Biết gì về truyền thuyết “ông Tơ bà Nguyệt” chuyên xe duyên cho đôi lứa

(VietnamDaily) - Vào đời nhà Đường, trên đường đi kén vợ Vi Cố gặp một ông già quắc thước, râu trắng như cước và một bà lão ngồi trên hai bậc đá... Đó là khởi đầu câu chuyện về “Ông Tơ bà Nguyệt”.

Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua
Ở các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, nói đến “Ông Tơ bà Nguyệt”, người đời sẽ liên tưởng ngay đến chuyện se duyên cho lứa đôi. Vậy “ông Tơ” và “bà Nguyệt” là ai?
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-2
Theo sử sách, hai nhân vật này xuất xứ từ một điển đích của Trung Hoa cổ. Cụ thể, vào đời nhà Đường, có một người tên Vi Cố đi kén vợ thì thấy một ông già quắc thước, râu trắng như cước và một bà lão ngồi trên hai bậc đá.
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-3
Anh ta hỏi tên, ông già bảo mình là lão Tơ, còn kia là bà Nguyệt, hai vị thần chuyên xe duyên cho lứa đôi. Họ có cuốn sách chép tên những người sẽ lấy nhau và túi đựng những sợi chỉ hồng để buộc chân khiến hai người ở bên nhau, không sao gỡ ra được.
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-4
Vi Cố tò mò hỏi mình phải lấy ai, ông cụ chỉ một đứa bé khoảng ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đang đem rau ra bán ở chợ. Vi Cố nổi giận, sai người đâm bé gái ấy, nhưng bé gái chỉ bị thương.
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-5
14 năm sau Vi Cố lấy vợ, là con một ông quan lớn trong vùng. Cô gái rất xinh đẹp, nhưng trên cơ thể một vết sẹo lớn, đúng chỗ bé gái năm xưa bị Vi Cố cho người đâm.
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-6
Hỏi vợ mình về vết sẹo, Vi Cố bàng hoàng khi biết cô chính là đứa bé mình suýt giết chết, còn người đàn bà chột mắt năm xưa chỉ là bà vú làm cho gia đình cô. Chuyện này khiến Vi Cố vô cùng ân hận.
Biet gi ve truyen thuyet “ong To ba Nguyet” chuyen xe duyen cho doi lua-Hinh-7
Để chuộc lại lỗi lầm, Vi Cố hết lòng giúp đỡ các cặp đôi nên vợ chồng, giống như ông Tơ, bà Nguyệt từng giúp mình. Từ đó, người đời dùng danh xưng "ông Tơ" và "bà Nguyệt" để chỉ những người giúp mai mối cho người khác...

Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

Biết gì về chiếc giếng huyền thoại giữa phố cổ Hội An?

(VietnamDaily) - Nhiều món đặc sản của như cao lầu, mì Quảng, xí mà... được cho là chỉ chuẩn vị Hội An nếu dùng nước giếng Bá Lễ chế biến. Tiếng lành đồn xa, một số du khách cũng đến uống thử những ngụm nước ngọt lành từ chiếc giếng huyền thoại...

Biet gi ve chiec gieng huyen thoai giua pho co Hoi An?
 Nằm trong một hẻm nhỏ thông ra đường Phan Chu Trinh gần trung tâm phố cổ Hội An, giếng Bá Lễ là một giếng cổ có tuổi đời nhiều thế kỷ, đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của phố Hội. 

Biết gì về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ?

(VietnamDaily) - Có thể khẳng định rằng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư người Việt xưa có “bàn chân Giao Chỉ”, đây không phải đặc thù giải phẫu học của cha ông ta.

Biet gi ve “ban chan Giao Chi” cua nguoi Viet co?
Một số tư liệu lịch sử trong và ngoài nước đề cập đến “bàn chân Giao Chỉ” như một đặc điểm của người Việt cổ. Đó là bàn chân với hai ngón cái choãi ra, chạm vào nhau khi đứng ở tư thế bình thường.
Biet gi ve “ban chan Giao Chi” cua nguoi Viet co?-Hinh-2
Có một số cách lý giải về bàn chân đặc biệt này. Thứ nhất, dân tộc ta là một dân tộc làm nông nghiệp, người nông dân thường xuyên đi chân đất để làm đồng thuận tiện. Khi lội bùn, ngón cái phải choãi ra để giữ thăng bằng, tránh bị ngã, lâu ngày làm thay đổi cấu trúc xương. Ảnh: GĐ & XH.

Giá tiêu hôm nay 9/1 duy trì mức thấp

(Vietnamdaily) - Giá tiêu hôm nay 9/1 không biến động tại hầu hết tỉnh, thành trên diện rộng và dao động trong khoảng từ 52.500 - 54.000 đồng/kg.  

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 

Cụ thể, tại Đắk Lắk, cà phê đang giao dịch phổ biến 32.100 đồng/kg. Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta cũng có giá 31.900 đồng/kg.