Bộ Công an rút quy định xóa hộ khẩu

Sau buổi Ủy ban Thường vụ QH họp, cho ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sungmột số điều Luật Cư trú (sáng 26-2), đại diện Ban Soạn thảo là Bộ Côngan đã ngồi lại với Ủy ban Pháp luật của QH - cơ quan thẩm tra dự luật,thống nhất rút khỏi dự thảo quy định xóa đăng ký thường trú với người đitù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Thông tin trên được ôngTrần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho biết ngày 27-2.

Cắt và nhập: Nói nghe ngon, thực tế ngán

Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH, bảo vệ cho quan điểm củamình trước những ý kiến không đồng tình với quy định trên, đại diện BộCông an nói: “Người đi nước ngoài hai năm chỉ xóa tên trong sổ hộ khẩuthôi, khi người ta về thì làm lại. Người đi tù cũng vậy, chỉ cắt khẩumột thời gian, khi về công an sẽ tạo điều kiện nhanh chóng nhập khẩu lạicho họ chứ có gì đâu!”. Thế nhưng thực tế việc cắt và nhập hộ khẩukhông hề đơn giản, dễ dàng như vị này khẳng định.

Ông N.T.H (TP.HCM) cho biết: “Năm 2002 khi con trai tôi đi du học,cảnh sát khu vực đã đề nghị tôi nên cắt hộ khẩu của con cho gọn và để hỗtrợ địa phương trong quản lý nhân khẩu. Khi nào con trai tôi về nước,việc nhập lại hộ khẩu như cũ sẽ rất nhanh, đơn giản. Nghe giải thích đâychỉ là cắt hộ khẩu tạm thời và sau này thủ tục nhập lại cũng dễ dàngnên tôi đồng ý”.

Tuy nhiên, khó khăn về giấy tờ đã đến ngay sau khi cắt hộ khẩu khônglâu - khi con trai ông làm lý lịch tư pháp số 3 (phiếu xác minh lý lịchtư pháp) tại Sở Tư pháp TP. “Vì con tôi đã cắt hộ khẩu tại TP nên Sở Tưpháp phải gửi hồ sơ lên tới Bộ Công an, chờ đợi xác minh cả hơn thángtrời mới xong. Trong khi cũng là giấy tờ đó nhưng do chưa cắt hộ khẩunên chỉ trong vòng một tuần người bạn của nó đã làm xong thủ tục” - ôngN.T.H cho hay.

Trên thực tế việc cắt và nhập hộ khẩu không hề đơn giản. Ảnh minh họa: HTD
Trên thực tế việc cắt và nhập hộ khẩu không hề đơn giản. Ảnh minh họa: HTD

Mãi mới té ngửa ra mình bị “cắt”

Gặp khó khăn hơn là trường hợp của anh Nguyễn Quang Vân (Hà Nội).Trước khi sang Pháp du học năm năm, anh cũng cắt hộ khẩu theo hướng dẫncủa công an phường nơi anh cư trú. “Mới đầu nghe đi học mà phải cắt hộkhẩu, tôi cũng có phản ứng do xác định học xong quay về chứ có đi luônđâu mà phải cắt với xóa. Nhưng rồi sau khi nghe giải thích rằng việc nàychỉ là tạm thời trong thời gian mình vắng mặt và cũng muốn giấy tờ đượcnhanh chóng, thuận lợi nên tôi đồng ý” - anh Vân kể lại.

Đầu năm nay, sau khi học được hai năm anh Vân có ý định về nước lấyvợ rồi đi học tiếp vì… “cô ấy chờ tôi đã bốn năm rồi, không thể lâu hơnđược nữa”. Nhưng khi tới phường xin giấy xác nhận về tình trạng hônnhân, phường trả lời hiện anh không còn hộ khẩu thường trú ở đó nênkhông thể xác nhận ngay tình trạng hôn nhân được. “Muốn làm thủ tục kếthôn hay chứng nhận bất cứ vấn đề gì trong thời gian này, tôi đều phảilàm đơn xin xác nhận của lãnh sự Việt Nam tại Pháp. Tôi đã làm đơn theohướng dẫn được hai tuần rồi nhưng chưa nhận được kết quả. Mất thời gianquá!” - anh Vân giãi bày.

