Biến thể Delta thay đổi cuộc chiến chống Covid-19

Các nhà chức trách ở một số quốc gia hiện đang cân nhắc liệu nên tiếp tục áp dụng chiến lược "Không Covid" hay chuẩn bị để sống chung với dịch bệnh.

Loại bỏ hay sống chung với virus?
Khi một ca Covid-19 đột nhiên xuất hiện ở New Zealand hồi tuần trước, quốc gia này đã áp dụng hướng tiếp cận từng sử dụng từ khi đại dịch bắt đầu: Đó là phong tỏa nghiêm ngặt nhằm cố gắng loại bỏ virus.
Bien the Delta thay doi cuoc chien chong Covid-19
New Zealand thực hiện phong tỏa từ 18/8 sau khi ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 ở Auckland. Ảnh: Reuters. 
Gây sửng sốt với thế giới khi áp dụng lệnh phong tỏa dù chỉ có 1 ca mắc, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết chính phủ đã nhận thấy những lợi ích của việc nhanh chóng áp đặt lệnh phong tỏa, vốn giúp quốc gia này không có ca mắc Covid-19 trong 170 ngày trước.
"Hành động quyết liệt từ sớm đã có hiệu quả với chúng tôi trước đây", Thủ tướng New Zealand nhận định với báo giới.
Tuy nhiên, quốc gia này đã nhanh chóng nhận ra rằng biến thể Delta, như Thủ tướng Ardern thừa nhận, là một nhân tố "thay đổi cuộc chơi".
Kể từ khi ca mắc đầu tiên được ghi nhận vào đầu tuần trước, đợt bùng phát mới đây ở New Zealand đã tăng lên 210 ca. Ngày 25/8, New Zealand ghi nhận kỷ lục 62 ca.
Dịch bệnh ngày càng tồi tệ hơn đang khiến New Zealand đối mặt với thách thức mà các quốc gia khác trên thế giới cũng phải đương đầu khi theo đuổi chiến lược loại bỏ số ca mắc.
Khi biến thể Delta trở nên áp đảo, hiện không rõ liệu những biện pháp trước đó như phong tỏa, cách ly, xét nghiệm hàng loạt và truy vết tiếp xúc nhanh liệu có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 hay không.
Các nhà chức trách ở những quốc gia như Trung Quốc và Australia hiện đang cân nhắc liệu nên tiếp tục áp dụng chiến lược "Không Covid" hay chuẩn bị để sống chung với dịch bệnh.
Tại Australia, tình thế tiến thoái lưỡng nan đã chia rẽ đất nước này.
Bang New South Wales, hiện đang đối phó với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ, đã từ bỏ chiến lược loại bỏ số ca mắc trong khi những nơi khác như Western Australia vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược đưa số ca mắc về con số 0.
Các chuyên gia y tế cũng chia rẽ về việc này mặc dù tất cả đều nhất trí rằng việc thúc đẩy chiến lược tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất trong trong việc đối phó với biến thể Delta, đặc biệt nếu các nhà chức trách bang và liên bang muốn mở cửa biên giới.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Paul Griffin, giáo sư tại Đại học Queensland nhận định hôm 25/8 rằng các bang như Queensland sẽ đối mặt với những đợt bùng phát không thể tránh khỏi do những lỗ hổng trong quy trình cách ly hoặc kiểm soát biên giới.
"Việc có quá nhiều ca Covid-19 khiến việc tiếp tục duy trì tất cả các biện pháp này trở nên phi thực tế. Chúng ta có tỷ lệ xét nghiệm cao và chúng ta cần duy trì điều đó. Việc sử dụng khẩu trang cũng được thực hiện tốt. Nhưng cần có nhiều người tiêm vaccine, đây mới là điểm mấu chốt".
Cái giá của chiến lược Không Covid
Trái lại, Trung Quốc cho thấy nước này sẽ không dịch chuyển khỏi hướng tiếp cận Không Covid, bất chấp đợt bùng phát số ca nhiễm biến thể Delta gần đây. Các ca mắc ở một sân bay tại Nam Kinh ngày 20/7 đã khiến Trung Quốc quay lại các biện pháp như xét nghiệm hàng loạt, cách ly và hạn chế đi lại.
