Bộ Công an thông tin lễ tang 3 cán bộ Công an hy sinh ở Đồng Tâm

(Kiến Thức) - Ngày 13/1, Bộ Công an chính thức thông tin về lễ tang 3 cán bộ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ tại Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội).

Theo Bộ Công an, lễ tang 3 cán bộ Công an hy sinh gồm lễ viếng, lễ truy điệu và lễ di quan, đưa thi hài 3 liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) từ 7h30 đến 12h30 sáng ngày 16/1/2020 (tức ngày 22 tháng 12 năm Kỷ Hợi).
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức trọng thể lễ tang 3 liệt sỹ theo nghi thức của lực lượng Công an nhân dân.
Trước đó, ngày 9/1/2020, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, một số đối tượng chống đối đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, tuýp sắt gắn dao nhọn… tấn công lực lượng thi hành nhiệm vụ. Quá trình truy bắt, khống chế, bắt giữ nhóm đối tượng chống đối đặc biệt nguy hiểm nêu trên, 3 cán bộ, chiến sỹ Công an đã anh dũng hy sinh.
Bo Cong an thong tin le tang 3 can bo Cong an hy sinh o Dong Tam
Ba liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân. 
Ba cán bộ công an hy sinh gồm Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, sinh năm 1972; Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Đại úy Phạm Công Huy, sinh năm 1993; cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ số 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội.
Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân, sinh năm 1992; Tiểu đội trưởng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Trước những hành động dũng cảm, không quản ngại hy sinh, bảo vệ kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”; Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp cho 3 chiến sĩ công an.
>>> Mời độc giả xem video Ba chiến sĩ hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm:

Nguồn VTC Now.

Công an thông tin vụ phát hiện 9 bộ xương người ở Tây Ninh

Ngày 12/1, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) cho biết sẽ không khởi tố vụ án phát hiện 9 bộ hài hốt vì qua lời khai của nhân chứng và khám nghiệm hiện trường chưa phát hiện dấu hiệu hình sự.

    Như Dân sinh đã đưa tin, anh Đinh Văn Phong (39 tuổi, ngụ tổ 2 ấp Phước Tây, xã Phước Thạnh, Gò Dầu) người đầu tiên đã phát hiện 2 sọ người dưới ao nuôi ba ba bỏ hoang sau nhà.

    Sau đó báo cho cơ quan chức năng, tiếp tục phát hiện thêm 7 sọ và xương người tại nhà bà Cao Thị Cẩm Vân (63 tuổi, ngụ cùng tổ 2, là bác của anh Phong).

    Qua lời kể anh Đinh Văn Phong: "Khoảng 7 giờ, tôi thức dậy và ra ngoài đi vệ sinh. Khi đang ở hồ nuôi ba ba cũ bỏ hoang (không có nước) tôi thấy ở chỗ mà mấy bữa trước tôi đã đốt rác, nhưng chỉ mới cháy trèm trèm ở ngoài. Ngồi xuống nhìn thì tôi thấy xương. Tôi nghĩ là xương trâu xương bò gì đó thôi. Tôi lấy cây khều khều xem thử thì thấy có cục tròn tròn, tưởng là gáo dừa nên tôi lấy tay bóc ra coi thử. Lúc lật lên, tôi mới tá hỏa thấy đó là sọ người, hoảng quá tôi liền đến công an xã trình báo vụ việc".

    Cong an thong tin vu phat hien 9 bo xuong nguoi o Tay Ninh
    Vị trí anh Phong phát hiện 2 cái sọ người bên trong một túi vải dưới hồ nuôi ba ba bỏ hoang (ảnh: Dương Phan) 

    Thượng tá Cảnh sát hy sinh ở Đồng Tâm: “Bố nói bố đi công tác rồi bố không về nữa…”

    “Tối mùng 8/1 mẹ cháu đưa em đi học, bố cháu ngồi ăn cơm trước một mình, bảo ngồi đơm cơm cho bố để bố đi công tác không muộn. Rồi bố không về nữa…” - Nguyễn Gia Huy con trai của Thượng tá Nguyễn Duy Thịnh vừa hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm nghẹn ngào kể trong nước mắt.

    Trong ngôi nhà có tuổi đời hơn 40 năm ở thôn Vàng 3, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, mẹ, vợ và người thân Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ đô E22, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đang vật vã với tận cùng nỗi đau. Anh ra đi khi thực hiện nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

    Thượng tá Vũ Văn Khánh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ đô E22, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, cùng các đồng đội và gia đình Thượng tá Thịnh ngồi tiếp khách đến thăm hỏi, chia buồn. Mấy bộ bàn ghế, tấm bạt dựng vội để chuẩn bị lo hậu sự cho người sỹ quan công an vừa hy sinh.
    Thuong ta Canh sat hy sinh o Dong Tam: “Bo noi bo di cong tac roi bo khong ve nua…”
     Thượng tá Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh chụp lúc anh mang quân hàm Trung tá.

    Người dân được giám sát, ghi hình CSGT: Làm sao để đúng luật?

    (Kiến Thức) - Người dân sẽ được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho đúng luật là câu hỏi nhiều người đặt ra?

    Ngày 15/1 tới đây, thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý của Thông tư này là việc người dân sẽ có 5 hình thức giám sát đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
    Cụ thể, tại điều 11 trong Thông tư số 67/2019 của Bộ Công an quy định về hình thức giám sát của Nhân dân cụ thể như sau: Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.