Bộ Công an nói gì việc bổ sung ADN vào dữ liệu căn cước công dân?

Đại tá Tô Anh Dũng khẳng định: “Việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD là cần thiết, phục vụ lợi ích của chính nhân dân”.

Mới đây, thông tin về việc Bộ Công an đề xuất bổ sung thêm thông tin ADN vào căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp, Đại tá Tô Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết: Việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD là cần thiết, phục vụ lợi ích của chính nhân dân.
Bo Cong an noi gi viec bo sung ADN vao du lieu can cuoc cong dan?
Đại tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH. 
Đại tá Tô Anh Dũng cho biết, hiện nay các dữ liệu trong CCCD của các quốc gia trên thế giới thì việc thu thập sinh trắc học, đặc biệt dữ liệu về ADN là rất quan trọng. Ví dụ trong ngành y để phục vụ xác định huyết thống, hoặc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm xác định, truy tìm tung tích nạn nhân. Hàng năm, rất nhiều nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, đuối nước... không có giấy tờ tùy thân nên không xác định được nhân thân. Từ đó cho biết, nếu như có dữ liệu ADN thì việc kiểm tra, xác định danh tính đối với những trường hợp này sẽ thuận tiện.
Theo đại tá Dũng, hiện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đang đăng tải lấy ý kiến đóng góp của người dân để sửa Luật CCCD, trong đó có nội dung liên quan đến việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD.
Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như xu hướng trên thế giới, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nhận thấy việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD là rất cần thiết, cần phải đưa vào luật.
“Quá trình thu thập, bổ sung những dữ liệu ADN vào CCCD sẽ được Bộ Công an thực hiện đúng quy định, đảm bảo các yêu cầu bảo mật thông tin”, Đại diện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nói và cũng đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm tuyên truyền tới nhân dân toàn diện về vấn đề này.
“Mục tiêu của công an là bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân, do đó chúng ta hoàn toàn yên tâm về vấn đề thu thập thông tin ADN. Hiện nay trong ngành y, khi chúng ta đi khám, chữa bệnh thì thông tin ADN đã có rồi, nhưng chưa được luật hóa. Do đó, chúng tôi đề xuất đưa thông tin ADN luật CCCD để đảm bảo quyền, lợi ích của người dân" - Đại tá Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, trên cơ sở rà soát Luật Căn cước công dân, Bộ Công an đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân.
Theo Bộ Công an, Luật CCCD hiện nay quy định dữ liệu của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD chỉ bao gồm một số nhóm thông tin (họ, tên, năm sinh…). Việc giới hạn trong phạm vi nêu trên sẽ gây khó khăn khi triển khai Đề án 06 của Thủ tướng về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Do đó, Bộ Công an đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Số CMND cũ, người giám hộ, người được giám hộ, thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam… (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên).
Bộ cũng yêu cầu, chỉnh lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thành Cơ sở dữ liệu căn cước. Bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về Người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên); tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (có hoặc không có).
>>> Mời độc giả xem thêm video Đình chỉ công tác một đại úy Công an quận Gò Vấp để điều tra việc nhận 'làm nhanh' căn cước:
  

Hành trình phá án: Đang nằm ngủ bất ngờ bị 'làm nhục'

Nghe tin về người con gái có chồng đi làm ăn xa, Thông đột nhập vào nhà, khống chế cưỡng bức, cướp tài sản của nạn nhân rồi bỏ trốn. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'

Theo hồ sơ vụ án, sáng 31/10/2013, như 1 buổi sáng thường lệ bà con thôn Chung, xã thôn Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc lại tất bật với công việc đồng áng, chợ búa cho 1 ngày mới. 

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'-Hinh-2
 Một người phụ nữ đeo khẩu trang kín mặt như muốn trốn tránh ánh mắt của bà con hàng xóm vội vàng đi xe về trụ sở Công an huyện. Người phụ nữ ấy là chị Lê Thị H. xã Khương Chính, huyện Vĩnh Tường vừa khóc chị H. vừa trình báo với cơ quan Công an về việc bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cưỡng hiếp và cướp tài sản.

Thu nhận 54 triệu hồ sơ cấp CCCD, mới cấp được 19 triệu người, vì sao?

Đến nay, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thu nhận gần 54 triệu hồ sơ cấp CCCD. Đến nay, Bộ Công an đã in, trả trên 19 triệu thẻ. Nguyên nhân do khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu trên thể giới, nhất là chip điện tử.

Sáng 22/6, Bộ Công an tổng kết 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân; công bố việc vận hành 2 hệ thống từ ngày 1/7. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự, thực hiện nghi thức xác thực điện tử để chính thức vận hành 2 hệ thống.
Minh chứng cụ thể cho chính sách đầu tư công có hiệu quả

Hành trình phá án: Cô gái bị cưỡng hiếp vì tiếc chiếc điện thoại

Không chỉ thực hiện hành vi cướp điện thoại mà nhóm đối tượng còn đe dọa, đưa ra yêu sách quan hệ tình dục, cưỡng bức nạn nhân. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 13/5/2013, khi chị Hoàng Thị M., tên nạn nhân, mới 19 tuổi, công nhân khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc đang đi bộ và nhắn tin bằng điện thoại di động Iphone trên đường thuộc địa bàn phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên thì bị một tên thanh niên đi xe máy ép sát, giật điện thoại.

Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai-Hinh-2

Tiếc chiếc điện thoại đắt tiền, gắn với nhiều kỷ niệm, về nhà trọ, M. đã kể cho cô bạn cùng phòng nghe. Sau đó, M. mượn điện thoại của bạn gọi thử vào điện thoại của mình. Không ngờ, chuông vẫn đổ và đầu dây bên kia, giọng một nam thanh niên trả lời. M. nằn nì xin chuộc lại điện thoại của chính mình vừa bị cướp.