Thủ đô Bắc Kinh đã phong tỏa nhiều nơi khi ghi nhận các ca mắc Covid-19 với việc hủy bỏ các chuyến tàu, máy bay và xe bus đường dài. Những người đi tới thủ đô của Trung Quốc phải trình xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, các biện pháp này đã được thực hiện hiệu quả và Trung Quốc không ghi nhận ca mắc nội địa nào ngày 22/8.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục hướng tiếp cận hiện nay mặc dù tỷ lệ tiêm vaccine tiếp tục đóng vai trò lớn trong chiến lược của nước này.
Nhà dịch tễ học Trung Quốc Chung Nam Sơn tuần trước cho biết Trung Quốc cần tiêm vaccine cho hơn 80% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng và dấu mốc này có thể đạt được vào cuối năm nay.
Tương tự, Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang tìm cách tiến về 0 ca mắc và áp dụng một trong những biện pháp kiểm soát biên giới cũng như cách ly nghiêm ngặt nhất thế giới để nối lại việc đi lại với Trung Quốc đại lục.
Chiến lược này dường như có hiệu quả khi thành phố này chỉ ghi nhận 2 ca mắc cộng đồng trong tháng này và không có ca nào trong tháng 7.
Tuy nhiên, việc đi lại với Trung Quốc đại lục vẫn bị hạn chế do dịch bệnh bùng phát ở đặc khu này hoặc ở Trung Quốc đại lục.
Tuần trước, chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đã rút lại quyết định rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày với những người đã tiêm vaccine từ những khu vực có rủi ro trung bình như Singapore hay Nhật Bản.
Hong Kong cũng đưa nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp và Malaysia vào khu vực có rủi ro cao trong khi Australia được dịch chuyển từ rủi ro trung bình xuống rủi ro thấp.
Ngày 24/8, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết cuộc tranh luận về việc theo đuổi chiến lược Không Covid "không phải là một vấn đề phân biệt rạch ròi đen trắng".
Lấy Singapore làm ví dụ, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết tỷ lệ tiêm vaccine của nước này là khoảng 80% trong khi con số này ở Hong Kong là hơn 60%.
"Có một sự khác biệt lớn trong tình hình tiêm vaccine ở 2 nơi này. Điều đó có lẽ là một nhân tố mà chính phủ Singapore đã tính đến trong khi tôi phải cân nhắc đến việc chúng tôi chưa đạt được tỷ lệ tiêm vaccine cần thiết".
Nhà dịch tễ học Ben Cowling, một giáo sư ở Đại học Hong Kong cho rằng mục tiêu đưa số ca mắc về con số 0 là "một chiến lược tối ưu cho Hong Kong trong 18 tháng qua".
"Tuy nhiên, có những cái giá đáng kể về kinh tế và xã hội của chiến lược Không Covid và có lẽ khó có thể đánh giá về dài hạn".
"Các biện pháp y tế công cộng đã được áp dụng phù hợp để có thêm thời gian cho tới khi vaccine sẵn có. Hiện nay, với việc vaccine sẵn có cho bất kỳ ai từ 12 tuổi trở lên, tôi nghĩ chúng ta nên có một lịch trình để nới lỏng các biện pháp y tế công cộng theo từng nấc dựa trên mức độ tiêm vaccine cao dần".
Thể hiện quan điểm tương tự, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết vào tuần này rằng, bất kỳ nỗ lực nào từ New Zealand hoặc các quốc gia khác vẫn tiếp tục chiến lược Không Covid về dài hạn là điều "vô lý".
"Bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào nghĩ rằng họ có thể phần nào tự bảo vệ mình trước Covid-19 với biến thể Delta kéo dài như hiện nay, thật vô lý. Cách để vượt qua đại dịch chính là đạt tỷ lệ tiêm vaccine từ 70 - 80% và mở cửa an toàn.

