Bị Mỹ dọa can thiệp quân sự, Venezuela cho là “hành động điên rồ“

Ngày 11/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa can thiệp quân sự vào Venezuela. Đáp lại, phía Venezuela gọi lời đe dọa này là "điên rồ".

Ngày 11/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời đe dọa can thiệp quân sự vào Venezuela. Theo hãng tin Reuters, đây là động thái leo thang đáng ngạc nhiên của Washington với cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Nam Mỹ này.
Bi My doa can thiep quan su, Venezuela cho la “hanh dong dien ro“
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Lời đe dọa xuất phát từ tình trạng bất ổn đang ngày càng gia tăng ở Venezuela. Trong hơn 4 tháng khủng hoảng, hơn 120 người đã bị giết và hàng ngàn người bị bắt tại Venezuela.
Cuộc khủng hoảng bị đẩy đến đỉnh điểm khi một cơ quan lập pháp mới ra đời, lấy đi quyền lực của quốc hội do phe đối lập kiểm soát.
Ngày 10/8, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã công nhận Quốc hội lập hiến Venezuela (ANC) là cơ quan quyền lực nhất nước này, đồng thời cam kết tuân thủ mọi mệnh lệnh mà cơ quan này đưa ra.
Theo Tân Hoa Xã, trong bài phát biểu đầu tiên tại ANC, Tổng thống Maduro tuyên bố, trên cương vị là người đứng đầu nhà nước, ông tuân theo các quyền hạn của ANC và công nhận các giá trị về tính toàn quyền, toàn vẹn của Quốc hội lập hiến trong lãnh đạo đất nước.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Venezuela được đưa ra sau khi cùng ngày Chủ tịch ANC Delcy Rodríguez thông báo cơ quan này đã thông qua nghị quyết chính thức nhằm đảm bảo sự vận hành đầy đủ và hài hòa của các nhánh quyền lực nhà nước.
Trước tình hình này, Tổng thống Mỹ đã bày tỏ ý muốn can thiệp: "Người dân Venezuela đang chịu đựng đau khổ và chết dần chết mòn. Chúng tôi có rất nhiều giải pháp cho nước này, trong đó có cả giải pháp quân sự nếu cần thiết".
Lời đề xuất của Tổng thống Donald Trump về khả năng can thiệp quân sự tại Venezuela được đưa ra khoảng 1 tuần sau khi ông liên tục đe dọa đáp trả quân sự nếu Triều Tiên tiếp tục gây hấn với Mỹ và đồng minh.
Khi được hỏi liệu lực lượng quân đội Mỹ có tiến hành chiến dịch quân sự tại Venezuela hay không, ông Donald Trump từ chối cho biết chi tiết. "Chúng tôi không đề cập đến việc đó nhưng giải pháp quân sự chắc chắn là điều mà chúng tôi có thể theo đuổi", Tổng thống Mỹ nói.
Trước phát biểu của ông Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela tuyên bố trên truyền hình ngày 11/8 rằng "đây là hành động điên rồ". Trong khi đó, Bộ trưởng Truyền thông Ernesto Villegas gọi tuyên bố của Mỹ là "một lời đe dọa chưa từng có đối với chủ quyền nước này".
Bộ Ngoại giao Venezuela dự kiến sẽ sớm đưa ra phản ứng chính thức về lời đe dọa của Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Venezuela đưa ra phản ứng với lời đe dọa can thiệp quân sự của Mỹ bằng cách đề nghị được đối thoại trực tiếp với người đồng cấp đến từ Washington.
