Bố để ảnh hồi nhỏ của tôi trong ví

Bình thường bố lạnh lùng, chẳng mấy khi nói lời yêu thương nhưng tôi biết bố luôn có những cách riêng để thể hiện sự quan tâm dành cho con cái.

Bo de anh hoi nho cua toi trong vi

Minh họa: Anny Nhi

Bình thường, tôi và bố ít khi tâm sự hay nói quá nhiều chuyện với nhau. Hôm trước, bố đưa tôi đi khám bệnh. Lúc bố mở ví để lấy tiền thanh toán, tôi vô tình thấy bố để ảnh tôi trong ví.

Đó là bức hình chụp từ hồi mẫu giáo, trước đây, tôi hay để trong phòng ngủ, kẹp dưới một bức ảnh to. Sau lần chuyển nhà, bức ảnh bỗng "biến mất" làm tôi thắc mắc, hóa ra là được bố bỏ vào ví tiền.

Do bất ngờ và đang vội, tôi cũng không hỏi bố lý do, chỉ biết tủm tỉm cười rồi chụp lại một bức hình làm kỷ niệm vì đáng yêu.

Bình thường, bố tôi lạnh lùng, ít nói lắm nên thường thể hiện sự quan tâm dành cho chị em tôi bằng hành động như vậy. Tôi còn nhớ hồi cấp 1 đều là bố đưa đón tôi đi học thêm tiếng Anh. Có nhiều hôm trời mưa to, tôi vừa bước ra khỏi cửa trung tâm đã thấy bố đứng chờ sẵn.

Đúng là với những ông bố, dù nói ra bằng lời hay không cũng đều có cách riêng để yêu thương, bảo vệ con cái.

Cũng từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ chẳng bao giờ thúc ép tôi phải học này học nọ, thường để tôi tự quyết theo ý thích. Đời này, tôi luôn cảm thấy rất biết ơn và may mắn vì đã được làm con của bố mẹ.

(Quế Anh, Hà Nội)

Cha mẹ có cần nói lời xin lỗi với trẻ nhỏ hay không?

Hầu hết các bậc cha mẹ luôn yêu cầu con phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người lớn khi con phạm sai lầm với họ.

Cha mẹ có cần xin lỗi con?

Hãy tưởng tượng bạn đang có 1 ngày bộn bề công việc, hàng tá cuộc gói và tin nhắn trao đổi. Bạn bận rộn đến mức có thể cáu gắt với bất cứ ai. Rồi con bạn nô đùa và làm bạn mất tập trung. Bạn quay ra đánh mắng con để trút giận, rồi vài phút sau nhận ra rằng đứa trẻ hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề của bạn.

Con gái hét lên "không muốn bố đụng vào người", lý do khiến mẹ hoảng hốt

Với những tình huống có phần nhạy cảm, cách xử lý của phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nhiều thống kê cho thấy các bậc phụ huynh quá bảo thủ trước vấn đề lạm dụng tình dục ở trẻ em và né tránh các cuộc nói chuyện chia sẻ với con mình về vấn đề này. Tâm lý đó khiến phần lớn các em từng bị lạm dụng, quấy rối tình dục không dám lên tiếng vì sợ phản ứng tiêu cực từ phía cha mẹ. Các em không biết nên giải thích thế nào về chuyện đáng sợ đã xảy ra và tin vào lời hăm dọa “hãy giữ kín” của những kẻ lạm dụng.

Ông bà tích phúc cha mẹ an nhàn, cha mẹ thêm đức con cái thành công

Thứ mà con người có thể đem theo khi chết đi và truyền lại cho muôn đời sau chính là phúc đức mà họ góp nhặt được trong quá trình sống.

Phúc đức của ông bà cha mẹ để lại cho con cháu sẽ không phải chia đều cho từng người, mà sẽ có người hưởng ít, người hưởng nhiều.

Người con nào biết tích đức, hành thiện thì mới có thể hưởng hết cả phần phúc của gia đình để lại, hay may mắn tổn định hưởng trọn hết phúc đức của cả một gia tộc.