“Đột nhập” điểm nóng COVID-19 mới ở Mỹ

(Kiến Thức) - Louisiana nằm trong số những bang ghi nhận số ca nhập viện vì COVID-19 nhiều nhất ở Mỹ hiện nay.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My
Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh. Bang Louisiana nằm trong số những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-2
 Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, bang Louisiana có mức trung bình về số ca mắc mới tính theo đầu người trong 7 ngày cuối tháng 7/2021 cao nhất cả nước. Ước tính, cứ 100.000 người dân thì có 77 ca mắc mới mỗi ngày trong 1 tuần.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-3
 Số người nhập viện do mắc COVID-19 tại Louisiana cũng tăng vọt dẫn đến tình trạng quá tải trong các bệnh viện, thiếu hụt nhân viên chăm sóc y tế.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-4
 Được biết, Trung tâm Y tế Khu vực Our Lady of the Lake đã phải dừng việc phẫu thuật không khẩn cấp cho các bệnh nhân khác để ưu tiên giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-5
Giám đốc Trung tâm y tế Khu vực Our Lady of the Lake, Catherine O'Neal, cho biết trung tâm y tế này lớn nhất tiểu bang nhưng không có đủ nhân viên để điều trị cho tất cả mọi người vì số lượng bệnh nhân nhập viện quá lớn. Trung tâm đã phải điều động các nhân viên dự bị và đóng cửa các khoa khác. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-6
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 mới tại bang Louisiana, trong đó có sự xuất hiện biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tiêm chủng thấp. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-7
 Louisiana là một trong những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ. Địa phương này đứng thứ 5 trong danh sách những bang có tỷ lệ tiêm chủng dưới 38%.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-8
Bà Joan Bronson được điều trị COVID-19 tại Trung tâm y tế Ochsner ở Jefferson Parish, bang Louisiana, ngày 10/8. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-9
 Jerome Batiste, đến từ Westwego, Louisiana, cũng đang được điều trị COVID-19 tại Ochsner.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-10
 Bác sĩ Stephen Kantrow thảo luận về việc chăm sóc bệnh nhân với các nhân viên y tế khi họ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế Ochsner ngày 10/8.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-11
 Mary Lubrano, một nữ y tá đến từ Chalmette, bị mắc COVID-19 và đang được điều trị.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-12
Một người dân tự lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19 tại địa điểm xét nghiệm ở New Orleans, Louisiana, ngày 6/8 trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh khắp bang này. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-13
 Các binh sĩ Mỹ có mặt tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở New Orleans.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-14
 Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm y tế North Oaks ngày 5/8.

Tâm sự nhói lòng của người dân Afghanistan chạy loạn

(Kiến Thức) - Nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở Afghanistan đã chia sẻ về cuộc sống khó khăn của họ.

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan
Theo Al Jazeera, hơn nửa triệu người dân ở Afghanistan đã phải rời bỏ nhà cửa do các cuộc xung đột tại nước này từ đầu năm đến nay. Trong đó, gần 20.000 người đổ về thủ đô Kabul tìm nơi lánh nạn. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-2
 Nhiều cư dân đến nhà người thân, bạn bè tá túc trong khi những người khác tìm nơi trú ẩn tạm thời trong các công viên công cộng hoặc vỉa hè ở thủ đô Kabul. Một số được người dân địa phương tốt bụng giúp đỡ.

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-3
Zahra Omari rời tỉnh Kunduz tới Kabul cùng 6 đứa con của cô. "Khi mọi người bắt đầu sơ tán, tôi cũng mang theo các con của mình rời khỏi quê nhà. Tôi thậm chí còn không có sữa cho đứa con gái mới 10 tháng tuổi", Zahra chia sẻ. 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-4
Islamuddin cùng bạn bè pha trà cho những người dân sơ tán trong công viên Azadi. "Các gia đình và cửa hàng gần đó đã đề nghị quyên góp để giúp đỡ người dân sơ tán. Một số chuẩn bị thức ăn, phân phát thuốc miễn phí. Dù những việc làm rất nhỏ nhưng chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ mọi người bằng những gì có thể", Islamuddi nói. 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-5
Abdullah chỉ những vết thương trên lưng của con gái ông khi một quả đạn cối bắn trúng nhà của họ tại tỉnh Kunduz. "Cả 8 đứa con của tôi đều bị trúng đạn khi trúng đang ngủ. Chúng bị chảy nhiều máu và la hét", Abdullah kể lại. Cả gia đình Abdullah sau đó quyết định tới Kabul tìm nơi lánh nạn. Họ đang sống trong túp lều được dựng trong công viên nóng bức và đầy bụi. 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-6
"Ô tô của chúng tôi bị trúng một quả rocket khi đang trên đường chạy thoát khỏi Badakhshan. Tôi bị thương và cần phải đến viện để loại bỏ mảnh đạn khỏi cơ thể", Karimullah chia sẻ. 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-7
Nhiều cư dân địa phương, tổ chức nhân đạo đã cung cấp nước, thực phẩm, nơi ở và các thiết bị cần thiết khác sau khi đông đảo người dân đổ về Kabul. 

