Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Biến cố chính trị ở Myanmar: Loạt động thái trừng phạt cứng rắn của Mỹ

01/04/2021 06:25

(Kiến Thức) - Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Myanmar kể từ khi biến cố chính trị xảy ra tại quốc gia Đông Nam Á này hồi đầu tháng 2/2021.

An An (T.H)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Vào ngày 1/2/2021, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền Ảnh: Getty.
Vào ngày 1/2/2021, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền Ảnh: Getty.

Chỉ một ngày sau đó, hôm 2/2, Mỹ xác định quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc chính biến, yêu cầu chấm dứt viện trợ đối với chính phủ Myanmar. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Chỉ một ngày sau đó, hôm 2/2, Mỹ xác định quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc chính biến, yêu cầu chấm dứt viện trợ đối với chính phủ Myanmar. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.

Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar. Tuy vậy, các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ. Ảnh: Lực lượng an ninh được triển khai trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar. Tuy vậy, các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ. Ảnh: Lực lượng an ninh được triển khai trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.

Sau đó, Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về vụ chính biến hôm 1/2. Ảnh: Một cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Sau đó, Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về vụ chính biến hôm 1/2. Ảnh: Một cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar. Ảnh: Reuters.

Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự trong cuộc chính biến hồi đầu tháng. Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự trong cuộc chính biến hồi đầu tháng. Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Ảnh: Reuters.

Ngày 22/2, chính quyền Mỹ bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.
Ngày 22/2, chính quyền Mỹ bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.

Ngày 25/3 vừa qua, Mỹ áp lệnh trừng phạt hai tập đoàn do quân đội Myanmar kiểm soát nhằm phản đối việc quân đội nước này lên nắm quyền và trấn áp biểu tình. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar, ngày 30/3.
Ngày 25/3 vừa qua, Mỹ áp lệnh trừng phạt hai tập đoàn do quân đội Myanmar kiểm soát nhằm phản đối việc quân đội nước này lên nắm quyền và trấn áp biểu tình. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar, ngày 30/3.

Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo đưa hai tập đoàn Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Myanmar Economic Corporation Ltd (MEC) vào danh sách đen. Theo đó, Washington sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào của hai thực thể này tại Mỹ. Ảnh: Người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 28/3. Ảnh: Reuters.
Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo đưa hai tập đoàn Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Myanmar Economic Corporation Ltd (MEC) vào danh sách đen. Theo đó, Washington sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào của hai thực thể này tại Mỹ. Ảnh: Người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 28/3. Ảnh: Reuters.

Tiếp đến, ngày 29/3, Mỹ thông báo đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Myanmar. Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố đình chỉ Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư được Washington và Nay Pyi Daw ký kết năm 2013, đồng thời nói thêm rằng hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ chỉ được nối lại khi chính phủ dân sự được khôi phục tại Myanmar. Ảnh: Reuters.
Tiếp đến, ngày 29/3, Mỹ thông báo đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Myanmar. Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố đình chỉ Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư được Washington và Nay Pyi Daw ký kết năm 2013, đồng thời nói thêm rằng hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ chỉ được nối lại khi chính phủ dân sự được khôi phục tại Myanmar. Ảnh: Reuters.
Bà Katherine Tai còn cho biết cơ quan của bà sẽ xem xét tình hình của Myanmar khi làm việc với Quốc hội Mỹ về việc ủy quyền lại nước này vào Hệ thống ưu đãi chung, chương trình có mục đích giảm thiểu các khoản áp thuế của Washington và cung cấp quyền tiếp cận thương mại đặc biệt khác cho một số nước đang phát triển. Ảnh: Getty.
Bà Katherine Tai còn cho biết cơ quan của bà sẽ xem xét tình hình của Myanmar khi làm việc với Quốc hội Mỹ về việc ủy quyền lại nước này vào Hệ thống ưu đãi chung, chương trình có mục đích giảm thiểu các khoản áp thuế của Washington và cung cấp quyền tiếp cận thương mại đặc biệt khác cho một số nước đang phát triển. Ảnh: Getty.

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/3 đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao không thiết yếu của nước này cùng gia đình họ rời khỏi Myanmar. Bộ cũng nhắc lại cảnh báo yêu cầu người Mỹ không nên đến Myanmar khi tình hình tại nước này vẫn bất ổn. Ảnh: Người biểu tình ở Yangon ngày 29/3. Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/3 đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao không thiết yếu của nước này cùng gia đình họ rời khỏi Myanmar. Bộ cũng nhắc lại cảnh báo yêu cầu người Mỹ không nên đến Myanmar khi tình hình tại nước này vẫn bất ổn. Ảnh: Người biểu tình ở Yangon ngày 29/3. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)

Bạn có thể quan tâm

Vụ nữ sinh viên luật bị cưỡng bức tập thể gây phẫn nộ

Vụ nữ sinh viên luật bị cưỡng bức tập thể gây phẫn nộ

Nga mở rộng điều kiện nhập ngũ và nhập quốc tịch cho người nước ngoài

Nga mở rộng điều kiện nhập ngũ và nhập quốc tịch cho người nước ngoài

Chạy đua tìm kiếm nạn nhân lũ quét ở Texas

Chạy đua tìm kiếm nạn nhân lũ quét ở Texas

Miền trung Ukraine rung chuyển, Nga mở cánh cửa vào Dnipropetrovsk

Miền trung Ukraine rung chuyển, Nga mở cánh cửa vào Dnipropetrovsk

Loạt ảnh khiến bạn sửng sốt về cuộc sống ở Thụy Sĩ

Loạt ảnh khiến bạn sửng sốt về cuộc sống ở Thụy Sĩ

Ngoại trưởng Lavrov nói về mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Ngoại trưởng Lavrov nói về mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại đến ngày 1/8

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại đến ngày 1/8

Thảm họa lũ lụt ở Texas hơn 100 người thiệt mạng

Thảm họa lũ lụt ở Texas hơn 100 người thiệt mạng

Tổng thống Iran tiết lộ việc từng bị Israel tìm cách ám sát

Tổng thống Iran tiết lộ việc từng bị Israel tìm cách ám sát

Rúng động vụ người giúp việc sát hại hai mẹ con chủ nhà

Rúng động vụ người giúp việc sát hại hai mẹ con chủ nhà

BRICS - lời khẳng định mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi

BRICS - lời khẳng định mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi

Bão Danas đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) gây nhiều thương vong

Bão Danas đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) gây nhiều thương vong

Top tin bài hot nhất

Loạt ảnh khiến bạn sửng sốt về cuộc sống ở Thụy Sĩ

Loạt ảnh khiến bạn sửng sốt về cuộc sống ở Thụy Sĩ

08/07/2025 12:17
Vụ nữ sinh viên luật bị cưỡng bức tập thể gây phẫn nộ

Vụ nữ sinh viên luật bị cưỡng bức tập thể gây phẫn nộ

08/07/2025 20:35
Miền trung Ukraine rung chuyển, Nga mở cánh cửa vào Dnipropetrovsk

Miền trung Ukraine rung chuyển, Nga mở cánh cửa vào Dnipropetrovsk

08/07/2025 14:45
Ngoại trưởng Lavrov nói về mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

Ngoại trưởng Lavrov nói về mối đe dọa trực tiếp đối với Nga

08/07/2025 08:55
Tổng thống Iran tiết lộ việc từng bị Israel tìm cách ám sát

Tổng thống Iran tiết lộ việc từng bị Israel tìm cách ám sát

08/07/2025 06:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status