Bồ câu xấu xí như quái vật, là loài chim cổ xưa nhất

Bồ câu tiền sử sinh sống ở cạnh các dòng sông, suối và là con mồi của nhiều loài khủng long.

Những gì còn sót lại của một trong những loài chim biết bay đầu tiên trên thế giới sống cách đây 120 triệu năm vừa được khai quật ở Nhật Bản.

Chúng được coi là loài bồ câu thời tiền sử, có kích thước tương đương hậu huệ hiện tại. Loài này có lông màu xám, nâu cùng chiếc đuôi có thể cử động linh hoạt.

Bo cau xau xi nhu quai vat, la loai chim co xua nhat
Loài bồ câu cổ đại có ngoại hình khác hẳn vẻ đáng yêu của hậu duê

Loài này được đặt tên là Fukuipteryx prima. Chúng sinh sống trong thời kỷ kỷ Phấn trắng. Đây là một trong những loài chim cổ xưa nhất được tìm thấy bên ngoài Trung Quốc buộc các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về quá trình tiến hoá của những loài chim biết bay.

Chúng không chỉ sống trên lục địa mà còn ở một đảo quốc như Nhật Bản. Liệu đây là loài di cư hay sống bản địa tiến hoá tại đây?

Bồ câu tiền sử sinh sống ở cạnh các dòng sông, suối và là con mồi của nhiều loài khủng long. Chúng mang trong mình một số đặc biệt của loài chim hiện đại khác hẳn những loài chim cổ đại khác.

Hiện những nghiên cứu về loài chim này vẫn đang được thực hiện nhưng những gì còn sót lại khó có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về loài này.

Sửng sốt chim bồ câu hồng cực quý hiếm xuất hiện

(Kiến Thức) - Không giống như những con chim bồ câu Nesoenas Mayeri khác, con chim bồ câu màu hồng này rất đặc biệt. Không phải hồng nhạt mà hồng đậm, hơn nữa phần đầu vẫn là lông xám đốm trắng, phần chóp cánh cũng vẫn là màu trắng.

Mới đây, anh Ben Hanks, một cư dân sống tại Bracknell, Berkshire, Anh ghi được những hình ảnh vô cùng ấn tượng về một con chim bồ câu màu hồng cực kỳ quý hiếm tại công viên địa phương.
Được biết, con chim bồ câu màu hồng này thuộc loài bồ câu Pink Pigeon, tên khoa học là Nesoenas Mayeri, có nguồn gốc ở Mauritis, Ấn Độ Dương.

Bí ẩn loài bồ câu quý hiếm chỉ có ở Côn Đảo VN

(Kiến Thức) - Bồ câu Nicoba là loài chim bồ câu quý hiếm với vẻ ngoài rất cuốn hút, đã được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam và Quốc tế. Ở Việt Nam, bồ câu Nicoba chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 

Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN
 Bồ câu Nicoba có tên khoa học là Caloenas nicobarica. Đây là loài bồ câu lớn với chiều dài là 40cm, đầu màu xám, đuôi rất ngắn và thuần trắng, phần còn lại của bộ lông có màu xanh lục ánh kim. Ảnh: wikimedia.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-2
 Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim đực. Ảnh: birdwatchingvietnam.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-3
 Bồ câu Nicoba là loài chim quý hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam. Ở Việt Nam, loài bồ câu này chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: blogspot.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-4
 Bồ câu Nicoba làm tổ đơn giản trên các cành cây có tán rộng cách mặt đất 5m - 10m. Ảnh: googleusercontent.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-5
 Trên thế giới, bồ câu Nicoba được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ và những vùng bờ biển tại quần đảo Nicobar, miền đông tới quần đảo Mã Lai, và đến Solomon và Palau. Ảnh: khoahocphattrien.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-6
 Bồ câu Nicoba kiếm ăn ở trên mặt đất, thích ăn các loại hạt, quả cây trong rừng. Ảnh: petrotimes.
Bi an loai bo cau quy hiem chi co o Con Dao VN-Hinh-7
 Mùa sinh sản của bồ câu Nicoba vào thời gian xuân hè (tháng 4 - 5). Chúng đẻ 1 trứng và thời gian ấp trứng khoảng 20 -24 ngày. Ảnh: afamilycdn.

Mời quý vị xem video: Mô hình nuôi chim bồ câu hộ gia đình