ được cho về theo dõi sức khoẻ tại nhà.

Địa phương cũng kịp thời huy động các nguồn lực để bố trí đầy đủ các điều kiện ăn, nghỉ cho người dân tại các cơ sở cách ly. Dù địa phương còn nhiều khó khăn nhưng vẫn miễn phí toàn bộ chi phí xét nghiệm, cách ly với những người trở về từ địa phương khác.

Tại An Giang, đến thời điểm này tỉnh đã tiếp nhận gần 44.000 người dân từ địa phương khác trở về. Hiện mỗi ngày địa phương tiếp nhận khoảng 3.000 người trở về.

Đối với những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương phải vận động nguồn lực hỗ trợ, không để người dân thiếu đói.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể các cấp ở An Giang cũng nỗ lực chăm lo, nấu cơm nấu cháo, mì gói, bánh mì, cung cấp nước uống, thuốc men... để người dân yên tâm, cảm thấy ấm lòng khi được quê hương đùm bọc.

Theo UBND tỉnh An Giang, ở những nơi điều kiện nhà ở không đảm bảo cách ly y tế tại nhà, nhiều chủ nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn sẵn sàng dành chỗ để bà con cách ly miễn phí.

Lần đầu mở hầm Hải Vân để dân chạy xe máy về quê

Từ khuya 6/10, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phối hợp nhiều lực lượng chức năng tổ chức cho đoàn xe máy của người dân từ các tỉnh miền Nam về quê tự phát qua hầm Hải Vân, thay vì xe máy lưu thông đường đèo Hải Vân như những ngày trước.

Don nguoi dan ve que: Nhieu tinh bo tri may bay, ho tro tien
Đêm 6/10, đoàn gần 1.000 người chạy xe máy xuyên hầm Hải Vân hồi hương. 

2 xe máy va chạm với xe tải khiến 1 người chết tại chỗ

Vụ tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra trên Quốc lộ 6, đoạn qua địa phận tỉnh Sơn La khiến 1 người chết, 2 người bị thương. Tại hiện trường 2 chiếc xe máy bị hư hỏng nặng.

2 xe may va cham voi xe tai khien 1 nguoi chet tai cho
 Ngày 8/10, Chi cục QLĐB I.1 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, vụ hai xe máy va chạm với xe tải khiến 1 người chết, 2 người bị thương xảy ra khoảng 6h10 cùng ngày tại Km262+180T, Quốc lộ 6, đoạn qua xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2 xe may va cham voi xe tai khien 1 nguoi chet tai cho-Hinh-2
 Thời điểm trên, 2 xe máy mang BKS: 26K8-4116 và 26K1-194.93 cùng lưu thông hướng Hà Nội – Sơn La do không làm chủ tốc độ đã va chạm với xe tải BKS: 26C-094.53 đang lưu thông ngược chiều.