Bộ Công an: Cấp thẻ CCCD gắn chip cho toàn dân trước 30/9

Bộ Công an phấn đấu cấp CCCD gắn chip cho toàn bộ người dân có đủ điều kiện trước ngày 30-9, riêng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương sẽ xong trong tháng 8.

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn tại phiên họp 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an có đề cập tới vấn đề căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Bo Cong an: Cap the CCCD gan chip cho toan dan truoc 30/9
Bộ Công an phấn đấu cấp CCCD gắn chip cho toàn bộ người dân có đủ điều kiện trước ngày 30/9. Ảnh: TP
Theo đó, sau khi hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tháng 2-2021), Bộ Công an triển khai gắn số định danh và thông báo 100% số định danh cá nhân cho công dân toàn quốc; đồng thời thực hiện chiến dịch thu nhận và cấp CCCD gắn chip cho người dân.
Tính đến 5/8/2022, Bộ Công an đã cấp được gần 68 triệu thẻ CCCD gắn chíp. Bộ cũng đang phấn đấu hoàn thành việc cấp CCCD gắn chip cho toàn bộ người dân có đủ điều kiện trước ngày 30/9. Riêng năm thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến sẽ xong trong tháng 8/2022.
Một kết quả quan trọng khác, ngày 18/7 vừa qua, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng và công bố hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có định danh điện tử quốc gia (tài khoản định danh điện tử có thể được xem như “căn cước công dân trên mạng”).
Ngành công an cũng đẩy mạnh nghiên cứu, tích hợp thông tin trên thẻ CCCD tạo thuận lợi nhất cho người dân, điển hình là tích hợp thông tin thẻ BHXH phục vụ người dân đi khám bệnh, triển khai thí điểm xác thực danh tính qua thẻ CCCD tại các quầy giao dịch của ngân hàng, thí điểm sử dụng thành công thẻ CCCD thay thẻ ATM...
Vẫn theo Bộ trưởng Tô Lâm, tới đây, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo công an các địa phòng tập trung lực lượng, trang thiết bị, phương tiện và thực hiện các giải pháp tổng thể để cấp CCCD và tài khoản định danh điện tử.
Cùng với đó, thực hiện tuyên truyền mạnh mẽ tiện ích của thẻ CCCD gắn chip và tài khoản định danh điện tử để công dân biết và triển khai thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; tích hợp thông tin, ứng dụng thẻ CCCD trên các lĩnh vực, góp phần giảm bớt các giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân…
Luật CCCD năm 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD. Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Thu nhận 54 triệu hồ sơ cấp CCCD, mới cấp được 19 triệu người, vì sao?

Đến nay, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã thu nhận gần 54 triệu hồ sơ cấp CCCD. Đến nay, Bộ Công an đã in, trả trên 19 triệu thẻ. Nguyên nhân do khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu trên thể giới, nhất là chip điện tử.

Sáng 22/6, Bộ Công an tổng kết 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân; công bố việc vận hành 2 hệ thống từ ngày 1/7. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự, thực hiện nghi thức xác thực điện tử để chính thức vận hành 2 hệ thống.
Minh chứng cụ thể cho chính sách đầu tư công có hiệu quả

Căn cước công dân có gắn chip liệu có khả năng định vị, theo dõi người dùng?

Bạn đọc hỏi: Liệu căn cước công dân gắn chip có chức năng định vị, theo dõi người dùng không?

Can cuoc cong dan co gan chip lieu co kha nang dinh vi, theo doi nguoi dung?
 Làm căn cước công dân có gắn chip. Ảnh: Hoàng Tuyết.
Về vấn đề liệu căn cước công dân gắn chip có chức năng định vị, theo dõi người dùng không, báo Tin tức xin thông tin như sau:

Có tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân 'bỏ tủ cất đi'

Sau khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ được tích hợp thông tin của thẻ căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo bản cứng bên mình.

Chiều 18/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) ra mắt ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Theo Cục C06, hiện các đơn vị của Bộ Công an đã thu thập được gần 6 triệu hồ sơ đăng ký định danh điện tử và đã phê duyệt, kích hoạt cho 10 công dân đầu tiên để sử dụng tài khoản này.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu. Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'

Những công dân đầu tiên được phê duyệt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử có hai cấp độ.

“Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại, sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng. Mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết”, Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh cho biết.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'-Hinh-2

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh thông tin tại cuộc họp báo.

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng cho biết thêm, ở mức hai, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Đặc biệt, khi người dân được kích hoạt tài khoản định danh có thể tích hợp mọi thông tin trên Căn cước công dân gắn chíp. Từ đó sẽ "cho ra đời" một "căn cước công dân điện tử thay thế căn cước bản cứng. Người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân, tất cả thao tác đều trên điện thoại.