Phát biểu trước Hội đồng lập hiến vừa mới thành lập, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro nói ông muốn gặp trực tiếp người đồng cấp Mỹ Donald Trump.
Đài BBC ngày 11/8 cho biết ông Maduro bày tỏ ý định "tổ chức một cuộc trò chuyện riêng" với Tổng thống Donald Trump khi hai người tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại TP New York – Mỹ vào tháng tới.
"Nếu ông ấy quan tâm đến Venezuela, tôi sẽ ở ngay đây. Ông Donald Trump, đây là bàn tay của tôi" – Tổng thống Maduro phát biểu trước Hội đồng lập hiến trong một bài diễn văn kéo dài 3 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Venezuela vẫn không quên duy trì giọng điệu "chống Mỹ", cáo buộc "những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc" âm mưu chống lại chính phủ mình.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ các thế lực nước ngoài. Tôi sẽ thách thức lệnh trừng phạt của Washington tại tòa án Mỹ" – ông Maduro nhấn mạnh. Phát biểu của nhà lãnh đạo Venezuela được phần lớn thành viên Hội đồng lập hiến ủng hộ.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 11/8, Bộ Ngoại giao Peru thông báo chính phủ nước này đã quyết định trục xuất Đại sứ Venezuela tại Lima Diego Alfredo Molero Bellavia về nước do công hàm phản đối của Chính phủ Venezuela về Tuyên bố Lima.
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Peru cho biết, Bộ Ngoại giao nước này từ chối công hàm phản đối từ chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro về Tuyên bố Lima vì có những từ ngữ không thể chấp nhận và khi lên án việc phá vỡ trật tự dân chủ tại Venezuela, Chính phủ Peru đã quyết định trục xuất Đại sứ Bellavia về nước.
Ông Bellavia có thời hạn 5 ngày để rời khỏi lãnh thổ Peru.
Ngày 8/8, Ngoại trưởng 17 nước Mỹ Latinh đã ra Tuyên bố Lima gồm 16 điểm trong đó tố cáo Venezuela "vi phạm trật tự dân chủ" và không thừa nhận Quốc hội lập hiến vừa được triệu tập tại quốc gia Nam Mỹ thông qua một cuộc bỏ phiếu hôm 30/7 vừa qua.
Bi My doa can thiep quan su, Venezuela cho la “hanh dong dien ro“-Hinh-2
 Đại sứ Venezuela tại Lima Diego Alfredo Molero Bellavia. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Ngoại trưởng Peru Ricardo Luna cho biết chính phủ nước ông đã rút đại sứ về nước hồi tháng 3 vừa qua để phản đối chính phủ của Tổng thống Maduro.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Peru Ricardo Luna đã từ chối tham gia Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribe (CELAC) do Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất gần đây, đồng thời đánh giá đây là "lời mời không chính thức và không rõ ràng."
Trong phiên họp bất thường của Hội đồng chính trị Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA), tổ chức tại Caracas, Tổng thống Maduro đã kêu gọi tổ chức cuộc họp nói trên nhằm tái lập đối thoại Mỹ Latinh và các quy định tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông Luna nhận định lời mời này không rõ ràng vì các nước không biết về chủ đề của cuộc họp, ai mời, để làm gì và tại sao họp.

