'Bí kíp' kiếm tiền giúp Hòa Thân giàu bậc nhất thế giới

Không chỉ tham ô, Hòa Thân còn có vô vàn cách thức kiếm tiền khiến cho hậu thế phải lác mắt.

Đối với một đại thần được Càn Long sủng ái như Hòa Thân, những kẻ hối lộ ông ta nhiều không kể xiết. Hòa Thân cũng chưa bao giờ từ chối bất kì ai. Ông ta còn thường xuyên sách nhiễu các quan viên lớn nhỏ, đòi họ hối lộ.

Thanh sử chép: Năm 45 niên hiệu Càn Long (năm 1781), Càn Long tuần du phương Nam lần thứ năm. Lần lượt đi qua các tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông, Chiết Giang. Hòa Thân xin đi theo xa giá.

Hòa Thân luôn tìm mọi cách sách nhiễu, đòi hối lộ (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc).
Hòa Thân luôn tìm mọi cách sách nhiễu, đòi hối lộ (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc).

Dọc đường đi, Hòa Thân ra sức vòi tiền các quan lại địa phương. Khi đến Dương Châu, Hòa Thân thấy cảnh vật phồn hoa, các thương nhân buôn muối rất phát triển.

Điều này khiến cho Hòa Thân cảm thấy khoản cống nộp hàng năm của quan lại vùng này cho mình còn quá ít. Ông ta gọi riêng Chinh Thụy, viên quan diêm chính (chức quan quản lý nghề muối) của tỉnh Lưỡng Hoài đến hạch sách. Hòa Thân nói:

- Thánh thượng tuần du đến Dương Châu, nhà ngươi dùng nữ sắc dâng lên để làm u mê, che mắt quân vương thì đáng tội gì?

Chinh Thụy hiểu ý Hòa Thân muốn vòi vĩnh, đáp:

- Kẻ hèn này mỗi năm nộp lên 10 vạn lượng. Ngày lễ tết cũng không dám quên. Nay xin lập tức chuẩn bị dâng lên đại nhân 10 vạn lượng.

Hòa Thân nghe vậy mới tạm hài lòng. Tuy nhiên, sau đó ông ta vẫn cách chức của Chinh Thụy. Giao chức quan diêm chính béo bở này cho Uông Như Long, một tay chân khác của Hòa Thân. Bởi lẽ, Uông Như Long đối xử với ông ta rộng rãi hơn nhiều. Chinh Thụy uất ức mà không biết kêu vào đâu.

Sùng Văn Môn – nơi Hòa Thân thực hiện thu thuế (ảnh minh họa).
Sùng Văn Môn – nơi Hòa Thân thực hiện thu thuế (ảnh minh họa).

Có thể nói, việc Hòa Thân thu tiền hối lộ đã trở thành một hệ thống, có quy định riêng. Số bạc này được thu hằng năm, không thua kém gì so với việc thu thuế của triều đình.

Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ được lịch sử chép lại, phần nào cho thấy sự trắng trợn khi vơ vét của Hòa Thân. Trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện, muốn gặp Hòa Thân lễ ra mắt ít nhất là 20 vạn lạng bạc. Dưới con số đó thì chỉ được gặp gia nhân, quản gia của ông ta mà thôi.

Ngoài ăn hối lộ, Hòa Thân còn tổ chức mua quan bán tước, gian lận thi cử, chiếm đoạt tài vật các nơi dâng lên cho Càn Long, bớt xén các khoản chi tiêu trong cung…Những khoản thu này là không thể đếm xuể.

Hòa Thân vốn là tham quan, nhưng lại được giữ rất nhiều chức vụ liên quan đến quản lý tiền bạc. Ông từng giữ chức tổng quản phủ Nội vụ, thượng thư bộ Hộ, Hàn Lâm viện trưởng viện học sĩ cai quản việc thi cử… Những chức vị đó mở ra cho Hòa Thân nguồn tài sản vô tận. Trong đó, phải kể đến việc ông ta được giao trực tiếp quản lý việc thu thuế tại Sùng Văn Môn.

