Bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân từ 2/11

Nhiều chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 11/2013, trong đó có quy định bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh thư.

Bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân, tự ý cơi nới chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng; quy định về tạm nhập, chuyển nhượng xe ngoại giao; tăng mức phạt trong lĩnh vực chứng khoán, giá cả, phí, lệ phí… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013.
Theo Nghị định 106/2013 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì kể từ ngày 2/11/2013, khi cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân sẽ bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân.
Nghị định 106 cũng yêu cầu rút ngắn thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
Theo Nghị định 106/2013 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì kể từ ngày 2/11/2013, khi cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân sẽ bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân.
 Theo Nghị định 106/2013 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì kể từ ngày 2/11/2013, khi cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân sẽ bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân.
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Các chứng minh thư được cấp trước đây hiện vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn được ghi trên chứng minh nhân dân của người đó.
Theo Nghị định 109/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có hiệu lực thi hành từ 9/11/2013, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 1 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 2 năm.
Đáng chú ý, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt từ 20 - 50 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, với việc Nghị định 108/2013 có hiệu lực từ 15/11 tới, thay vì chỉ phạt tối đa đến 500 triệu đồng, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm tăng lên 2 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng.
Các hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán thì sẽ bị phạt tiền từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng. Quy định cũng áp dụng mức phạt tiền từ 1-1,2 tỷ đồng đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán sẽ bị phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng.
Một chính quan trọng khác của Chính phủ, có hiệu lực từ 30/11 đó là Nghị định 121/2013 của quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở…sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Ngoài cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy.
Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích...cải tạo, tháo dỡ kết cấu nhà chung cư cũ bị phạt tiền từ 50-60 triệu.
Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích...cải tạo, tháo dỡ kết cấu nhà chung cư cũ bị phạt tiền từ 50-60 triệu.
Đáng chú ý, hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng của nhà chung cư cũng bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ 15/11 cũng áp dụng mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ thì sẽ bị phạt tiền từ 150 - 300 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa từ 500 triệu -1 tỷ đồng được áp dụng đối với 2 hành vi: để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; và chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Theo Thông tư số 30/2013 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20/11/2013, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá gồm: sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, các loại sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng thuộc danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá.
Một số quy định mới về việc tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ô tô ngoại giao cũng sẽ có hiệu lực từ 1/11.
Theo đó, sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì được tạm nhập khẩu miễn thuế 3 xe ô tô nếu cơ quan 5 người trở xuống, trường hợp cơ quan có thêm 3 người thì được nhập khẩu thêm 1 chiếc, sau khi được Bộ Ngoại giao cấp sổ định mức xe ô tô, xe gắn máy miễn thuế. Viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập được tạm nhập khẩu miễn thuế 1 xe ô tô.
Riêng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được tạm nhập khẩu miễn thuế 2 xe ô tô nếu thỏa mãn điều kiện có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên. Quyết định cũng quy định cụ thể các trường hợp được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng.
Một số các quy định về cấp giấy phép lao động nước ngoài, quy định về giao xe vi phạm hành chính cho đối tượng vi phạm, hỗ trợ chi phí cho trẻ em bị tim bẩm sinh, mức trần thù lao luật sư trong vụ án hình sự, xử phạt vi phạm về hôn nhân, thú y, khai thác thuỷ sản…cũng sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 11 này.

Rắc rối từ chứng minh nhân dân mới


Như đã phản ánh, từ ngày 21/9, Bộ Công an triển khai thí điểm cấp CMND mẫu mới tại 4 điểm thuộc TP.Hà Nội, gồm các quận, huyện Tây Hồ, Từ Liêm, Hoàng Mai và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (QLHCTTATXH).

Trao đổi với phóng viên chiều qua 22/9, thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHCTTATXH, Bộ Công an cho biết, CMND mới có chế độ bảo mật hiện đại, khó có chất liệu có thể làm giả, trên cơ sở mỗi công dân tự kê khai vân tay. Vân tay này sẽ được lưu trữ, bảo quản theo chế độ bảo mật, tránh bị đánh cắp.

Cũng theo ông Vệ, việc làm CMND mới đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống dữ liệu lưu giữ vân tay nối mạng trong toàn quốc nên thuận tiện cho việc xác định danh tính của mỗi công dân, không thể xảy ra trường hợp một người có 2 đến 3 CMND. Ngoài ra, việc thay đổi mẫu CMND mới sẽ góp phần phục vụ công tác điều tra, giúp lực lượng công an đấu tranh phòng, chống tội phạm khi cần tra cứu nhanh một số thông tin cá nhân và vân tay tội phạm tại hiện trường gây án.

“CMND cũ và mới có điểm khác nhau là 9 số và 12 số nhưng đều có giá trị như nhau, tồn tại song song, không có bất cứ sự phân biệt nào”, thiếu tướng Vệ khẳng định.

Có phải “đính chính” sổ đỏ ?

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên đã xuất hiện một số băn khoăn thắc mắc từ người dân. Bà Nguyễn Thị Bắc, ngụ Q.Hoàng Mai nói: “Trước đây tôi sử dụng CMND có 9 số để thực hiện các giao dịch về công chứng nhà cửa đất đai, nếu đổi CMND mới có 12 số thì không biết có ảnh hưởng gì đến giao dịch này?”.

