Bịa chuyện bị bắt cóc, người phụ nữ lĩnh 18 tháng tù

Tòa án Mỹ tuyên phạt người phụ nữ 40 tuổi 18 tháng tù giam sau khi cô ta tự bịa chuyện bị bắt cóc để bỏ trốn cùng bạn trai cũ và nhận khoản bồi thường khổng lồ.

Sherri Papini, người phụ nữ 40 tuổi có 2 con, ở bang California của Mỹ, tự bịa chuyện bị bắt cóc vào năm 2016. Vụ việc bị phơi bày nhờ sự can thiệp của công nghệ ADN hiện đại.
Ngày 19/9 vừa qua, thẩm phán William B. Shubb tuyên phạt mức án phạt 18 tháng tù giam đối với bị cáo Papini và 36 tháng quản thúc sau khi ra tù. Ngoài ra, bị cáo Papini còn phải bồi thường 310.000 USD.
Bia chuyen bi bat coc, nguoi phu nu linh 18 thang tu
Người phụ nữ nhận án tù 18 tháng sau khi bị phát hiện giả vờ bị bắt cóc. Ảnh: CNN. 
Bản án 18 tháng tù giam mà Thẩm phán Shubb đưa ra là dài hơn so với mức án phạt 8 tháng tù được các công tố viên đề nghị trước đó.
“Tôi rất lấy làm tiếc vì để nhiều người phải chịu đựng chuyện của mình. Những người đã hy sinh vì một người phụ nữ hư hỏng như tôi. Những người sẵn sàng hỗ trợ tôi trong khoảng thời gian tôi thực sự cần sự giúp đỡ. Cảm ơn tất cả mọi người”, bị cáo Papini nói trước tòa án.
Vụ lừa đảo của Papini xảy ra vào tháng 11/2016 khi cô ta được báo cáo mất tích sau khi đi ra ngoài chạy bộ gần ngôi nhà ở quận Shasta, phía bắc bang California. Ba tuần sau đó, cô này được tìm thấy trong tình tạng bị thương và ngồi một mình trên con đường cao tốc cách nhà khoảng 230 km. Cô này nói với cảnh sát rằng bản thân đã bị hai người phụ nữ bịt mặt nói tiếng Tây Nha Nha lạm dụng và tra tấn, xích ở trong phòng, cầm theo súng dọa nạt và dùng dụng cụ nóng để gây thương tích.
Sau lời khai của cô Papini, lực lượng chức năng đã tiến hành truy tìm các đối tượng khả nghi, nhưng sau 4 năm, kết quả vẫn là con số 0. Thậm chí, cô này còn nhận được hơn 30.000 USD từ quỹ bồi thường cho các nạn nhân của chính quyền bang California.
Sự thật về vụ bắt cóc của Papini được phơi bày vào năm 2020, khi các nhà điều tra tiến hành so sánh mẫu ADN trên quần áo của cô này với người bạn trai cũ. Chính người bạn trai cũ sau đó cũng thừa nhận cả hai đã dàn dựng vụ bắt cóc.
CNN cho biết, trong ngày tuyên án, các công tố viên nhận định vụ lừa đảo đã gây ra lãng phí nguồn lực và khiến lực lượng cảnh sát điều tra cả những đối tượng vô tội.
"Papini đã lên kế hoạch và thực hiện một trò lừa đảo bắt cóc rất tinh vi, không những vậy, sau đó cô ta còn tiếp tục khai báo sai sự thật trong nhiều năm mà không quan tâm đến những tổn hại mà cô ấy đã gây ra cho những người khác", các công tố viên cho biết.
Cũng tại phiên tòa, luật sư biện hộ của bị cáo Papini là ông William Portanova nhấn mạnh thân chủ đã nhận tội và danh tiếng cũng đã bị hủy hoại sau vụ việc.

Bộ tộc kỳ lạ, phụ nữ xăm hình lên mặt...tránh bị bắt cóc

Trong hơn 1.000 năm, phụ nữ bộ tộc Chin sinh sống ở bang Chin của Myanmar vẫn thường xăm hình trên mặt nhằm ngăn bị các đối thủ bắt cóc.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc

Lai Tu Chin là một bộ tộc kỳ lạ sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin của Myanmar.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-2
Thời xưa, phụ nữ bộ tộc Chin thường xăm hình trên mặt để ngăn chặn các đối thủ bắt cóc họ. Những người phụ nữ này còn được gọi là “người mặt hổ”.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-3
Thế nhưng, phụ nữ bộ tộc Chin ngày nay không còn xăm mặt nữa. Những người có hình xăm trên mặt là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục và hiện đã lớn tuổi.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-4
Từ năm 1962, chính phủ Myanmar cấm tập tục xăm mặt trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước. 
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-5
Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, thuở xưa, có một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên bắt một số người về làm vợ. Từ đó, các cô con gái người Chin lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, nhằm che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-6
Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-7
Do mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-8
Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền" chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-9
Nhiếp ảnh gia người Australia Dylan Goldby từng giới thiệu những bức ảnh về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-10
Ngoài ra, nhiếp ảnh gia người Ý Marco Vendittelli cũng từng thực hiện bổ ảnh độc đáo về những người phụ nữ xăm mặt cuối cùng của bộ tộc Chin ở Myanmar.

Người đàn ông nhanh trí thoát khỏi nhóm bắt cóc bằng hành động lạ

Bị nhóm 3 kẻ bắt cóc dí súng phía sau, nạn nhân nhanh trí tìm cách thu hút sự chú ý của cảnh sát bằng việc đi quá tốc độ và dùng ký hiệu tay.

Theo Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Martin, bang Florida (Mỹ), nạn nhân là người kinh doanh chó ở thành phố Port St. Lucie. Anh từng khoe trên mạng về việc kiếm được rất nhiều tiền, thu hút sự chú ý của nhóm bắt cóc ở độ tuổi 20.
3 tên tội phạm đóng giả là người mua chó, hỏi địa chỉ nhà nạn nhân để đột nhập vào hôm 16/6. Sau khi lục soát, lấy tiền mặt, chúng muốn lấy cả những con chó đắt tiền. Khi nạn nhân cho biết những con chó đang ở nhà dì tại Fort Lauderdale, chúng dí súng và bắt anh lái xe đưa tới đó.