Bị lừa hàng trăm triệu đồng do đầu tư qua sàn trên mạng

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương điều tra vụ anh Nguyễn Đức Q (SN 1987, trú tại phường Yên Thanh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản .

Trước đó, ngày 16/02/2022, trong quá trình lên mạng xã hội tìm việc làm thêm tại nhà, anh Q làm quen và kết bạn zalo với số điện thoại 0927.075.331, tên tài khoản “Emly Phạm”. Chủ tài khoản “Emly Phạm” quảng cáo, mời gọi anh Q góp vốn, đầu tư vào Công ty Huobi, hằng ngày thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn sẽ nhận được từ 30-60% tiền lãi trên tổng số tiền đầu tư.
Anh Q đồng ý tham gia và tài khoản zalo “Emly Phạm” gửi đường link có tên “Huobi” rồi hướng dẫn anh Q đăng ký tài khoản. Sau đó, chủ tài khoản “Emly Phạm” gửi số điện thoại 0879.415.568 để anh Q kết bạn zalo với tài khoản có tên “Lê Hồng Nhung”; đồng thời giới thiệu người này là trợ lý công ty sẽ có trách nhiệm hướng dẫn anh Q tham gia đầu tư.
Bi lua hang tram trieu dong do dau tu qua san tren mang
Người dân cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua sàn đầu tư trên mạng xã hội. Ảnh: CAQN 
Sau đó, chủ tài khoản “Lê Hồng Nhung” hướng dẫn anh Q vào nhóm chung trên ứng dụng “Huobi” và một người có tên tài khoản “Thầy Quyết Thắng” hướng dẫn đầu tư. Đến các khung giờ nhất định trong ngày, tài khoản “Thầy Quyết Thắng” hướng dẫn người chơi chọn một số tự nhiên từ 0 đến 9 tương ứng với các gói đầu tư khác nhau.
Sau thời gian người chơi thực hiện lệnh 05 phút, nếu làm đúng hướng dẫn sẽ nhận được tiền thắng về số dư tài khoản ứng dụng. Đối với mỗi lần nạp tiền vào tài khoản mở trên ứng dụng “Huobi”, anh Q đều phải chuyển tiền tới các số tài khoản được chỉ định rồi chụp ảnh màn hình việc chuyển tiền gửi vào tài khoản zalo “Lê Hồng Nhung”. Sau thời gian từ 5-10 phút từ khi gửi tin nhắn, việc nạp tiền mới thành công.
Lần đầu, anh Q nạp 150.000 đồng để chơi, sau khi thực hiện nhiệm vụ anh nhận được 200.000 đồng về tài khoản. Thấy nhận được tiền lãi cao như quảng cáo, anh Q tin tưởng tiếp tục nạp tiền đầu tư lần lượt các gói 300.000 đồng, 1.000.000 đồng, 3.000.000 đồng, 5.000.000 đồng.
Đối với các gói đầu tư trên, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, anh Q đều rút tiền được về tài khoản của mình. Lúc này, anh Q hoàn toàn tin tưởng vào nhóm đối tượng nên nạp tiền đầu tư thêm các gói 10.000.000 đồng, 45.000.000 đồng, 80.000.000 đồng và 120.000.000 đồng.
Khi số dư tài khoản trên ứng dụng bao gồm cả tiền trúng thưởng lên tới 1.472.900.000 đồng, anh Q thực hiện lệnh rút tiền thì chủ tài khoản “Thầy Quyết Thắng” yêu cầu anh phải trả công tương ứng với 30% số tiền nhận được, tức 297.870.000 đồng. Anh Q làm theo yêu cầu, chuyển đúng số tiền trên vào tài khoản nhóm đối tượng yêu cầu.
Sau đó, chủ tài khoản “Thầy Quyết Thắng” lại yêu cầu anh Q phải chuyển thêm tiền thuế thu nhập cá nhân tương ứng với 10% số tiền nhận được, tức 147.290.000 đồng thì mới rút được tiền về. Anh Q tiếp tục chuyển số tiền này theo yêu cầu thì nhóm đối tượng lại lấy lý do khác yêu cầu nạp thêm tiền. Đến lúc này, anh Q nghi ngờ mình bị lừa đảo nên đã không làm theo.
Từ ngày 16/022 đến ngày 18/02/2022, anh Q đã chuyển cho các đối tượng tổng số tiền chuyển là 709.610.000 đồng, trong đó anh đã nhận lại được 12.503.000 đồng. Tổng số tiền anh Q bị chiếm đoạt là 697.107.000 đồng.
Ngay sau khi anh Q chuyển tiền đến các số tài khoản mà đối tượng cung cấp thì số tiền lại tiếp tục được chuyển đến nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
Đến nay, số dư tài khoản trên ứng dụng Huobi của anh Q đã bị mất, khi liên lạc với chủ tài khoản zalo “Lê Hồng Nhung” thì được chủ tài khoản yêu cầu nạp thêm tiền để phục hồi lại tiền tài khoản thì mới có thể rút tiền.
Hiện tại, vụ việc đang được cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Quảng Bình: Bắt Giám đốc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản:

(Nguồn: THĐT)

Hơn 100 tỷ trong tài khoản bị 'khoắng' sạch, nháy mắt mất trắng gia tài

Gần đây, tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lập website giả mạo ngân hàng hòng chiếm đoạt tài khoản và rút tiền của người bán hàng online.

Lập website giả lừa người bán hàng online

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mới nhất bằng công nghệ cao

Anh M.H (SN 1997, ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) vừa chia sẻ câu chuyện anh gặp phải để cảnh giác bạn bè không rơi vào bẫy lừa của tội phạm công nghệ cao.

Lừa tinh vi, bài bản

Ngày 28-5, một người tự xưng là nhân viên của công ty chuyên vận chuyển bưu phẩm V.P thông báo anh H. có một kiện hàng quốc tế gửi từ Hà Nội đi Đài Loan (Trung Quốc) bị Cục Hải quan phát hiện chứa 36 thẻ ngân hàng phi pháp, trong đó có thẻ mang tên anh.

Hé lộ cuộc sống sang chảnh của những hot girl ma túy

Buôn bán ma túy đem lại lợi nhuận "khủng", nhiều cô gái trẻ, xinh đẹp đã bán linh hồn cho "ma tuý" và nhận kết cục cay đắng với những bản án nghiêm khắc.

He lo cuoc song sang chanh cua nhung hot girl ma tuy

Lê Thị Bích Ngọc (SN 1999, trú tại Hải Dương) là một hot Tiktoker với hơn 39.000 lượt người đăng ký theo dõi và nhận được hơn 155.900 lượt thích. Trên trang Facebook cá nhân, gái xinh 23 tuổi thu hút nhiều chú ý bởi những bức ảnh xinh đẹp, thân hình bốc lửa và cuộc sống sang chảnh với đồ hiệu chất đầy. Bất chấp việc bị truy nã, Bích Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên mạng xã hội. 

He lo cuoc song sang chanh cua nhung hot girl ma tuy-Hinh-2

Tháng 7/2021, Công an tỉnh Bắc Giang bắt quả tang Lê Thị Bích Ngọc đang bị Công an thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên truy nã về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và Phạm Xuân Biển (SN 1991, trú tại Hưng Yên) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tại huyện Lạng Giang. Vật chứng thu giữ gồm 1.500 viên thuốc lắc (MDMA), 1 gói heroin, 5 điện thoại, 1 ô tô, và một số tài liệu có liên quan.