Theo Thanh sử cảo, từ thời nhà Minh, chín cổng thành Bắc Kinh đều đặt trạm thu thuế. Đến nhà Thanh, chỉ để lại một cổng. Hàng hóa qua lại trực tiếp phải nộp thuế tại cổng Sùng Văn. Hòa Thân quản lý việc thu thuế tại Sùng Văn Môn rất nghiêm ngặt. Dù là dân thường, thương buôn hay thậm chí là quan lại, sĩ tử đi qua đều phải nộp tiền, không bỏ sót một ai.

Chế độ nộp bạc thay tội giúp cho Hòa Thân thu về một khoản tiền khổng lồ (ảnh minh họa).
Chế độ nộp bạc thay tội giúp cho Hòa Thân thu về một khoản tiền khổng lồ (ảnh minh họa).

Tác phẩm “Lang tiềm kỷ văn” của Trần Khang Kỳ viết:

“Trong các cửa thu thuế của thiên hạ. Kẻ nha lại ở Sùng Văn Môn là thu nặng và ngang ngược nhất. Quan bố chính ở Sơn Đông là Lục Trung Thừa vào kinh. Qua Sùng Văn Môn không đủ tiền thuế cũng phải bỏ cả hành lý ở ngoài. Vào trong kinh vay mượn đồ đạc khắp nơi mà dùng”.

Hòa Thân giao lại công việc thu thuế cho quản gia của mình là Lưu Toàn. Tên này ngoài khoản tiền nộp về cho Hòa Thân, còn bỏ túi riêng không ít. Chính vì thế mà xảy ra chuyện Hòa Thân bị tố cáo để cho quản gia tham ô, sống xa hoa như vương hầu. Sự việc này suýt chút nữa khiến cho Hòa Thân bị lật đổ.

Hòa Thân bị tố cáo mất chức quan thu thuế tại Sùng Văn Môn. Càn Long lại giao chức quan này cho con ông ta là Phong Thân Ân Đức. Có thể nói, chỉ với một tên quản gia được giao thu thuế mà đã xa xỉ vậy, thì nguồn tiền đổ vào túi tham của Hòa Thân còn nhiều đến mức nào.

Nhắc đến Hòa Thân mà không nói đến chế độ “phạt tiền thay tội” thì quả là một thiếu sót nghiêm trọng. Chế độ phạt tiền thay tội do chính Hòa Thân là người đưa ra “sáng kiến” và đẩy mạnh thực hiện. Các quan lại phạm pháp nếu tội chưa đáng chém thì đều có thể tự nộp một khoản tiền phạt để được tha. Thậm chí, nhiều trường hợp quan lại còn tự nguyện nộp trước tiền phạt cho mình.

Không chỉ là một tham quan, Hòa Thân còn là nhà một doanh nhân tài năng (ảnh minh họa).
Không chỉ là một tham quan, Hòa Thân còn là nhà một doanh nhân tài năng (ảnh minh họa).

Chế độ này được thực hiện vào năm 45 niên hiệu Càn Long (năm 1780). Khoản thu nhập này của triều đình do Hòa Thân một tay cai quản. Trong một bản tấu Hòa Thân trình lên Càn Long viết:

“Chúng thần Hòa Thân, Phúc Trường An phụng chỉ kiểm tra việc thu thuế và xử lý các vụ nộp bạc thay tội. Lần lượt ghi lại tổng cộng 27 vụ, đã giải quyết 2 vụ, chưa trả hết 13 vụ. Chuyển giao chi dùng cho Chiết Giang xây đê biển 5 vụ…”

Có thể thấy, Hòa Thân tự mình quản lý số bạc khổng lồ này. Việc ông ta bỏ túi được bao nhiêu không ai được biết. Từ cổ chí kim, chỉ mình Hòa Thân nghĩ ra được cách thu tiền độc đáo này.

