Bí thư Phú Quốc nói về trận ngập lịch sử: Tất cả do mưa quá lớn

(Kiến Thức) - Bí thư huyện Phú Quốc (Kiên Giang) Mai Văn Huỳnh khẳng định đảo ngọc được quy hoạch bài bản và đang trong quá trình thực hiện. Trận thiên tai là bài học để huyện hoàn thiện quy hoạch.

Huyện đảo Phú Quốc trải qua trận lụt lịch sử, có nơi nước ngập sâu 2m. Sau khi nước rút, nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng nguyên nhân ngập là tốc độ đô thị hóa quá nhanh, chưa quan tâm đến việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Trên Cổng thông tin điện tử Kiên Giang, ông Mai Văn Huỳnh - Bí thư huyện Phú Quốc, khẳng định việc ngập lụt chỉ diễn ra cục bộ, không phải toàn bộ đảo. Một số điểm ngập như thị xã Dương Đông, khu vực Bến Tràm, Cây Thông Trong, đường dọc bãi Trường.

Theo ông Huỳnh, tình trạng ngập cục bộ có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, từ ngày 1 đến 9/8, lượng mưa đã đạt 1.170 mm, trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại đảo là 2.800 mm. Riêng ngày 9/8, lượng mưa đã lên tới 335 mm.

Ông Huỳnh cho rằng đây là lượng mưa kỷ lục nhiều năm, diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời trùng lúc nước biển dâng cao do triều cường. Từ đó việc thoát nước từ sông, suối ra biển bị cản trở rất nhiều.

Bi thu Phu Quoc noi ve tran ngap lich su: Tat ca do mua qua lon

Ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư Phú Quốc. Ảnh: Trương Sĩ

Ngoài ra, trong lúc xảy ra lượng mưa lớn thì gió mùa Tây Nam thổi mạnh làm cho sóng biển lên cao cộng thêm địa hình đón ở phía tây và nam đảo. Cửa sông đổ ra biển cũng nằm ở phía tây nam, nơi có triều cường và sóng lớn, nên nước thoát lại càng khó.

Hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn được đầu tư từ 2002, quy mô thời điểm đó phù hợp với mật độ dân cư thưa thớt.

Tuy nhiên, đến nay, dân cư Phú Quốc đã phát triển nhanh, cộng thêm khách du lịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Một số ao hồ tự nhiên bị san lấp, tôn nền xây dựng kè, làm hẹp dòng chảy.

Riêng khu vực bãi Trường, do các dự án chưa hoàn thiện nên việc đấu nối với hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, gây ra ngập cục bộ ở một số khu vực này.

Bí thư Phú Quốc Mai Văn Huỳnh khẳng định đảo ngọc được quy hoạch bài bản và đang trong quá trình thực hiện. Trận thiên tai là bài học để huyện hoàn thiện quy hoạch.

PGĐ Sở NN&PTNT Hà Nội nhảy lầu: Vẫn dặn lái xe hôm sau đến đón đi họp

(Kiến Thức) - Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ông Phạm Văn Khương không có biểu hiện gì lạ, vẫn tươi cười, dặn lái xe đến đón đi họp vào ngày mai. 

Liên quan đến vụ việc ông Phạm Văn Khương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội rơi tử vong ở chung cư Vinaconex 1 (đường Khất Duy Tiến, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), ngày 16/8, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trước đó ông Khương vẫn đến cơ quan công tác bình thường, không có biểu hiện gì lạ.
“Tất cả biểu hiện của ông Khương đều bình thường, vẫn tươi cười. Sáng hôm qua (15/8), ông Khương vẫn đi viếng đám tang cùng mọi người rồi về cơ quan ăn cơm. Mọi công tác, họp hành trên cơ quan đều bình thường” - ông Mỹ kể về người đồng nghiệp.

Hòa giải bất thành hai võ sư Nam Anh Kiệt và Nam Nguyên Khánh

(Kiến Thức) - Sau khi xảy ra xung đột khiến làng võ thuật Việt gây xôn xao, sáng 15/8, võ sư Nam Anh Kiệt và Nam Nguyên Khánh đã có buổi hòa giải nhưng bất thành.

Mới đây, làng võ Việt đã xôn xao xung quanh câu chuyện võ sư Nam Anh Kiệt dùng vũ lực tấn công võ sư Nam Nguyên Khánh, xuất phát từ những mâu thuẫn nội bộ.
Sau đó, võ sư Nam Anh Kiệt bị cách chức tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh. Trong khi đó, võ sư Nam Nguyên Khánh cũng gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng tại TP.HCM.
Hoa giai bat thanh hai vo su Nam Anh Kiet va Nam Nguyen Khanh
Võ sư Nam Anh Kiệt không chấp nhận yêu cầu phải bồi thường và xin lỗi công khai từ phía luật sư của võ sư Nam Nguyên Khánh. (Ảnh: Vothuat)
Vào sáng 15/8, võ sư Nam Anh Kiệt (tên khai sinh: Nguyễn Đăng Tùng) cho biết, anh đã có buổi làm việc tại UBND phường 4, quận Phú Nhuận (TP.HCM) theo giấy mời hòa giải của phường nơi mà anh đang cư trú.