Choáng những vụ ly hôn tốn kém nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Theo tờ The Richest, những người độc thân có lẽ chẳng muốn lập gia đình, khi chứng kiến những vụ ly hôn tốn kém nhất lịch sử sau đây.

Choang nhung vu ly hon ton kem nhat lich su

1. Alec và Jocelyn Wildenstein - 2,5 tỷ USD: Cuộc hôn nhân đổ vỡ của cặp vợ chồng Alec-Jocelyn Wildenstein được coi là vụ ly hôn tốn kém nhất lịch sử. Alec là một tỷ phú Pháp kết hôn với Jocelyne Périsset ngày 30/4/1978 và có hai người con. Sau khi ly hôn, bà Jocelyn đã nhận được 2,5 tỷ USD ngay lập tức và 100 triệu USD mỗi năm cho 13 năm sau đó. Ảnh: TheRichest.

Chết cười muôn kiểu cơi nới ban công ở nước Nga

(Kiến Thức) - Muôn kiểu cơi nới ban công ở nước Nga khiến người ta liên tưởng đến những ngôi nhà chung cư xập xệ ở Việt Nam thời bao cấp. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga
Một trong muôn kiểu cơi nới ban công ở nước Nga khiến du khách Tây Âu “mắt tròn mắt dẹt”. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-2
 Đây là ban công hay nhà vệ sinh? Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-3
Ban công này không khác gì một bãi rác thu nhỏ. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-4
 Một bức ảnh khác chụp ban công độc đáo ở nước Nga. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-5
Người dân tận dụng ban công làm nơi phơi phóng và chứa đồ. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-6
 Ngôi nhà này có tới 5 chiếc điều hòa nhiệt độ. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-7
 Ban công trở thành “nhà” của thú cưng. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-8
 Ban công được rào chắn cẩn thận bằng... ván trượt. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-9
Ban công "hóa" chuồng ngựa? Ảnh: ER. 
Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-10
 Ban công được cơi nới thành buồng ngủ. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-11
Chiếc xe đạp “đóng băng” bên ngoài ban công của một căn hộ ở nước Nga. Ảnh: ER. 
Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-12
 Một số người không có chỗ đỗ xe đã “biến” ban công thành "ga ra" tiện dụng. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-13
 Tổ chim khổng lồ ngoài ban công. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-14
 Ban công giống như một chiếc lồng sắt. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-15
 Còn đây là ban công “xe buýt”. Ảnh: ER. 

Chet cuoi muon kieu coi noi ban cong o nuoc Nga-Hinh-16
 Ban công này là địa điểm lý tưởng để quảng bá bộ phim “Người nhện”. Ảnh: ER. 

Toàn cảnh di dân ồ ạt vượt biên từ Mỹ sang Canada

(Kiến Thức) - Đông đảo người tị nạn tiếp tục vượt biên từ Mỹ sang Canada thời gian gần đây. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada
Một gia đình tị nạn Haiti trên đường vượt biên từ Mỹ sang Canada. Theo Reuters, hàng trăm người Haiti đã vượt biên vào Quebec để xin tị nạn trong những tuần gần đây khiến tỉnh này phải huy động thêm nhân viên dịch vụ biên giới từ các tỉnh khác đến hỗ trợ. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-2
Một cảnh sát Canada đứng quan sát khi các di dân Haiti tìm cách vượt biên vào Canada từ đường Roxham ở Champlain, thành phố New York (Mỹ). Khi ở Canada, họ sẽ bị bắt và thẩm vấn cũng như kiểm tra an ninh trước khi được phép nộp đơn xin tị nạn. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-3
Người phụ nữ Haiti gặp một cảnh sát sau khi vượt qua biên giới Mỹ-Canada vào khu vực Lacolle thuộc tỉnh Quebec. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-4
 Một bé trai đi cùng cha vượt biên từ Champlain, New York, vào khu Lacolle (Canada).

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-5
 Những di dân Haiti mệt mỏi chờ đợi được vào Canada.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-6
 Bé Evanston, 2 tuổi, theo gia đình vượt biên từ Mỹ sang Canada.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-7
 Nhóm người xin tị nạn đi bộ trên một con đường ở Lacolle.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-8
Uớc tính, 200 người từ Mỹ vượt biên giới vào Canada ở khu vực Lacolle thuộc tỉnh Quebec mỗi ngày. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-9
Theo số liệu thông kê mới nhất của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada, có khoảng 2.500 người nhập cư qua biên giới trong tháng 7/2017. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-10
Phần lớn các di dân vượt biên là người tị nạn Haiti. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-11
 Hai nhân viên dịch vụ biên giới Canada giúp một người phụ nữ bị ngã ở Lacolle.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-12
Một người tị nạn Haiti trong túp lều dựng tạm gần biên giới Mỹ-Canada ở Lacolle. 
Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-13
Khu trại tạm bợ này do Lực lượng Vũ trang Canada dựng lên ở Lacolle. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-14
 Những người tị nạn trò chuyện với nhau tại khu trại ở Lacolle.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-15
 Những di dân Haiti đang trên đường vượt biên vào Canada.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-16
Một bé gái Syria mạng theo đồ đạc đứng chờ tại khu vực biên giới ở Champlain, New York, Mỹ. 

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-17
 Một người tị nạn đến từ Angola (trái) đang cố tìm người cha thất lạc ở sân vận động Olympic, một trong những trung tâm tiếp nhận tạm thời những di dân mới vượt biên vào Canada ở Montreal, Quebec.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-18
 Dòng người tị nạn đi qua biên giới Mỹ-Canada vào Canada.

Toan canh di dan o at vuot bien tu My sang Canada-Hinh-19
 Những di dân ngồi chờ trên xe buýt của cảnh sát Canada sau khi vượt biên ở Hemmingford, Quebec. (Nguồn ảnh: Reuters)