Ngoài số tiền lấy được từ triều đình, Hòa Thân còn là một thương nhân có tài. Hòa Thân đã từng kinh doanh nhà đất, mở hiệu cầm đồ, cho vay lãi, bán đồ cổ, tửu lầu…Chỉ riêng ở Bắc Kinh, Hòa Thân đã có 75 hiệu cầm đồ. Ông ta còn có hơn 80 cỗ xe ngựa lớn để chuyên chở hàng hóa.

Số tài sản khổng lồ mà Hòa Thân tích lũy được (ảnh minh họa).
Số tài sản khổng lồ mà Hòa Thân tích lũy được (ảnh minh họa).

Trong các hình thức kinh doanh đó, mang lại nhiều tiền bạc cho Hòa Thân nhất là thu tiền thuê đất đai từ nông dân. Thanh sử ghi chép, số đất mà Hòa Thân cho thuê là 1266 khoảnh. Tương đương với hơn một vạn mẫu đất ngày nay.

Tuy giàu có đến vậy, nhưng Hòa Thân lại là người cực kỳ keo kiệt. Tác phẩm Hòa Thân đại thần tham nhũng viết:

Hòa Thân trong nhà thì xoa hoa vô độ. Nhưng đối với gia nhân lại rất keo kiệt, không tiêu thừa một xu. Người hầu trong nhà ngoài vài kẻ thân tín, còn lại tất cả đều phải mặc quần áo vải thô. Bữa ăn hàng ngày hầu như là cháo. Khi xây cất nhà cửa, Hòa Thân còn điều động binh sĩ dưới quyền đến làm, chứ không bỏ tiền ra thuê người khác.

Có thể nói, nếu chỉ xét riêng về khả năng kiếm tiền, tư duy kinh doanh, chi tiêu, Hòa Thân tuyệt đối không thua kém bất kỳ nhà quản lý kinh tế tầm cỡ nào. Số tiền ông ta tích góp được trong hơn 20 năm làm quan lên tới 1100 triệu lượng bạc. Tương đương quốc khố triều Thanh thu trong 15 năm. Hòa Thân được coi là một trong những người giàu nhất thế giới thế kỷ 18.

danviet.vn

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê vợ cũ của người khác. Đến người từng là cung nữ phục vụ hoàng đế Càn Long, đại quan tham Hòa Thân cũng muốn chiếm đoạt.

Hòa Thân là đệ nhất quan tham triều Thanh, nhưng ông ta chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tạo phản. Càn Long hiểu rõ điều này nên nhiều lần “mắt nhắm mắt mở” bỏ qua nhiều việc làm khuất tất của Hòa Thân. Tuy nhiên, nếu biết Hòa Thân không ít lần “liếc mắt đưa tình” với cung nữ của mình, Càn Long có lẽ không còn có thể tiếp tục làm ngơ.

Cũng giống như những giai thoại về sự phong lưu, đa tình của hoàng đế Càn Long, chuyện “hậu cung” nhà Hòa Thân được sử sách ghi chép lại rất ít.

Hòa Thân 3 tuổi mất mẹ, nghèo túng, gặp Càn Long bỗng đổi đời

Hòa Thân 3 tuổi mất mẹ, phải sống với mẹ kế cay nghiệt, gia cảnh chẳng mấy khá giả... Đến tuổi trưởng thành, dự thi công danh nhưng không đỗ đạt. Thế nhưng, kể từ khi gặp Càn Long, cuộc đời của Hòa Thân đã rẽ sang hướng khác...

Nghèo túng, thi rớt, dựa vào thủ đoạn nào Hòa Thân được Càn Long đích thân ban chức tước?

Hòa Thân thời niên thiếu đã phải chịu những nỗi mất mát và trải qua một cuộc sống vô cùng cực khổ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của ông sau này khi ra làm quan.

Theo Toàn thư lịch sử Trung Quốc, năm Hòa Thân 3 tuổi thì mẹ mất. Người mẹ kế đối xử với ông và em trai là Hòa Lâm rất cay nghiệt. Cha của ông – Thường Bảo, giữ chức đô thống tại Phúc Kiến, lại thường xuyên không ở kinh thành.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi

Hòa Thân đã có những năm tháng sống đầy cơ cực. Hình ảnh trên phim.

