Bộ di trú Nga chấp nhận quốc tịch Ukraine

(Kiến Thức) - Người đứng đầu Bộ di trú Nga Konstantin Romodanovsky cho hay luật mới yêu cầu công dân Ukraine vào Nga sử dụng hộ chiếu nước ngoài đã bị huỷ bỏ.

Người đứng đầu Bộ di trú Nga Konstantin Romodanovsky cho hay luật mới yêu cầu công dân Ukraine vào Nga sử dụng hộ chiếu nước ngoài đã bị huỷ bỏ bởi yêu cầu của người dân Ukraine.
“Chúng tôi đều nhận thức rõ ràng rằng tình hình ở Ukraine rất phức tạp và do vậy chúng tôi đã ra quyết định cuối cùng về việc các công dân Ukraine nhập quốc tịch Nga bằng hộ chiếu nước ngoài. Bởi trước đó họ bị từ chối nhập quốc tịch Nga do sử dụng hộ chiếu Ukraine và họ phải có giấy đăng ký nếu muốn làm việc ở đất nước này”, ông cho hay vào thứ 7 (17/1) trên chương trình thời sự của kênh Rossiya, chủ trì bởi nhà báo Sergei Brilyov.
Bo di tru Nga chap nhan quoc tich Ukraine
 Các công dân mang hộ chiếu Ukraine đã được chấp nhận tại Nga.
Bắt đầu từ năm 2015, hầu hết công dân của các nước Cộng hoà độc lập có thể nhập quốc tịch Nga nếu họ sử dụng hộ chiếu nước ngoài, theo các thông báo đã đưa trước đó. Tuy nhiên, các công dân Belarus và Kazakhstan, những người là thành viên của Liên minh thuế quan vẫn được quyền nhập quốc tịch Nga với hộ chiếu cũ.
Bộ sẽ ưu tiên cho những người tị nạn đến từ đông nam Ukraine nếu họ tìm được công việc ở Nga, ông cho hay.
“Những người tới Nga vội vàng và ồ ạt và tìm nơi ẩn náu tạm thời sẽ được làm việc mà không cần giấy phép và sẽ được viện trợ trong thời gian họ lưu tại Nga”, ông Romodanovsky tuyên bố.
Mặc dù luật di trú đã bị thắt chặt nhưng Nga sẽ không thiếu lao động nước ngoài, ông nói.
“Tôi nghĩ các con số sẽ ổn định tới 1 mức bình thường trong vài tháng tới và sẽ không còn bất kỳ vấn đề gì liên quan tới việc sử dụng lao động nước ngoài”, ông bổ sung.
Những người đến từ các nước không cần visa sẽ phải làm bài kiểm tra để lấy giấy chứng nhận việc làm, ông cho hay, “Nói chung, không dễ dàng cho các ứng cử viên chưa qua đào đạo. 15% ứng viên ở khu vực Moscow không đáp ứng được yêu cầu, theo tôi được biết”, ông nói.
Romodanovsky trả lời trang Interfax vào đầu tháng 1 rằng dòng người nhập cư vào Nga đã giảm 30%. Số lượng các công dân đến từ Trung Á giảm, nhưng Ukraine và Moldova tăng.
1 điều luật về việc cấm phân biệt đối xử những người nhập cư vào Nga đã được thi hành vào ngày 10/1. 120 ngày lưu trú trái phép tại Nga mà không có lý do chính đáng sẽ bị tước quyền nhập cảnh trong 3 năm. Nếu vượt quá 250 ngày cư trú trái phép sẽ mất quyền nhập cảnh trong 5 năm và trên 360 ngày trong 10 năm. Hơn 1 triệu người nước ngoài có thể sẽ mất quyền nhập cảnh trong 10 năm do quá số ngày quy định.

Đồng rúp Nga mất giá: Người nước ngoài khốn khổ ở Moscow

(Kiến Thức) - Việc đồng Rúp Nga mất giá thời gian qua không chỉ khiến người dân Nga mà còn cả những người lao động nước ngoài khốn đốn.

Quả thật, tác động của hiện tượng đồng Rúp (RUB) trượt giá tới nay vẫn chưa được các chuyên gia đánh giá một cách toàn diện. Và nó cũng chưa đưa sức để gây ra làn sóng di cư của người nước ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại gạt bỏ nó. Tại thời điểm này, nhiều người nước ngoài thừa nhận, họ đang xem xét khả năng rời nước Nga khi mà đồng Rúp Nga giảm 25% giá trị chỉ trong vòng một vài ngày hồi tuần trước.
dong rup nga mat gia cong nhan nuoc ngoai khon kho hinh anh1
 Bảng hiển thị tỷ giá hối đoái trên một con phố Nga.
Tuy RUB đã phục hồi một phần nào, nhưng giá trị của nó vẫn ở mức thấp so với USD và EUR trong năm 2014, gây nên mối lo ngại về một tình hình tài chính bấp bênh.

G7 chia rẽ vì Nga

(Kiến Thức) - Mỹ kêu gọi các nước tiếp tục đưa ra lệnh trừng phạt với Nga nhưng Nhật Bản và Đức lại nhấn mạnh đến sự quan trọng trong việc đối thoại với Nga.

Tờ Kyodo cho biết nhóm Bảy nước công nghiệp (G7) đã mâu thuẫn về các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Tờ báo này trích dẫn một nguồn tin của G7 rằng Mỹ đang kêu gọi các nước tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng Nhật Bản và Đức lại nhấn mạnh đến sự quan trọng trong việc đối thoại với Nga.”