Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Bí mật bảo bối được Tần Thủy Hoàng chọn làm ngọc tỷ truyền quốc

17/12/2023 08:12

Hòa thị bích (hay còn gọi là ngọc bích họ Hòa) là viên ngọc quý giá và hiếm có. Trước khi được Tần Thủy Hoàng chọn để chế tác ngọc tỷ truyền quốc, viên ngọc quý này trải qua nhiều "sóng gió".

Tâm Anh (TH)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
 Tần Thủy Hoàng nổi danh lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Một trong những việc làm đầu tiên của ông hoàng này sau khi thống nhất thiên hạ là làm ngọc tỷ truyền quốc.
Tần Thủy Hoàng nổi danh lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Một trong những việc làm đầu tiên của ông hoàng này sau khi thống nhất thiên hạ là làm ngọc tỷ truyền quốc.
Để làm ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho văn võ bá quan đi khắp nơi tìm kiếm ngọc quý. Trong số những viên ngọc được dâng lên, Tần Thủy Hoàng tâm đắc nhất là Hòa thị bích (hay còn gọi là ngọc bích họ Hòa).
Để làm ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho văn võ bá quan đi khắp nơi tìm kiếm ngọc quý. Trong số những viên ngọc được dâng lên, Tần Thủy Hoàng tâm đắc nhất là Hòa thị bích (hay còn gọi là ngọc bích họ Hòa).
Hòa thị bích được ghi chép lần đầu tiên ở trong sách "Hàn Phi Tử". Vào thời Xuân Thu, một người đàn ông nước Sở tên là Biện Hòa đã tìm được một viên ngọc ở trong núi. Sau đó, ông dâng ngọc quý cho Sở Lệ Vương (trị vì từ 757 trước Công nguyên - 741 trước Công nguyên). Hoàng đế thứ 19 của nước Sở cho chuyên gia về ngọc tới kiểm tra. Tuy nhiên, người này sau khi kiểm tra thì xác định đó là đá chứ không phải là ngọc.
Hòa thị bích được ghi chép lần đầu tiên ở trong sách "Hàn Phi Tử". Vào thời Xuân Thu, một người đàn ông nước Sở tên là Biện Hòa đã tìm được một viên ngọc ở trong núi. Sau đó, ông dâng ngọc quý cho Sở Lệ Vương (trị vì từ 757 trước Công nguyên - 741 trước Công nguyên). Hoàng đế thứ 19 của nước Sở cho chuyên gia về ngọc tới kiểm tra. Tuy nhiên, người này sau khi kiểm tra thì xác định đó là đá chứ không phải là ngọc.
Sở Lệ Vương nghe xong liền cho rằng Biện Hòa nói dối nên vô cùng tức giận, sai người chặt chân trái của người này. Đến khi Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lần nữa dâng ngọc quý cho nhà vua. Sự việc lại tái diễn khi Sở Vũ Vương cho thợ ngọc tới kiểm tra và nhận về câu trả lời đó là đá. Do vậy, ông hoàng này tức giận và cho người chặt chân còn lại của Biện Hòa.
Sở Lệ Vương nghe xong liền cho rằng Biện Hòa nói dối nên vô cùng tức giận, sai người chặt chân trái của người này. Đến khi Sở Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lần nữa dâng ngọc quý cho nhà vua. Sự việc lại tái diễn khi Sở Vũ Vương cho thợ ngọc tới kiểm tra và nhận về câu trả lời đó là đá. Do vậy, ông hoàng này tức giận và cho người chặt chân còn lại của Biện Hòa.
Đến thời Sở Văn Vương trị vì đất nước (từ năm 689 trước Công nguyên - 677 trước Công nguyên), Biện Hòa đã già yếu, mất hai chân khiến mọi người thương cảm, xót xa khi ôm hòn ngọc khóc ở chân một ngọn núi ở nước Sở suốt 3 ngày 3 đêm. Ông khóc đến mức chảy cả máu mắt.
Đến thời Sở Văn Vương trị vì đất nước (từ năm 689 trước Công nguyên - 677 trước Công nguyên), Biện Hòa đã già yếu, mất hai chân khiến mọi người thương cảm, xót xa khi ôm hòn ngọc khóc ở chân một ngọn núi ở nước Sở suốt 3 ngày 3 đêm. Ông khóc đến mức chảy cả máu mắt.
Sự việc kỳ lạ này về sau được truyền đến tai Sở Văn Vương. Vì vậy, ông cho người đến hỏi nguyên nhân. Lúc đó, Biện Hòa giãi bày rằng: "Tôi khóc không phải là do thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc quý mà cho là đá và lời nói chân thật bị xem là nói dối".
