Bị ném xuống biển, hàng chục người di cư chết đuối

Một tàu buôn người chở khoảng 200 người, trong đó có trẻ em, đã rời Oulebi ở Djibouti lúc 2 giờ ngày 3/3, sau đó vì quá tải đã ném ít nhất 80 người xuống biển trước khi quay tàu trở lại Djibouti.

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 4/3 cho biết ít nhất 20 người đã chết đuối sau khi các tàu buôn người ném hàng chục người di cư xuống vùng biển Djibouti.

Những người này đang trên hành trình tới Yemen với hy vọng từ đó vào Saudi Arabia để tìm việc làm.

Bi nem xuong bien, hang chuc nguoi di cu chet duoi
Lực lượng cứu hộ khiêng thi thể một người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Djibouti tháng 10/2020. (Nguồn: AFP)

Người phát ngôn IOM khu vực Đông Phi và vùng Sừng châu Phi, bà Yvonne Ndege cho biết: "Những người sống sót cho biết là có ít nhất 20 người đã thiệt mạng. Hiện mới vớt được 5 thi thể và số người thiệt mạng có thể còn tăng."

Những người sống sót đang được điều trị tại thị trấn cảng Obock và hiện cơ quan chức năng đang thu thập lời khai. 

Theo bà Ndege, tàu trên chở khoảng 200 người, trong đó có trẻ em, đã rời Oulebi ở Djibouti lúc 2 giờ ngày 3/3.

Những người còn sống sót kể lại rằng sau khi xuất phát được khoảng 30 phút, những kẻ buôn người thấy tàu quá tải nên đã ném ít nhất 80 người xuống biển trước khi quay tàu trở lại Djibouti.

Trong số những người bị ném xuống, chỉ có 60 người được trở lại bờ.

Việc người di cư từ Ethiopia hoặc Somalia tìm đến Saudi Arabia hoặc Các tiều vương quốc Arab thống nhất (UAE) phải bỏ mạng ngoài khơi Djibouti đã trở nên phổ biến.

Hai vụ việc tương tự đã xảy ra tại vùng Vịnh Aden hồi tháng 10/2020, làm ít nhất 50 người thiệt mạng.

Giải pháp “hạ nhiệt” biểu tình leo thang ở Myanmar?

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Chỉ trong ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này.

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?
 Trong suốt hơn một tháng qua, biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint, hôm 1/2 . Ảnh: Reuters. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-2
 Quân đội Myanmar đã tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt hơn một tháng qua và vẫn chưa dừng lại. Ảnh: Reuters. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-3
 Đụng độ giữa lực lượng Quân đội Myanmar và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã xảy ra và khiến nhiều người thương vong. Gần đây nhất, ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình ở Myanmar thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này, theo Reuters. Ảnh: AP. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-4
Trước đó, ít nhất 21 người tham gia cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại nhiều địa điểm ở Myanmar trong ngày 28/2 đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Ngoài ra, hàng chục người khác bị thương. Ảnh: Reuters.  

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-5
 Trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar, nhiều nước trên thế giới đã áp trừng phạt nhắm vào Quân đội Myanmar với hy vọng chấm dứt tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: Reuters. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-6
 Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo chính quyền quân sự Myanmar rằng Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang. Ảnh: Reuters.

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-7
 Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các giải pháp này mang lại hiệu quả hạn chế. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-8
Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng để có thể chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay của Myanmar, một là làn sóng biểu tình tự chấm dứt hoặc quân đội sẽ đàm phán một thỏa thuận nào đó với người biểu tình. Tuy nhiên, hai khả năng này hiện khó có thể xảy ra. Ảnh: AP.  

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-9
Dù vậy, trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố ngày 2/3, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (ảnh) nhấn mạnh đối thoại giữa Quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ảnh: BAR. 

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-10
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã đưa ra các đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, như lập ra một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử giúp Myanmar thu hẹp bất đồng về cuộc tổng tuyển cử vừa qua hay thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và cường quốc bên ngoài khu vực. Ảnh: MM.  
Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-11
ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Reuters.  

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-12
Được biết, ngày 2/3, Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) đã ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bạo lực và khởi động đối thoại về một giải pháp hoà bình ở Myanmar. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP.  

Giai phap “ha nhiet” bieu tinh leo thang o Myanmar?-Hinh-13
 “Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh. Ảnh: Biểu tình tại Yangon, Myanmar, hôm 28/2. Ảnh: Reuters. 

Thảm cảnh người di cư bị “bỏ rơi” giữa biển

(Kiến Thức) - Một nhóm người di cư Afghanistan "tố" giới chức Hy Lạp đã bỏ mặc họ lênh đênh giữa biển.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien
Theo AP, trong chuyến tuần tra trên biển, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã giải cứu 37 người di cư, trong đó có 18 trẻ em, từ hai bè cứu sinh màu cam trên biển Aegean vào ngày 12/9. (Nguồn ảnh: AP) 

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-2
 "Họ (lực lượng Hy Lạp) lấy điện thoại của chúng tôi và nói sẽ có một chiếc xe buýt đến và đưa chúng tôi lên tàu. Nhưng sau đó, họ bỏ mặc chúng tôi giữa biển một cách tồi tệ trên những chiếc bè này", Omid Hussain Nabizada, một người di cư, nói.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-3
 Lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ đã giải cứu hơn 300 người di cư "bị Hy Lạp đẩy về vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ" trong tháng này.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-4
 Về phần mình, Hy Lạp cho rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên hộ tống thuyền đưa người di cư trái phép về phía Hy Lạp.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-5
 "Qua tuần tra, chúng tôi thường xuyên phát hiện những chiếc thuyền chở người di cư cố vào Hy Lạp một cách bất hợp pháp", AP dẫn lời phát ngôn viên lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-6
 Được biết, theo thỏa thuận giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 nhằm ngăn chặn dòng người di cư, Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ ngăn chặn những người lén lút nhập cảnh vào Hy Lạp.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-7
 Đầu tháng này, Bộ trưởng Vận tải biển Hy Lạp Giannis Plakiotakis cho biết các nhà chức trách Hy Lạp đã ngăn chặn hơn 10.000 người vào Hy Lạp bằng đường biển trong năm nay.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-8
 Zohra Alizada, một người di cư 14 tuổi, cho biết cảnh sát đã đưa cô và những người khác lên bè rồi rời đi. Những người di cư đã phải gọi cho lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ để được giúp đỡ.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-9
 Một cơ quan giám sát độc lập có trụ sở tại Na Uy cho biết họ đã ghi nhận ít nhất 50 trường hợp những người di cư bị đưa vào bè cứu sinh và rời đi từ tháng 3/2020.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-10
 “Họ (người di cư) không sẵn sàng lên những chiếc bè cứu sinh này. Họ bị ép buộc”, một quan chức nói.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-11
 Trong khi đó, Hy Lạp khẳng định lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã giải cứu 3.150 người di cư trong khoảng 100 sự cố trong năm nay.

Tham canh nguoi di cu bi “bo roi” giua bien-Hinh-12
 Những người di cư ngồi trên tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sau khi được đưa lên từ bè cứu sinh giữa biển ngày 12/9.