Bộ Công thương: "Grab mua Uber có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh"

(Kiến Thức) - Theo Bộ Công thương, việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh khi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18. 

Hôm nay, 12/12, Bộ Công thương thông tin chính thức về việc kết thúc quá trình điều tra vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, ngày 18/11/2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam (vụ việc cạnh tranh).
Đến ngày 30/11/2018, Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 9, Điều 76 Luật Cạnh tranh.
Bo Cong thuong:
 Grab có dấu hiệu vi phạm khi mua lại Uber. Ảnh: Internet.
Căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, Cục CT&BVNTD đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm, đó là: Hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh; và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.
Cũng theo Bộ Công thương, hiện nay, Cục CT&BVNTD đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Việc xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V Luật Cạnh tranh. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết định, gồm: trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; và mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trước đó, ngày 26/3, Grab phát đi thông báo vừa mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam. Tuy nhiên Uber vẫn giữ 27,5% cổ phần tại Grab.
Một ngày sau đó Cơ quan giám sát cạnh tranh Singapore đã ra quyết định điều tra việc Grab có độc quyền hay không. Cuối tháng 9/2018, Singapore đã tuyên bố phạt hai đại gia công nghệ này 9,5 triệu USD.

Nguy cơ phải bồi thường 41,2 tỷ cho Vinasun, sếp Grab nói gì?

(Kiến Thức) - Sau khi VKS đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun, đại diện Grab tỏ ý không phục.

Liên quan đến vụ Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab) bồi thường 41,2 tỷ, chiều 23/10, sau 4 ngày xét xử, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng.

Bức xúc những lần tài xế Grab coi thường khách hàng

(Kiến Thức) - Tài xế Grab chửi khách hàng là ngu, yêu cầu chào khi lên xe, thậm chí đe dọa, vung tay đánh khách hàng... là những lần tài xế Grab coi thường khách hàng.

Tài xế Grab chửi khách hàng, yêu cầu chào khi lên xe
Ngày 14/6, trên Facebook lan truyền một đoạn video dài 2 phút 16 giây ghi lại đoạn đấu khẩu giữa một tài xế Grab và nữ khách hàng. Câu chuyện bắt đầu từ việc tài xế yêu cầu khách "lên xe mày chào tao, tao sẽ chào lại mày ngay...".