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-8
 "Khu trại tạm bợ trong công viên Azadi ngày càng đông đúc và bốc mùi do đông đảo người đến đây. Chính vì vậy, chúng tôi phải dọn ra vỉa hè ở. Chúng tôi không có lựa chọn nào tốt hơn vì đã dùng hết tiền để thuê xe đến đây", Zilgay, cư dân Afghanistan sơ tán từ tỉnh Kunduz, buồn rầu nói.

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-9
 "Chúng tôi nhận được nhiều sự ủng hộ và quyên góp từ những người dân Kabul", Khiyah, 31 tuổi đến từ Kunduz, cho biết.

Tam su nhoi long cua nguoi dan Afghanistan chay loan-Hinh-10
Zia Gul nằm nghỉ bên lề đường ở Kabul trong khi chị dâu của bà, Qamar, đứng xin tiền. "Tôi cảm thấy xấu hổ khi phải ăn xin, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi phải chăm sóc bọn trẻ và cả gia đình", Qamar nói. Được biết, Qamar và Zia đã rời khỏi tỉnh Takhar cùng các con của họ khi cuộc giao tranh nổ ra. 

Toàn cảnh vụ đánh bom kinh hoàng ở sân bay Kabul, nhiều người chết

(Kiến Thức) - Vụ xả súng và đánh bom kinh hoàng ở sân bay Kabul (Afghanistan) đã khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có cả quân nhân Mỹ và dân thường Afghanistan.

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet
Theo Daily Mail, vụ xả súng và đánh bom kinh hoàng ở sân bay Kabul, nơi tập trung đông người dân Afghanistan chờ di tản, xảy ra vào tối 26/8. Ảnh: CNN. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-2
 Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có 13 quân nhân Mỹ và 90 dân thường Afghanistan, và hơn 150 người khác bị thương trong hai vụ đánh bom liều chết và xả súng ở khu vực sân bay Kabul vừa qua. Ảnh: Daily Mail.

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-3
Nhiều người dân Afghanistan bị thương được đưa tới bệnh viện điều trị sau vụ đánh bom hôm 26/8. Ảnh: AP. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-4
 Một người đàn ông bị thương rời khỏi sân bay Kabul. Ảnh: Daily Mail. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-5
 ISIS-K, một nhánh chính thức của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoạt động ở Afghanistan, đã lên tiếng thừa nhận tiến hành vụ tấn công bằng súng và đánh bom liều chết này. Ảnh: Daily Mail. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-6
Tại một bệnh viện gần hiện trường vụ tấn công, các xe cấp cứu nối đuôi nhau chở các nạn nhân đến. Ảnh: ST. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-7
 Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ truy lùng kẻ chịu trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố tại sân bay Kabul. Ảnh: Reuters.

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-8
 “Đối với những kẻ thực hiện cuộc tấn công này, cũng như bất kỳ ai muốn gây tổn hại cho nước Mỹ, hãy nhớ rằng: Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ truy lùng và bắt những người này phải trả giá", Tổng thống Biden phát biểu từ Nhà Trắng hôm 26/8. Ảnh: Reuters.

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-9
 "Chúng tôi đã ra lệnh cho các chỉ huy quân đội lập kế hoạch tác chiến để tấn công vào tài sản, hàng ngũ lãnh đạo và các mục tiêu khác của IS. Chúng tôi sẽ đáp trả mạnh tay, chính xác vào thời gian và địa điểm mà chúng tôi lựa chọn", ông chủ Nhà Trắng cho biết. Ảnh: Reuters. 

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-10
 Nhiều lãnh đạo thế giới đã lên tiếng chỉ trích vụ tấn công ở khu vực sân bay Kabul là "man rợ" và "vô nhân đạo". Ảnh: Reuters.

Toan canh vu danh bom kinh hoang o san bay Kabul, nhieu nguoi chet-Hinh-11
 “Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác chặt chẽ để tránh sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan và hơn thế nữa", Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết. Ảnh: Reuters.