Bộ CA truy nã Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô Trần Khắc Hùng

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô với tội danh Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự.

Thông tin mới nhất liên quan vụ “ giả mạo trong công tác” tại trường Đại học Đông Đô, tối ngày 20/8, Bộ Công an cho biết, cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 272/ANĐT-P5 truy nã bị can Trần Khắc Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô với tội danh Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự.
Thông tin từ Bộ Công an cho biết, bị can Trần Khắc Hùng, sinh ngày 05/11/1972 tại Nghệ An; Quê quán: xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: phòng 206, nhà A5 Khu đô thị Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Bị can Trần Khắc Hùng có đặc điểm nhận dạng cao 1,64m, da ngăm đen; người gầy.
Trước đó, Trần Khắc Hùng bị khởi tố với tội danh Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự năm 2015. Chỗ ở trước khi trốn tại phòng 908 nhà 24T1 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bo CA truy na Chu tich HDQT Dai hoc Dong Do Tran Khac Hung
 Bị can Trần Khắc Hùng.
“Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an (Địa chỉ: số 3 Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0692342431 hoặc 0692342143)", Bộ Công an cho biết.
Đồng thời, Bộ Công an kêu gọi bị can Trần Khắc Hùng ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Trước đó, ngày 2/8, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với ông Dương Văn Hòa (sinh năm 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) - Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô.
Cùng bị khởi tố với tội danh trên còn có ông Trần Ngọc Quang (sinh năm 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô); bà Phạm Vân Thùy (sinh năm 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (sinh năm 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô).
Ngày 01/8/2019, sau khi có Quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Dương Văn Hòa và Trần Ngọc Quang. Đồng thời, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương.
Trước đó, ngày 19/7/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.
Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật

Vì sao Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt giam?

(Kiến Thức) - Giữ vai trò Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô từ khi mới 34 tuổi (26/6/2017, ông Dương Văn Hòa vừa bị khởi tố bắt giam do có hành vi tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngày 2/8, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với ông Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng Đại học Đông Đô.
Cùng bị khởi tố với tội danh trên còn có ông Trần Ngọc Quang (sinh năm 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô); bà Phạm Vân Thùy (sinh năm 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (sinh năm 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô).

Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô bị bắt: Xử lý người "mua" bằng thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Ngày 30/7, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” đối với Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa (SN 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) và 3 bị can khác. 
Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi

Bị can Dương Văn Hoà.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Hiệu trường trường Đại học Đông Đô và một số cán bộ đã có dấu hiệu thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài, thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo, cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy để thu tiền.

Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô (Hà Nội)  bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với những bằng cấp đã cấp trái quy định này thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật. Việc cấp bằng đại học mà không thực hiện thủ tục tuyển sinh, không đào tạo như vậy là hành vi được xác định là “làm, cấp giấy tờ giả”, đó là căn cứ để buộc tội các bị can trong vụ án này, đồng thời cũng là cơ sở để xác định những bằng cấp này là không có giá trị pháp lý và sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.

Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi
 Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Hành vi “làm, cấp giả giấy tờ”, được xác định là cấp giấy tờ, bằng cấp không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, ảnh hưởng tới việc quản lý nguồn nhân lực, gây hệ lụy xấu cho xã hội, bởi vậy hành vi này được xác định là nguy hiểm cho xã hội, là căn cứ để buộc tội các bị can.

Cũng theo ông Cường, về hình phạt mà các đối tượng này phải đối mặt sẽ rất nghiêm khắc, có thể lên đến 20 năm tù. Mức hình phạt dành cho các bị can này sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng bằng cấp giả đã được phát hành.

Luật sư Cường nói: "Hành vi của các đối tượng này được xác định là “có tổ chức”, “người phạm tội là người có trách nhiệm cấp các giấy tờ tài liệu đó”, bởi vậy các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù theo quy định tại điểm a) điểm b), khoản 2 điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác định số bằng cấp giả, tài liệu giả từ 6 đến 10 giấy tờ giả thì Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng các đối tượng có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù. Trong trường hợp các giấy tờ tài liệu giả từ 11 giấy tờ trở lên thì hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo quy định tại khoản 4 của điều luật này.

Một nguyên tắc công bằng trong pháp luật là ai sai phạm đến đâu phải chịu trách nhiệm pháp lý đến đấy, không nên để những hành vi sai phạm của một số cá nhân mà với ảnh hưởng đến cả nhà trường hoặc ảnh hưởng đến hàng trăm học viên đang khắc khoải chờ đợi nhận bằng từ cơ sở đào tạo này."

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô "bán" bằng cấp.

>>> Xem thêm video: Mua bằng giả dễ như mua... rau

Nguồn: VOV.



Lý do Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt tạm giam

Liên quan đến sự việc cơ quan công an khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Đông Đô và một số đồng phạm về tội giả mạo trong công tác, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết lý do là những cá nhân này đã cấp phát văn bằng không đúng quy định.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục ĐH được quyền tự chủ trong việc cấp phát văn bằng và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và cấp phát văn bằng của mình.