Bí mật 'thuốc trường sinh' đựng trong bình cổ 2.000 năm ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một lọ thuốc đặc biệt bên trong ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi.

Bi mat 'thuoc truong sinh' dung trong binh co 2.000 nam o Trung Quoc

Mẫu dung dịch và chiếc bình cổ 

Theo tờ The Sun, các nhà khoa học nghi ngờ rằng lọ thuốc trong bình cổ chính là thứ nước mà người trung cổ tin rằng sẽ giúp con người trường sinh bất lão.

Chiếc bình cổ tìm thấy bên trong ngôi mộ cổ thuộc về một gia đình quý tộc sống ở tỉnh Hà Nam, triều đại nhà Hán, thời điểm Trung Quốc sáp nhập thành một siêu cường trong khu vực.

Bên trong bình có khoảng 3,5 lít chất lỏng. Các nhà khảo cổ ban đầu nghĩ rằng đó là rượu do mùi rượu mạnh của nó.

Nhưng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bình chất lỏng này phần lớn được tạo thành từ kali nitrat (diêm tiêu) và bột alunite, không tốt cho người dùng với số lượng lớn.

Pan Fusheng, một nhà khảo cổ học của dự án tiết lộ rằng các thành phần bất thường là những chất được sử dụng để tạo ra một loại thuốc bất tử được đề cập trong một văn bản của Đạo giáo cổ đại.

Shi JiaZH, người đứng đầu Viện nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ học của Trung Quốc tại Hà Nam nói: "Đây là lần đầu tiên thuốc bất tử được tìm thấy ở Trung Quốc. Chất lỏng có giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu những suy nghĩ của người Trung Quốc cổ đại về việc đạt được sự bất tử và sự tiến hóa của nền văn minh Trung Hoa".

Các nhà nghiên cứu cho rằng gia đình quý tộc này đã nỗ lực để tạo ra thứ thuốc kỳ diệu tìm kiếm sự sống trường sinh bất tử nhưng không thành công.

Xưa kia, rất nhiều nhà quý tộc Trung Quốc cổ đại đã cố gắng và thất bại trong việc sản xuất ra "thuốc tiên", thứ thuốc ban sự sống vĩnh cửu cho bất cứ ai uống nó.

Nhiều người đã chết trong khi tìm kiếm sự bất tử do họ pha chế các loại kim loại và khoáng chất độc hại như thủy ngân, chì và asen. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu gia đình Hà Nam cổ đại có từng uống thứ kỳ diệu của họ hay không.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm được một số lượng lớn các bình đất sét sơn màu, đồ trang sức và đồ tạo tác bằng đồng và vài bộ hài cốt.

Phát hiện này còn có thể giúp làm sáng tỏ các thực hành giả kim cổ xưa của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Các nhà giả kim Trung Quốc bắt đầu chế tạo thuốc bất tử sớm nhất là khoảng 3.000 năm trước. Mặc dù có kiến thức phổ biến rằng các loại thuốc bất tử có thể gây chết người, nhưng các nhà hóa học vẫn tiếp tục chế tạo chúng cho đến thế kỷ XVIII.

Chúng đặc biệt phổ biến trong triều đại nhà Hán, khi Hán Vũ Đế thuê nhiều nhà giả kim là người tuyên bố sở hữu công thức thuốc bất tử.

Kinh hoàng màn "đấu võ" của hươu cao cổ vốn dĩ hiền lành

(Kiến Thức) - Vốn là loài động vật nổi tiếng hiền lành, bởi vậy không ít người bất ngờ khi chứng kiến màn đấu đá dữ dội theo "chiêu thức'' kỳ quái của hươu cao cổ.

Kinh hoang man
 Nếu bạn luôn thắc mắc hươu cao cổ đánh nhau như thế nào, hãy theo dõi màn đấu võ tàn khốc giữa hai con hươu cao cổ ở xavan châu Phi. Những hình ảnh thú vị được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã Anja Denker. 

Kỳ bí hàng trăm mộ cổ trên ngọn núi hoang vắng nhất VN

(Kiến Thức) - Số mộ hiện còn khảo sát nhận diện được ở khu mộ cổ núi A Mang là hơn 500 ngôi mộ, khiến đây là khu mộ cổ có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam.

Ky bi hang tram mo co tren ngon nui hoang vang nhat VN
Nằm ở địa phận thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên, khu mộ cổ núi A Mang là tên thường gọi của một quần thể mộ cổ độc đáo dàn trải trên một diện tích rộng khoảng 2.000m2 dọc theo triền núi A Mang.
Ky bi hang tram mo co tren ngon nui hoang vang nhat VN-Hinh-2
Số mộ hiện còn khảo sát nhận diện được ở khu mộ cổ núi A Mang là hơn 500 ngôi mộ, khiến đây là khu mộ cổ có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam.

Khám phá tòa thành “Thành Cổ Loa” có niên đại cổ nhất ở Việt Nam

Khu Di tích Lịch sử, Kiến trúc Nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 18 km về phía bắc. Nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ thứ III trước Công nguyên).

Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt Nam, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, và chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Kham pha toa thanh “Thanh Co Loa” co nien dai co nhat o Viet Nam
 
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Từ thời đó, khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, rồi thêm đá và gốm vỡ. Xen giữa đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sạt lở.
Kham pha toa thanh “Thanh Co Loa” co nien dai co nhat o Viet Nam-Hinh-2
 
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Trải qua hàng ngàn năm, ngày nay, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ. Các dấu tích còn lại như đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo… tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa đặc sắc thời An Dương Vương.
Nhắc tới Cổ Loa không ai có thể quên được Cao Lỗ vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, chính ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng 1 lúc) và cũng chính ông là người chỉ huy cho xây dựng Cổ Loa thành. Để tưởng nhớ công ơn của ông người ta đã lập tượng và xây đền thờ ông.
Kham pha toa thanh “Thanh Co Loa” co nien dai co nhat o Viet Nam-Hinh-3
Tượng Cao Lỗ (ảnh sưu tầm)