Sự việc kỳ lạ này về sau được truyền đến tai Sở Văn Vương. Vì vậy, ông cho người đến hỏi nguyên nhân. Lúc đó, Biện Hòa giãi bày rằng: "Tôi khóc không phải là do thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc quý mà cho là đá và lời nói chân thật bị xem là nói dối".
Sở Văn Vương cho người am hiểu về ngọc kiểm tra và xác nhận đó thực sự là ngọc quý. Do đó, Sở Văn Vương đặt tên cho viên ngọc theo tên của Biện Hòa và được gọi là Hòa thị bích (hay ngọc bích họ Hòa). Từ đó, viên ngọc quý này được coi là quốc bảo của nước Sở trong hơn 300 năm. Đến thời Triệu Huệ Văn vương, Hòa thị bích trở thành quốc bảo của nước Triệu.
Sở Văn Vương cho người am hiểu về ngọc kiểm tra và xác nhận đó thực sự là ngọc quý. Do đó, Sở Văn Vương đặt tên cho viên ngọc theo tên của Biện Hòa và được gọi là Hòa thị bích (hay ngọc bích họ Hòa). Từ đó, viên ngọc quý này được coi là quốc bảo của nước Sở trong hơn 300 năm. Đến thời Triệu Huệ Văn vương, Hòa thị bích trở thành quốc bảo của nước Triệu.
Tần Chiêu Tương Vương (vị vua thứ 33 của nước Tần và là ông nội của Tần Thủy Hoàng) từng gửi thư cho Triệu vương và đưa ra đề nghị dùng 15 tòa thành để đổi lấy Hòa thị bích. Tuy nhiên, Triệu vương không đồng ý.
Tần Chiêu Tương Vương (vị vua thứ 33 của nước Tần và là ông nội của Tần Thủy Hoàng) từng gửi thư cho Triệu vương và đưa ra đề nghị dùng 15 tòa thành để đổi lấy Hòa thị bích. Tuy nhiên, Triệu vương không đồng ý.
Sau khi quân Tần đánh bại nước Triệu vào năm 228 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng có được Hòa thị bích. Kế đến, ông cho thợ chế tác ngọc giỏi nhất nước đục đẽo khối ngọc quý này làm ngọc tỷ truyền quốc. Trên ngọc tỷ có khắc 8 chữ Triện với nội dung: "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" (tạm dịch: nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi).
Sau khi quân Tần đánh bại nước Triệu vào năm 228 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng có được Hòa thị bích. Kế đến, ông cho thợ chế tác ngọc giỏi nhất nước đục đẽo khối ngọc quý này làm ngọc tỷ truyền quốc. Trên ngọc tỷ có khắc 8 chữ Triện với nội dung: "Thụ mạng ư thiên, ký thọ vĩnh xương" (tạm dịch: nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi).
Sau khi nhà Tần sụp đổ, ngọc tỷ truyền quốc quý giá này rơi vào tay các triều đại khác như nhà Hán. Cuối cùng, bảo vật này biến mất bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng năm 907 - 960). Đến nay, không ai biết ngọc tỷ truyền quốc chế tác từ Hòa thị bích đang lưu lạc nơi nào.
Sau khi nhà Tần sụp đổ, ngọc tỷ truyền quốc quý giá này rơi vào tay các triều đại khác như nhà Hán. Cuối cùng, bảo vật này biến mất bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng năm 907 - 960). Đến nay, không ai biết ngọc tỷ truyền quốc chế tác từ Hòa thị bích đang lưu lạc nơi nào.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.

Bạn có thể quan tâm

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Khám phá di tích khảo cổ bí ẩn nhất thế giới ở Nam Mỹ

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Tìm thấy kho tượng cổ quý báu tại đền Ai Cập cổ đại

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Top tin bài hot nhất

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

28/07/2025 12:25
Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

28/07/2025 08:12
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

28/07/2025 12:50
Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

28/07/2025 07:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status