Bị lừa mua Samsung S7 nhái kèm hóa đơn của Thế Giới Di Động

Để tăng độ tin cậy cho chiếc Samsung Galaxy S7 nhái, người bán đã kèm thêm hóa đơn VAT của Thế Giới Di Động.

Anh Trần Mạnh Hiệp, đồng sáng lập diễn đàn Tinh Tế, vừa đăng một bài viết lên diễn đàn này cho biết một người bạn của anh vừa bị mua nhầm một chiếc Samsung Galaxy S7 hàng nhái. Người bán hàng nhái đã tìm cách lừa người mua bằng cách trưng ra cả hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) của Thế Giới Di Động. Đây là thủ đoạn lừa đảo ở mức tinh vi hơn, người không có kinh nghiệm rất dễ mua nhầm hàng nhái với giá hàng thật.
Bi lua mua Samsung S7 nhai kem hoa don cua The Gioi Di Dong
Máy Samsung S7 nhái kèm hóa đơn của Thế Giới Di Động. 
Chiếc điện thoại Samsung Galaxy S7 nhái được cho là có màn hình nhạt hơn, trong khi màn hình S7 rực rỡ và độ phân giải cao. Nắp sau của máy nhái cũng có vẻ ọp ẹp, không vừa khít như máy chính hãng mới. Phần hướng dẫn sử dụng cũng không có tiếng Việt trong khi nếu là máy chính hãng bán tại Thế Giới Di Động thì hẳn nhiên phải có tiếng Việt. Bên cạnh đó, hộp máy khá cũ và khó biết được đó là hộp giả hay hộp cũ bị thấm nước.
Bi lua mua Samsung S7 nhai kem hoa don cua The Gioi Di Dong-Hinh-2
Tem ngoài hộp máy...

Bi lua mua Samsung S7 nhai kem hoa don cua The Gioi Di Dong-Hinh-3
... và hóa đơn. 
Chiếc hóa đơn VAT của Thế Giới Di Động bán kèm máy nhìn không thể phân biệt thật-giả. Tuy nhiên, kiểm tra thì thấy IMEI ghi trên hóa đơn và IMEI máy khác nhau, như vậy chắc chắn hóa đơn này là của máy khác. Căn cứ chi tiết này và độ “thật” của hóa đơn, có người phán đoán đây là hóa đơn thật của một máy Samsung S7 chính hãng, còn máy nhái dĩ nhiên không liên quan đến hóa đơn này.
Bi lua mua Samsung S7 nhai kem hoa don cua The Gioi Di Dong-Hinh-4
 Khó phân biệt máy thật-giả nếu chưa từng dùng qua.
Theo anh Hiệp, đối với người từng dùng qua S7 đủ lâu thì có thể nhận ra máy nhái, tuy nhiên với người không có kinh nghiệm, hoặc dù có kinh nghiệm nhưng khi mua bán vội vàng vào buổi tối hay những nơi ánh sáng mập mờ ở quán cà phê chẳng hạn, thì người mua dễ bị lừa hơn.
Khi mua máy cũ, người dùng cần dẫn theo người có kinh nghiệm, hoặc nắm bắt các cách kiểm tra đơn giản, như kiểm tra số IMEI trùng khớp giữa các phụ kiện hay không, gọi lên tổng đài kiểm tra số IMEI của điện thoại đó, mang đến trung tâm chăm sóc khách hàng của hãng để kiểm tra… Tốt nhất khi mua máy cũ cần ra các cửa hàng uy tín, kiểm tra thêm các bước kể trên để chắc chắn.

Chìm tàu trên biển Vũng Tàu, hai người mất tích

(Kiến Thức) - Vụ chìm tàu trên biển Vũng Tàu xảy ra sau khi va đâm với tàu nước ngoài. Tàu chở hàng nghìn tấn hàng hoá bị chìm làm 11 thuyền viên rơi xuống biển.

Đến hơn 10h sáng nay (9/8), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) vẫn đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng tìm kiếm 2 thuyền viên (trong đó có 1 thuyền trưởng) mất tích sau tai nạn chìm tàu trên biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Bí thư tỉnh Yên Bái nên làm gì với biệt phủ của gia đình em trai?

(Kiến Thức) - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái nên chỉ đạo làm rõ vụ việc biệt phủ "khủng" của gia đình em trai là giám đốc Sở TN-MT.

Câu chuyện biệt phủ gia đình bà Hoàng Thị Huệ sử dụng đất tại phường Minh Tân (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) với cơ ngơi đồ sộ gồm quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà thờ, cầu treo, hồ nước và nhiều hạng mục khác có giá trị lớn trên diện tích hàng nghìn m2 đất đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi bà Hoàng Thị Huệ chính là vợ ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý lại là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Hơn nữa, quần thể biệt phủ trên được xây dựng trên diện tích đất mà theo báo chí thông tin, khoảng tháng 7/2015, tỉnh Yên Bái đã có nhiều quyết định liên tiếp cho phép chuyển đổi hơn 13.000m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý. Toàn bộ khu đất này do bà Hoàng Thị Huệ – vợ ông Quý đứng tên.