Bí mật báu vật đền Hai Bà Trưng vừa bị đốt phá

(Kiến Thức) - Đền Hai Bà Trưng ở thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) vừa bị đốt phá có hai pho tượng nguyên bản bằng gỗ mít, được xác định là báu vật quý giá nhất.

Ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, huyện Lâm Hà cho biết, rất may mắn là hai pho tượng này đặt trong gian sau cùng của đền trung tế, được khóa chặt bằng cửa sắt nên kẻ xấu đã không đốt cháy hai pho tượng quý hiếm giống như các đồ vật khác có trong đền. 
Ngôi đền bị đốt cháy nham nhở.
 Ngôi đền bị đốt cháy nham nhở.
Đây là hai pho tượng gốc, mô phỏng hình ảnh Hai Bà Trưng, tượng được làm bằng gỗ mít. Năm 2000, sau khi nhân dân huyện Mê Linh (Hà Nội) đúc tượng Hai Bà Trưng bằng đồng đã đem tặng hai bức tượng gốc này cho nhân dân xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, là những người gốc huyện Mê Linh (Hà Nội) đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng từ sau những năm đất nước vừa thống nhất.
Vào thời điểm đó, do ở xã Mê Linh chưa có đền thờ Hai Bà Trưng nên hai pho tượng nguyên bản bằng gỗ mít này được đặt ngay tại lầu 2, trụ sở UBND xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Sau đó, lãnh đạo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vào thăm người dân địa phương đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng đã hỗ trợ kinh phí, cùng với người dân xã Mê Linh đóng góp thêm tiền của xây dựng ngôi đền khang trang như hiện nay.
Ông Đào Xuân Dũng rất bức xúc trước đền thờ Hai Bà Trưng bị phá hoại.
 Ông Đào Xuân Dũng rất bức xúc trước đền thờ Hai Bà Trưng bị phá hoại.
Năm 2010, nhà trung tế của đền Hai Bà Trưng được xây kiên cố, UBND xã Mê Linh đã làm lễ rước hai pho tượng này lên vị trí hiện nay để đặt, phục vụ đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương. Tượng Hai Bà Trưng được khóa chặt bằng cửa sắt với ổ khóa kiên cố nhằm tránh tình trạng bị kẻ xấu lấy trộm. Mỗi năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm, chính quyền địa phương mới mở kho đem tượng ra lau chùi phục vụ lễ hội.
Ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Mê Linh cho biết, cũng không rõ hai pho tượng Hai Bà Trưng nguyên bản này có từ khi nào. Chỉ biết rằng, khi tiếp nhận từ chính quyền huyện Mê Linh (Hà Nội), ông được những bậc cao niên tiết lộ là đã có từ rất lâu đời.
Những gì còn sót lại sau vụ cháy.
Những gì còn sót lại sau vụ cháy. 
Trước đó, ông Nguyễn Bình Trọng, Trưởng ban Văn hóa xã Mê Linh, huyện Lâm Hà cho biết, sáng ngày 2/8 vừa qua, một người dân địa phương hốt hoảng chạy đến trụ sở UBND xã thông báo đền thờ Hai Bà Trưng bị đốt cháy nham nhở, hầu hết vật dụng bên trong đều đã thành tro bụi. Lập tức, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, ông Đào Xuân Dũng cùng với một số cán bộ xã có trách nhiệm liên quan đã đến đền Hai Bà Trưng để xác minh vụ việc. 
Xét thấy đây là một vụ đốt phá đền có tính chất cực kỳ nghiêm trọng nên đã lập biên bản giữ nguyên hiện trường, báo cho công an huyện Lâm Hà tới khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai một số nhân chứng để phục vụ công tác điều tra.
Theo ông Trọng, do đền vừa được xây dựng nên những vật dụng không nhiều, chủ yếu là đồ tế lễ, phục vụ dâng hương cúng vái Hai Bà Trưng hàng năm. 
Ông Nguyễn Bình Trọng trao đổi với phóng viên về vụ đốt đền tai tiếng.
 Ông Nguyễn Bình Trọng trao đổi với phóng viên về vụ đốt đền tai tiếng.
Trước đó, một số người dân địa phương cho rằng đền Hai Bà Trưng bị đốt cháy có thể là do các đối tượng xấu nghi trong đền có chứa đồng đen nên đã kéo đến đốt phá, săn tìm loại báu vật này. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bình Trọng cho biết, do trong đền từ trước đến nay không có vật dụng nào có giá trị lớn ngoài hai bức tượng gỗ Hai Bà Trưng nguyên bản nên khả năng kể xấu đốt đền tìm đồng đen chỉ là tin đồn, không đủ căn cứ.
Đền Hai Bà Trưng do người dân địa phương và người dân huyện Mê Linh (Hà Nội) quyên góp tiền của xây dựng nên. Đền hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010, do không có ai thường xuyên trông coi nên ngôi đền này đã liên tục bị xâm hại.
Toàn cảnh đền Trung tế, nơi bị đốt phá.
 Toàn cảnh đền Trung tế, nơi bị đốt phá.
Ông Đào Xuân Dũng cho biết, sau vụ đền Hai Bà Trưng bị đốt cháy, người dân địa phương vô cùng bức xúc, đang nóng lòng chờ các cơ quan chức năng nhanh chóng xác định được những đối tượng đốt phá đền để đưa ra anh sáng pháp luật.