Năm 1761, do thành tích học tốt nên Hòa Thân cùng Hòa Lâm được tuyển chọn vào Hàm An Cung. Đây là trường dành riêng cho con em quan lại. Đặc biệt, phải là con cháu Bát Kỳ (con cháu của quan lại người gốc Mãn Châu) mới được vào học. Năm Hòa Thân 10 tuổi, cha ông qua đời. Hòa Thân vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải đối mặt với sự nghèo khổ.

Vì Thường Bảo làm quan thanh liêm, nên gia sản tích lũy rất ít. Hòa Thân phải đi vay mượn khắp nơi. Thậm chí, đến 15 khoảnh ruộng quan phong do cha để lại cũng bị người khác chiếm đoạt. Năm 13 tuổi, Hòa Thân đã phải nuốt nước mắt bán đi gia nghiệp để có tiền học tập. Năm 1769, ông tốt nghiệp Hàm An Cung Quan, sau đó dự thi công danh nhưng không đỗ đạt.

Tuy nhiên, trong suốt những năm tháng khó khăn đó, có một điểm rất khác người ở Hòa Thân. Hòa Thân đã nuôi chí làm quan từ khi còn rất nhỏ. Tự biết mình không có gia thế, học tập cũng không xuất sắc, Hòa Thân đã chọn cho mình cách làm quan riêng biệt. Đó là phải tiếp cận bằng được hoàng đế Càn Long.

Để chuẩn bị cho mục đích này, ngay từ khi còn học tại Hàm An Cung, Hòa Thân đã ra sức học ngoại ngữ. Ông thành thạo bốn thứ tiếng Mãn, Hán, Mông, Tạng, trong khi phần lớn con em Bát Kỳ bấy giờ không viết nổi Mãn văn.

Hòa Thân còn không ngừng sưu tầm thơ văn của Càn Long và học thuộc làu. Ông bắt chước cách sáng tác theo văn phong của hoàng đế. Không ngừng thu thập tin tức trong triều. Đặc biệt, Hòa Thân còn dày công cực khổ luyện cho nét chữ của mình giống với Càn Long.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-2

Ngay từ khi còn rất trẻ, Hòa Thân đã tính toán việc tiếp cận Càn Long. Hình ảnh trên phim.

Năm 1774, Hòa Thân phải nộp tiền để được nhận làm tam đẳng thị vệ - một chức vị rất nhỏ bé. Sau 3 năm không ngừng cố gắng, ông được điều tới đội Loan Nghi Vệ, làm thị vệ riêng cho Càn Long.

Thanh sử cảo chép: Có lần Càn Long đang đọc tấu chương các nơi gửi về tại Ngự thư phòng. Tấu chương của Tổng đốc Tứ Xuyên tâu, một đầu đảng của quân phản loạn vượt ngục trốn thoát. Càn Long đọc đến đây quát lớn:

- Con hổ trong chuồng, con rùa trong hộp. Ai dám để mất?

Các vị đại thần xung quanh hoảng sợ, quỳ mọp xuống đất. Không ai hiểu ý tứ của Càn Long ra sao. Hòa Thân đứng gác bên cạnh, biết Càn Long đang dùng một câu trong sách Luận ngữ, hàm ý trách móc. Vì vậy, ông tự ý đứng ra dõng dạc nói:

- Thánh thượng nói, các quan viên giữ hổ sẽ phải chịu trách nhiệm.

Hành động này của Hòa Thân khiến Càn Long vô cùng ngạc nhiên và ấn tượng. Không ngờ, một thị vệ lại có thể thông hiểu sách Luận Ngữ, nắm được tâm tư của mình.