Bà Phạm Thị Thảo, Chủ tịch HĐTV, công chứng viên Văn phòng công chứng Hồ Gươm cho hay, việc thay CMND 9 số bằng 12 số sẽ phát sinh ra một số vướng mắc. “Ví dụ đối với một hợp đồng tranh chấp thì hiệu lực của nó có thể là 5 năm, nếu người dân dùng CMND 9 số để ký kết hợp đồng mà giờ CMND của họ thay đổi thì bắt buộc hợp đồng cũng phải sửa đổi, bổ sung thêm phần phụ lục”, bà Thảo nói.
Làm chứng minh thư
Làm chứng minh thư

Cũng theo bà Thảo, trước đây người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể hiện CMND 9 số, bây giờ họ có CMND 12 số, nếu muốn giao dịch thì phải thêm một bước là xin xác nhận tại Phòng TN-MT “đính chính” lại sổ đỏ thay đổi số CMND thì mới giao dịch được. “Từ trước đến nay, tại các văn phòng công chứng, nếu khách hàng có sai lệch về CMND, bị mất xin cấp lại có thay đổi số thì phải đính chính lại, tôi cho rằng đó cũng là những vấn đề khó khăn”, bà Thảo cho hay.

“Hiện tại chúng tôi đang phải chờ hướng dẫn từ cơ quan công an và tài nguyên - môi trường về những trường hợp này, có phải đính chính hay không, hay có những bổ sung thế nào để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như không phát sinh. Nếu trên thực tế có những trường hợp như thế này thì chúng tôi sẽ mất thêm một số thủ tục nữa như phải đi xác minh tại công an phường xem người này có phải thay đổi CMND hay không mới có thể công chứng các giao dịch”, bà Thảo cho biết.

Trong khi đó, một công chứng viên tại H.Từ Liêm cho biết chưa gặp các trường hợp có CMND mới đến giao dịch nhưng nếu có sẽ mất thêm thời gian để xác minh khách hàng, yêu cầu họ phải lăn tay để “an toàn” cho hoạt động công chứng.

Ngân hàng cũng bị động

Phản ánh với phóng viên, nhiều người bày tỏ băn khoăn khi trước đây họ thực hiện mở tài khoản tại các ngân hàng bằng CMND 9 số, nếu giờ sử dụng CMND 12 số thì có thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền... hay không?

Phóng viên đã liên lạc với lãnh đạo các ngân hàng Agribank, Vietinbank... đều nhận được câu trả lời là cũng vừa nắm bắt được sự việc; để có câu trả lời chính xác sẽ phải chờ các ban ngành chức năng và có các thông tin cụ thể vào đầu tuần tới.

Giải đáp những vấn đề trên, thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết từ ngày 21.9, Bộ Công an đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng thông báo việc tồn tại hai loại giấy CMND và cùng có hiệu lực như nhau. Trong từng lĩnh vực cụ thể, các ngành sẽ có những hướng dẫn chỉ đạo riêng. “Chúng tôi cho rằng, CMND mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các giao dịch trước đây của người dân”, ông Vệ khẳng định.

Vì sao CMND mới có 12 số ?

Trong dự án luật Hộ tịch đang soạn thảo và dự kiến được Quốc hội thông qua vào thời gian tới có đưa ra ý tưởng loại bỏ các giấy tờ gắn liền với nhân thân của mỗi người như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử, giám hộ, nhận cha mẹ nuôi, xác định lại dân tộc, giới tính..., và việc cấp một mã số định danh cho mỗi người (căn cứ vào con số này có thể biết tất cả các sự kiện trong đời của họ). Theo đó, nhà nước sẽ chỉ thiết lập một loại sổ gọi là sổ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch - nơi công dân đăng ký khai sinh (do UBND cấp xã, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp quản lý). Ngoài ra để tạo thuận tiện cho người dân (không cư trú tại nơi đăng ký khai sinh), dự luật quy định các sự kiện hộ tịch phát sinh sau khi đăng ký khai sinh (như kết hôn, ly hôn...) không bắt buộc phải đăng ký tại nơi quản lý sổ hộ tịch, mà người dân có thể yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của mình.

Theo thiếu tướng Trần Văn Vệ, dự thảo luật Hộ tịch có nêu số định danh cá nhân, và giao cho Bộ Công an chịu trách nhiệm. “Chúng tôi đã tính đến chuyện đó nên mới làm số CMND 12 số. Sau này sẽ hoàn thiện dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi con người sinh ra thì sẽ cấp số định danh này, đến 14 tuổi sẽ làm CMND theo số này. Số này sẽ theo suốt cuộc đời một con người và đây là số chính thức của người dân. Dù có luật Hộ tịch thì cũng không thể bỏ CMND vì đây là căn cước, là mã số công dân xác nhận về một con người. CMND và hộ tịch là hai cái khác nhau nhưng cùng tồn tại”, ông Vệ nói.

Không thể thương lượng bỏ hay để tên cha mẹ

Đối với việc đưa tên cha mẹ lên CMND mới bị dư luận phản đối, thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết vẫn thực hiện bình thường. Chỉ những trường hợp “nhạy cảm”, như không xác nhận được tên cha, tên mẹ hoặc công dân sinh theo phương pháp khoa học, con ngoài giá thú, mồ côi... thì mới để trống phần tên cha mẹ, nhưng vẫn được lưu trữ đầy đủ trong hệ thống dữ liệu. “Còn nếu cha mẹ là tội phạm hay như thế nào đó cũng đều phải tuân thủ quy định này, không ai có thể thương lượng với công an là để hay bỏ trống. Dù thế nào thì đó cũng là người sinh ra mình mà công dân không thể phủ nhận”.

Theo Thái Sơn/Thanh niên

Hàng ngàn người... đổi họ vì cán bộ viết “ngọng“

Ở xã Phú Thịnh có đến hàng ngàn người mang họ Nguyễn, nhưng 10 năm gần đây, nhiều người bị mang họ “Nguyển” do cán bộ xã cấp giấy khai sinh… viết sai chính tả.

Sai sót nhỏ trong giấy tờ không ai phát hiện ra trong gần thập kỷ qua, nay dẫn đến phiền phức lớn khi các con cháu họ đến tuổi nhập học.