Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm Indonesia trong nước biển

08/03/2018 08:50

Cuộc sống của hàng triệu người thuộc các cộng đồng dân cư duyên hải của Indonesia đang bị đe dọa khi nơi họ ở cứ chìm dần do biến đổi khí hậu và việc khai thác cạn kiệt nước ngầm.

Theo Hoa Hạ/Zing News

Siêu bão Harvey chính là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Cuộc sống người dân quần đảo Solomon thời biến đổi khí hậu

Thế giới đồng loạt chỉ trích Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris

Những thói quen hủy hoại Trái Đất của người Mỹ

Chùm ảnh hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu

Mỗi ngày, các em học sinh làng Pantai Bahagia, bờ biển phía bắc đảo Java, đều lội qua nước biển cao tới bắp chân để đến trường. Cách bờ biển vài km nhưng sân trường và lớp học gần như ngày nào cũng bị ngập. Đó là biểu hiện rõ ràng về mối đe dọa rằng bờ biển Java đang chìm dần và gây ảnh hưởng cho hàng triệu cư dân.
Mỗi ngày, các em học sinh làng Pantai Bahagia, bờ biển phía bắc đảo Java, đều lội qua nước biển cao tới bắp chân để đến trường. Cách bờ biển vài km nhưng sân trường và lớp học gần như ngày nào cũng bị ngập. Đó là biểu hiện rõ ràng về mối đe dọa rằng bờ biển Java đang chìm dần và gây ảnh hưởng cho hàng triệu cư dân.
Một mặt, người dân các khu vực ven biển của Indonesia phải đối phó với biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao, mặt khác việc khai thác nước ngầm để sử dụng trong các thành phố lớn như thủ đô Jakarta lại là nguyên nhân làm đất dọc bờ biển sụt lún. Trong ảnh, thủy triều lên tại cảng cá Muara Baru ở Jakarta.
Một mặt, người dân các khu vực ven biển của Indonesia phải đối phó với biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao, mặt khác việc khai thác nước ngầm để sử dụng trong các thành phố lớn như thủ đô Jakarta lại là nguyên nhân làm đất dọc bờ biển sụt lún. Trong ảnh, thủy triều lên tại cảng cá Muara Baru ở Jakarta.
Gần 40% diện tích thành phố Jakarta hiện nằm dưới mực nước biển. Một bức tường biển khổng lồ đã được xây nhằm ngăn những con sóng tấn công thủ đô. Tuy nhiên, nhiều khu vực rộng lớn ở phía bắc Jakarta vẫn thường xuyên bị ngập. Trong ảnh, thanh thiếu niên vui chơi gần một nhà thờ Hồi giáo bên bờ biển tại cảng Muara Baru.
Gần 40% diện tích thành phố Jakarta hiện nằm dưới mực nước biển. Một bức tường biển khổng lồ đã được xây nhằm ngăn những con sóng tấn công thủ đô. Tuy nhiên, nhiều khu vực rộng lớn ở phía bắc Jakarta vẫn thường xuyên bị ngập. Trong ảnh, thanh thiếu niên vui chơi gần một nhà thờ Hồi giáo bên bờ biển tại cảng Muara Baru.
Một phụ nữ xem tivi trong khi nước biển tràn vào nhà bà ở Demak. Tại thị trấn ven biển này, người dân phải kê tủ lạnh và tivi lên các khối bê tông để tránh cho đồ vật tiếp xúc với nước chảy vào nhà mỗi khi thủy triều dâng. Một số người đã bỏ nhà cửa khi bờ biển chìm dần.
Một phụ nữ xem tivi trong khi nước biển tràn vào nhà bà ở Demak. Tại thị trấn ven biển này, người dân phải kê tủ lạnh và tivi lên các khối bê tông để tránh cho đồ vật tiếp xúc với nước chảy vào nhà mỗi khi thủy triều dâng. Một số người đã bỏ nhà cửa khi bờ biển chìm dần.