Càn Long sau đó lại yêu cầu Hòa Thân luận về trang “Lý thị mang quân phá nước Chuyên Du” trong Luận ngữ. Hòa Thân ứng đối trôi chảy. Càn Long ngay lập tức phong ông làm tổng quản nghi trượng, kiêm phó đô thống Lam kỳ.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-3

Hòa Thân thành công gây ấn tượng với Càn Long và được đích thân hoàng đế ban chức tước. Hình ảnh trên phim.

Một lần khác, Càn Long đang đọc sách chú giải của Chu Hi về Mạnh Tử tại vườn Viên Minh, đột nhiên, trời sầm tối. Chữ trong sách in nhỏ, khiến Càn Long không thể đọc được nữa. Hòa Thân đứng hầu cạnh bên, vốn đã học thuộc hết chú giải trước đó. Ông đọc lại cho Càn Long nghe không sót một chữ, lại cắt nghĩa rõ ràng.

Càn Long khen ngợi vô cùng, mấy ngày sau liền phong cho Hòa Thân làm Tả thị lang bộ Hộ. Lúc này vào tháng giêng năm 1776, năm Càn Long thứ 41. Hòa Thân 26 tuổi chính thức một bước lên mây, tiến vào quan trường.

Có thể nói, Hòa Thân là một trường hợp làm quan cá biệt. Ông không dựa vào gia thế, không qua thi cử mà được đích thân Càn Long bổ làm quan. Sau đó, Hòa Thân không ngừng thăng tiến thần tốc. Đây là cả một quá trình rèn luyện, cố gắng không ngừng nghỉ của ông trong suốt hơn 20 năm khó khăn.

Với những người khác, khi hoàng đế nổi giận thì không ai dám lên tiếng. Hòa Thân chỉ là một thị vệ nhỏ bé, trái lại dám đứng ra truyền thánh ý. Ứng biến đầy thông minh, sắc sảo. Nếu diễn đạt không trúng suy tư của Càn Long, chắc chắn sẽ mắc tội phạm thượng, phải xử chết. Từ đó, có thể thấy được bản lĩnh và sự khôn khéo hơn người của Hòa Thân.

Có một giai thoại khác rất phổ biến trong dân gian. Nói về việc Hòa Thân được Càn Long để ý và sủng ái là do ngoại hình của ông.

Hoa Than 3 tuoi mat me, ngheo tung, gap Can Long bong doi doi-Hinh-4

Khác với tạo hình thường thấy trên phim ảnh (trái), sự thật Hòa Thân là đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu.

Trước hết, có thể khẳng định một điều, khác xa với tạo hình béo lùn, giảo hoạt thường thấy của diễn viên Vương Cương vào vai Hòa Thân trên truyền hình. Tướng mạo thật sự của Hòa Thân vô cùng tuấn tú. Trong các tài liệu lịch sử đều thể hiện, Hòa Thân được xem là đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu.

Tác phẩm Hòa Thân đại thần tham nhũng, chép lại lời đặc sứ người Anh là Mã Giáp Nĩ Ni (người Trung Quốc thường phiên âm tên của người nước ngoài ra tiếng Hán), miêu tả về Hòa Thân như sau:

“Tướng mạo anh tuấn, trắng trẻo. Cử chỉ khoáng đạt, lịch sự. Luôn bình tĩnh, giao hòa với mọi người, Ứng đối tự nhiên, sắc sảo. Mọi việc không kể lớn nhỏ, đã nói là làm. Bề ngoài kính cẩn dị thường”.

Hoàng đế Gia Khánh cũng từng nhận xét Hòa Thân là người: “Tuấn tú, tinh anh, nhanh nhẹn”.

Không chỉ có vẻ ngoài ưa nhìn gây thiện cảm. Tương truyền, dung mạo của Hòa Thân còn rất giống với một phi tần của Ung Chính (cha của Càn Long). Do một lỗi lầm của Càn Long lúc nhỏ, bà đã bị xử tội giảo (thắt cổ). Vì vậy, Càn Long khi thấy Hòa Thân, ông đã đặc biệt ấn tượng. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng giữa Càn Long và Hòa Thân nảy sinh quan hệ tình cảm đồng giới là không có căn cứ.