Cũng theo anh Vân, việc cắt hộ khẩu khi đi du học không phải bây giờmới được bàn mà nó đã được khá nhiều du học sinh phàn nàn từ nhiều nămtrước. Có những người biết việc mình bị cắt hộ khẩu trước khi đi nhưngcũng có nhiều người cho tới khi học xong, về nước làm hồ sơ xin việc,thực hiện các thủ tục mua bán… mới té ngửa mình đã “bị cắt” từ đời nàorồi. “Không rõ người khác thì thế nào nhưng bạn tôi nói nhập lại hộ khẩucũng không dễ dàng đâu, sau khi đi Nhật về cậu ấy nhập lại hộ khẩu vàphải chờ đến mấy tháng, bổ sung đủ thứ giấy tờ mới xong, mất rất nhiềuthời gian” - anh Vân cho biết thêm.

Nên xét theo lợi ích của dân

Một vị công an phường (đề nghị không nêu tên) cho biết trước năm 2007đã có quy định việc xuất cảnh, đi tù phải cắt hộ khẩu. Tuy nhiên, từsau khi có Luật Cư trú cho đến nay, chỉ các trường hợp như chết, bị tòaán tuyên bố mất tích hoặc đã chết, ra nước ngoài định cư… mới phải xóahộ khẩu. Nơi nào cắt hộ khẩu du học sinh, người đi xuất khẩu lao độngnước ngoài từ hai năm trở lên đều là sai.

Vị này cho rằng việc quản lý hộ khẩu trong thực tế ngày càng phátsinh nhiều phức tạp, do đó quy định như trên cũng phần nào giúp cơ quanquản lý làm việc thuận lợi hơn. “Tuy nhiên, trước khi ban hành bất cứquyết định nào, nhà làm luật cũng cần phải xem xét kỹ thực tế bằng việcxem quy định mình đưa ra có được người dân đồng thuận hay không. Đó làđiều quan trọng” - vị này góp ý.

Theo luật sư Lê Văn Hoan, việc cắt hộ khẩu đối với các đối tượngtrên có thể chỉ thuận lợi đối với cơ quan quản lý nhà nước nhưng lại gâynhiều khó khăn, phiền hà cho người dân ngay cả trong những việc bìnhthường nhất (thừa kế, sang nhượng tài sản, khám chữa bệnh, học hành…).Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là cắt hay không cắt thì có lợi hoặckhông có lợi hơn mà các nhà quản lý trước khi ban hành quy định nên dựliệu hết các tình huống cho phù hợp với thực tế để vừa thuận tiện trongquản lý, vừa không ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, trong đó lợi íchngười dân phải được đặt lên hàng đầu.

Cân nhắc tâm lý xã hội nên rút

Dự thảo quy định như vậy xuất phát từ bản chất của thường trú. Anh thi hành án tù có thời hạn, tù chung thân thì rõ ràng thời gian đó đâu có thường trú tại địa chỉ cũ. Nơi thường trú mới phải là nơi học tập, cải tạo. Tương tự vậy, xuất cảnh ra nước ngoài hai năm thì thời gian đó đã là khá dài, không nên coi là đang thường trú ở hộ khẩu cũ.

Mặt khác, việc xóa tên khỏi hộ khẩu thường trú, sau đó đăng ký trở lại hoàn toàn dễ dàng. Việc thường trú của đương sự vẫn được lưu trong sổ cái nghiệp vụ của công an quản lý hộ khẩu địa phương, do đó rất thuận tiện cho việc trở lại hộ khẩu cũ. Luật hiện hành coi đây là một trường hợp đương nhiên được đăng ký thường trú, cho dù là ở nông thôn hay TP.

Tuy nhiên, cân nhắc tâm lý xã hội về quy định này, Bộ Công an thấy rằng với người thi hành án tù mà bị cắt hộ khẩu thì có thể gây tâm lý tiêu cực tới ý thức cải tạo, chưa kể là ảnh hưởng không hay tới chính gia đình, người thân họ. Tương tự vậy, người xuất cảnh ra nước ngoài có thời hạn thường vẫn xác định sẽ trở lại quê hương. Vì vậy, cơ quan soạn thảo rút nội dung này khỏi dự thảo.

Ông Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an

TIN LIÊN QUAN

BÀI ĐỌC NHIỀU