Cựu chủ tịch tỉnh Vĩnh Long tháo dỡ phần xây lấn đường

Lúc ông Phạm Văn Đấu đang làm chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long (2005-2011), ông có xây dựng nhà vượt phạm vi ghi trong giấy phép, lấn ra đường một đoạn rộng.

Ngày 11/8, ông Trần Hoàng Tựu, GĐ Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long, cho biết ông Phạm Văn Đấu (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long) đã tháo dỡ phần diện tích xây dựng vượt quá giấy phép trên đường Bạch Đàn, P.4, TP Vĩnh Long theo yêu cầu của sở.

Phần tháo dỡ trước nhà ông Phạm Văn Đấu chiều 11/8.
Phần tháo dỡ trước nhà ông Phạm Văn Đấu chiều 11/8. 
Chiều cùng ngày, theo ghi nhận của PV, phần đất đã tháo dỡ là lối đi nằm sát vách tường của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Vĩnh Long, có chiều dài trên 20m, rộng khoảng 1m.

Lúc ông Đấu đang làm chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long (2005-2011), ông có xây dựng nhà vượt phạm vi ghi trong giấy phép, lấn ra đường Bạch Đàn một đoạn rộng như phần đất đã được tháo dỡ. Nhiều người dân địa phương cho biết năm 2009, cán bộ thiết kế dự án thuộc Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long vì “ngán” chủ tịch tỉnh nên đã tùy tiện né ngôi nhà này, bóp bề rộng vỉa hè nhỏ lại chỉ còn khoảng 3m thay vì 4,5m. Sự việc trôi qua cho đến năm 2013 người dân phản ảnh việc này tới cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Tựu cho rằng vào thời điểm thực hiện dự án đường Bạch Đàn, Công ty Tư vấn thiết kế đã không báo vụ việc cho lãnh đạo sở biết vấn đề này nên ông không biết để xử lý chứ không phải vì sở “nể nang” ông Đấu mà phớt lờ. Trước mắt sở sẽ tiến hành làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm đơn vị tư vấn và các cán bộ làm sai, làm lại vỉa hè cho đúng thiết kế dự án.

Cuộc sống trong ống cống của bố thủ khoa ĐH Y

Hơn 10 năm qua, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố thủ khoa ĐH Y Hà Nội - Nguyễn Hữu Tiến đã sống tạm bợ khắp vỉa hè Thủ đô.

Chú Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) - Bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến vui mừng khi được gia đình thông báo con trai sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để nhập học ĐH Y Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh).
 Chú Nguyễn Hữu Định (52 tuổi) - Bố thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến vui mừng khi được gia đình thông báo con trai sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để nhập học ĐH Y Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh).

Thót tim cảnh “Hà Bá” chờ nuốt chửng dân ở Hòa Bình

(Kiến Thức) - Lâu nay người dân thôn Đồng Chờ (Sào Báy, Kim Bôi, Hòa Bình) luôn sống trong tình cảnh nơm nớp, lo sợ miệng “Hà Bá” nuốt chửng mỗi khi qua sông.

Tìm về thôn Đồng Chờ vào những ngày mưa lũ, tận mắt chứng kiến cảnh người, phương tiện chòng chành trên chiếc mảng (dài khoảng 7m, rộng hơn 1m) để vượt qua dòng sông Bôi đục ngầu, nước chảy xiết, mới thấu hiểu thêm phần nào những mối nguy hiểm mà bấy lâu nay người dân nơi đây phải gánh chịu.