Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Giải pháp “hạ nhiệt” biểu tình leo thang ở Myanmar?

04/03/2021 06:30

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Chỉ trong ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này.

Thiên An (T.H)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Trong suốt hơn một tháng qua, biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint, hôm 1/2 . Ảnh: Reuters.
Trong suốt hơn một tháng qua, biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint, hôm 1/2 . Ảnh: Reuters.
Quân đội Myanmar đã tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt hơn một tháng qua và vẫn chưa dừng lại. Ảnh: Reuters.
Quân đội Myanmar đã tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt hơn một tháng qua và vẫn chưa dừng lại. Ảnh: Reuters.
Đụng độ giữa lực lượng Quân đội Myanmar và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã xảy ra và khiến nhiều người thương vong. Gần đây nhất, ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình ở Myanmar thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này, theo Reuters. Ảnh: AP.
Đụng độ giữa lực lượng Quân đội Myanmar và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã xảy ra và khiến nhiều người thương vong. Gần đây nhất, ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình ở Myanmar thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này, theo Reuters. Ảnh: AP.
Trước đó, ít nhất 21 người tham gia cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại nhiều địa điểm ở Myanmar trong ngày 28/2 đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Ngoài ra, hàng chục người khác bị thương. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ít nhất 21 người tham gia cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại nhiều địa điểm ở Myanmar trong ngày 28/2 đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Ngoài ra, hàng chục người khác bị thương. Ảnh: Reuters.
Trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar, nhiều nước trên thế giới đã áp trừng phạt nhắm vào Quân đội Myanmar với hy vọng chấm dứt tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: Reuters.
Trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar, nhiều nước trên thế giới đã áp trừng phạt nhắm vào Quân đội Myanmar với hy vọng chấm dứt tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo chính quyền quân sự Myanmar rằng Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo chính quyền quân sự Myanmar rằng Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các giải pháp này mang lại hiệu quả hạn chế. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các giải pháp này mang lại hiệu quả hạn chế. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng để có thể chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay của Myanmar, một là làn sóng biểu tình tự chấm dứt hoặc quân đội sẽ đàm phán một thỏa thuận nào đó với người biểu tình. Tuy nhiên, hai khả năng này hiện khó có thể xảy ra. Ảnh: AP.
Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng để có thể chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay của Myanmar, một là làn sóng biểu tình tự chấm dứt hoặc quân đội sẽ đàm phán một thỏa thuận nào đó với người biểu tình. Tuy nhiên, hai khả năng này hiện khó có thể xảy ra. Ảnh: AP.
Dù vậy, trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố ngày 2/3, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (ảnh) nhấn mạnh đối thoại giữa Quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ảnh: BAR.
Dù vậy, trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố ngày 2/3, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (ảnh) nhấn mạnh đối thoại giữa Quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ảnh: BAR.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã đưa ra các đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, như lập ra một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử giúp Myanmar thu hẹp bất đồng về cuộc tổng tuyển cử vừa qua hay thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và cường quốc bên ngoài khu vực. Ảnh: MM.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã đưa ra các đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, như lập ra một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử giúp Myanmar thu hẹp bất đồng về cuộc tổng tuyển cử vừa qua hay thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và cường quốc bên ngoài khu vực. Ảnh: MM.
ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Reuters.
ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Reuters.
Được biết, ngày 2/3, Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) đã ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bạo lực và khởi động đối thoại về một giải pháp hoà bình ở Myanmar. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP.
Được biết, ngày 2/3, Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) đã ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bạo lực và khởi động đối thoại về một giải pháp hoà bình ở Myanmar. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP.
“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh. Ảnh: Biểu tình tại Yangon, Myanmar, hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh. Ảnh: Biểu tình tại Yangon, Myanmar, hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)

Bạn có thể quan tâm

Kinh hãi khoảnh khắc kho pháo hoa nổ tung ở Mỹ

Kinh hãi khoảnh khắc kho pháo hoa nổ tung ở Mỹ

Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ loại bỏ nhóm Hamas

Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ loại bỏ nhóm Hamas

Chìm phà gần đảo Bali khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

Chìm phà gần đảo Bali khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

Cuộc sống thường nhật ở thủ đô Thái Lan nhìn từ trên cao

Cuộc sống thường nhật ở thủ đô Thái Lan nhìn từ trên cao

Vì sao Mỹ tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Vì sao Mỹ tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Xuống giếng cứu động vật, 5 người tử vong thương tâm

Xuống giếng cứu động vật, 5 người tử vong thương tâm

Máy bay đột ngột giảm độ cao 8.000 mét trong 10 phút

Máy bay đột ngột giảm độ cao 8.000 mét trong 10 phút

Israel đồng ý ngừng bắn 60 ngày ở Gaza?

Israel đồng ý ngừng bắn 60 ngày ở Gaza?

Nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Pháp

Nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Pháp

Đột nhập loạt thị trấn khai thác mỏ ở Mỹ nhiều năm trước

Đột nhập loạt thị trấn khai thác mỏ ở Mỹ nhiều năm trước

Israel không kích quán cà phê ở Gaza, 34 người thiệt mạng

Israel không kích quán cà phê ở Gaza, 34 người thiệt mạng

Thông tin mới về thảm kịch rơi máy bay ở Ấn Độ

Thông tin mới về thảm kịch rơi máy bay ở Ấn Độ

Top tin bài hot nhất

Chìm phà gần đảo Bali khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

Chìm phà gần đảo Bali khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích

03/07/2025 10:46
Cuộc sống thường nhật ở thủ đô Thái Lan nhìn từ trên cao

Cuộc sống thường nhật ở thủ đô Thái Lan nhìn từ trên cao

03/07/2025 08:10
Xuống giếng cứu động vật, 5 người tử vong thương tâm

Xuống giếng cứu động vật, 5 người tử vong thương tâm

02/07/2025 20:30
Máy bay đột ngột giảm độ cao 8.000 mét trong 10 phút

Máy bay đột ngột giảm độ cao 8.000 mét trong 10 phút

02/07/2025 18:25
Vì sao Mỹ tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Vì sao Mỹ tạm dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine?

03/07/2025 07:38

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status