Đất nước vạn đảo Indonesia có đường bờ biển dài khoảng 81.000 km và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Hơn 1/5 diện tích rừng ngập mặt của thế giới tập trung tại Indonesia. Rừng ngập mặn giúp hạn chế tác động của thủy triều, nhưng hiện nay chỉ còn 3 triệu ha, giảm chỉ còn hơn một nửa so với cách đây 3 thập kỷ.
Đất nước vạn đảo Indonesia có đường bờ biển dài khoảng 81.000 km và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Hơn 1/5 diện tích rừng ngập mặt của thế giới tập trung tại Indonesia. Rừng ngập mặn giúp hạn chế tác động của thủy triều, nhưng hiện nay chỉ còn 3 triệu ha, giảm chỉ còn hơn một nửa so với cách đây 3 thập kỷ.
Từ nhiều năm nay, các cộng đồng dân cư ven biển đã chặt phá rừng ngập mặn để lấy đất cho các hoạt động nông nghiệp như nuôi tôm cá và trồng lúa. Ở một số nơi, hàng trăm mét bờ biển từng được rừng ngập mặn che chắn giờ đã bị biển nuốt mất.
Từ nhiều năm nay, các cộng đồng dân cư ven biển đã chặt phá rừng ngập mặn để lấy đất cho các hoạt động nông nghiệp như nuôi tôm cá và trồng lúa. Ở một số nơi, hàng trăm mét bờ biển từng được rừng ngập mặn che chắn giờ đã bị biển nuốt mất.
Chính phủ Indonesia đã làm việc với các nhóm hoạt động vì môi trường để trồng lại rừng ngập mặn, xây đê và tái định cư người dân.
Chính phủ Indonesia đã làm việc với các nhóm hoạt động vì môi trường để trồng lại rừng ngập mặn, xây đê và tái định cư người dân.
Tuy nhiên, nhiều cư dân, chủ yếu là ngư dân nghèo và những người bán hàng, hoặc không muốn rời ngôi nhà đã gắn bó, hoặc đơn giản không có nơi nào khác để đi.
Tuy nhiên, nhiều cư dân, chủ yếu là ngư dân nghèo và những người bán hàng, hoặc không muốn rời ngôi nhà đã gắn bó, hoặc đơn giản không có nơi nào khác để đi.
Indonesia đang chìm dần. Theo các nhà thủy văn học, thủ đô Jakarta chỉ còn một thập kỷ nữa để được cứu. Viễn cảnh xấu nhất là khu vực phía bắc thành phố với hàng triệu cư dân sẽ chìm xuống dưới nước cùng phần lớn nền kinh tế Indonesia.
Indonesia đang chìm dần. Theo các nhà thủy văn học, thủ đô Jakarta chỉ còn một thập kỷ nữa để được cứu. Viễn cảnh xấu nhất là khu vực phía bắc thành phố với hàng triệu cư dân sẽ chìm xuống dưới nước cùng phần lớn nền kinh tế Indonesia.
Thế nhưng với tốc độ sụt lún như hiện nay, các chuyên gia cảnh báo toàn bộ tường biển cũng có thể bị chìm dưới nước trong chỉ hơn một thập kỷ nữa. Trong ảnh, ngư dân sửa chữa tàu cá hỏng và trẻ em chơi đùa bên một đoạn tường biển, giải pháp tạm thời để cứu lấy Jakarta khỏi triều cường và xói mòn do nước biển.
Thế nhưng với tốc độ sụt lún như hiện nay, các chuyên gia cảnh báo toàn bộ tường biển cũng có thể bị chìm dưới nước trong chỉ hơn một thập kỷ nữa. Trong ảnh, ngư dân sửa chữa tàu cá hỏng và trẻ em chơi đùa bên một đoạn tường biển, giải pháp tạm thời để cứu lấy Jakarta khỏi triều cường và xói mòn do nước biển.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Va chạm xe máy, 2 thanh niên ở Hải Dương tử vong

Va chạm xe máy, 2 thanh niên ở Hải Dương tử vong

Cắt bỏ thủ tục rườm rà, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Cắt bỏ thủ tục rườm rà, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status