Biểu tình, bạo động ở Mỹ: Tổng thống Trump sẽ ứng phó thế nào?

(Kiến Thức) - Tổng thống Donald Trump không loại trừ khả năng sẽ điều động quân đội để đối phó với cuộc biểu tình, bạo động đang bùng phát trên khắp nước Mỹ sau cái chết của một người đàn ông da màu tại Minneapolis, bang Minnesota.

Cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5, đã dẫn đến cuộc biểu tình bạo lực ở Minneapolis và sau đó lan ra nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ.
Trước tình trạng biểu tình, bạo động ở Mỹ ngày càng "tăng nhiệt", Tổng thống Trump yêu cầu chính quyền các bang và thành phố phải có biện pháp "cứng rắn hơn" để ngăn chặn.
"Các Thống đốc và Thị trưởng phải có biện pháp cứng rắn hơn để đối phó cuộc biểu tình ở Mỹ, hoặc chính phủ liên bang sẽ can thiệp, bao gồm việc sử dụng sức mạnh vô biên của Quân đội Mỹ và biện pháp bắt giữ", ông chủ Nhà Trắng viết trên Twitter ngày 30/5.
Bieu tinh, bao dong o My: Tong thong Trump se ung pho the nao?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN.  
Một ngày trước, đám đông đã tập trung trước Nhà Trắng xuyên đêm trong cuộc biểu tình "Tôi không thể thở", đòi công lý cho George Floyd. 
Theo CNN, trong hơn 5 giờ đối đầu với lực lượng mật vụ phía trước Nhà Trắng, nhiều người biểu tình quá khích đã có lúc tháo rào chắn để xông vào và khiến một số sĩ quan bị thương nhẹ, buộc lực lượng an ninh phải xịt hơi cay.
Viết trên Twitter cá nhân sau đó, Tổng thống Trump ca ngợi lực lượng mật vụ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Nhà Trắng.

Mời độc giả xem video về tình trạng hỗn loạn tại Minneapolis (Nguồn video: Reuters)

"Lực lượng mật vụ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Nhà Trắng. Họ vô cùng chuyên nghiệp", ông Trump nói.
"Họ (Mật vụ) để 'những người biểu tình' có thể la hét, nhưng bất cứ khi nào có ai đó quá manh động hoặc vượt quá ranh giới, họ sẽ nhanh chóng ngăn chặn mạnh tay", nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo. 

Toàn cảnh bạo loạn khiến Chile hủy tổ chức APEC, COP 25

(Kiến Thức) - Tổng thống Chile Sebastian Pinera xác nhận nước này sẽ hủy đăng cai Hội nghị APEC và Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) trong bối cảnh tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực gia tăng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Toan canh bao loan khien Chile huy to chuc APEC, COP 25
Theo kế hoạch, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) sẽ diễn ra tại Chile vào tháng 11 và tháng 12 tới. Tuy nhiên, mới đây, Chile đã rút khỏi cương vị là nước chủ nhà đăng cai hai hội nghị quốc tế này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Hàng trăm người bị bắt trong các cuộc biểu tình lan rộng tại Mỹ

Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ ở nhiều thành phố khác ở Mỹ bao gồm New York, Oakland, Chicago, Los Angeles và Atlanta.

Các cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sát hại một người da màu ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ. Hàng trăm người đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát.
Hang tram nguoi bi bat trong cac cuoc bieu tinh lan rong tai My
 Biểu tình đòi công lý cho người đàn ông ở thành phố Minneapolis là George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Ảnh: Reuters.
Derek Chauvin, viên cảnh sát đã ghì cổ người đàn ông da màu George Floyd khiến người này tử vong, đã bị buộc tội giết người mức độ 3 và ngộ sát mức độ 2. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không đồng tình và muốn tăng mức án dành cho viên cảnh sát này.
Tổng chưởng lý bang Minnesota Keith Ellison cho biết quá trình buộc tội cảnh sát viên Derek Chauvin mới chỉ bắt đầu. Theo ông Ellison, viên cảnh sát này có thể sẽ phải đối mặt thêm các tội danh khác và có thể có những người khác cũng sẽ bị buộc tội. Gia đình nạn nhân đã yêu cầu buộc tội Dereck Chauvin giết người mức độ 1 và 3 nhân viên cảnh sát khác tại hiện trường cũng phải bị bắt giữ.
Phát biểu với báo giới ngày 30/05, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết các phần tử cấp tiến bạo lực đã lợi dụng những tiếng nói biểu tình hòa bình để gây ra bạo loạn ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ.
Ông William Barr nhấn mạnh:“Trách nhiệm trong vụ việc này phải được làm rõ và đang được làm rõ thông qua hệ thống pháp lý hình sự ở cả cấp tiểu bang và liên bang. Tiểu bang đã đưa ra các tội danh ban đầu và quá trình này sẽ tiếp tục được thực hiện cho tới khi công lý được thực thi.
Các nhóm cấp tiến và kích động ngoài bang đã lợi dụng tình hình để theo đuổi các mục tiêu bạo lực và riêng rẽ của mình. Ở nhiều nơi, các hoạt động bạo lực được lên kế hoạch, tổ chức và dẫn dắt bởi các nhóm cực đoan cánh tả và vô chính phủ, sử dụng các cách thức giống như Antifa. Nhiều người trong số này đã tới từ những nơi khác để kích động bạo lực”.
Bộ trưởng William Barr cho biết ngăn chặn bạo lực là trách nhiệm của lãnh đạo địa phương và tiểu bang, tuy nhiên chính phủ liên bang sẽ tiếp tục hỗ trợ và sẽ thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm luật pháp liên bang.
Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi các thống đốc và thị trưởng cứng rắn hơn với người biểu tình hoặc chính phủ liên bang sẽ can thiệp và thực hiện những biện pháp cần thiết bao gồm sử dụng sức mạnh quân sự và bắt giữ người biểu tình. Ông Trump nhấn mạnh, việc kích động bạo lực là một tội danh liên bang.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở ít nhất 30 thành phố trên toàn nước Mỹ. Tại thủ đô Washington, nhiều người biểu tình đã tập trung gần khu vực Nhà Trắng, nơi đã bị phong tỏa trong thời gian ngắn tối ngày 29/05.
Hang tram nguoi bi bat trong cac cuoc bieu tinh lan rong tai My-Hinh-2
 Để ứng phó với tình hình, các đơn vị quân cảnh sẵn sàng cho tình huống được điều động tới thành phố Minneapolis. Ảnh minh họa: Reuters.
Tại thành phố Minneapolis, nơi diễn ra vụ sát hại ông George Floyd, quan chức cấp cao lực lượng vệ binh quốc gia bang Minnesota, Tướng Jon Jensen cho biết sẽ huy động tổng lực 2.500 vệ binh quốc gia để tham gia bảo đảm an ninh.