![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi tin chắc rằng, trong cuộc đời người đàn ông từng lập gia đình, chẳng ai không lỡ một lần “say nắng”. Có người “say” túy lúy, có người “cảm nhẹ”. Nhưng dù say nắng một cách vô tình hay cố ý, là đã có tội với vợ, gây ra cảnh gia đình xào xáo, tệ hơn là dẫn đến ly hôn.
Tôi say nắng khoảng nửa năm thì bị vợ phát hiện. Hoàn cảnh đưa đẩy tới cơn say rất tình cờ (không phải tôi ngụy biện). Lúc đó, tôi luôn dặn lòng: phải kín đáo, đàn ông “cảm nắng” cho đời thêm… ý nghĩa, miễn sao có trách nhiệm với vợ con, là được.
Phụ nữ vốn nhạy cảm. Ngày phát hiện chuyện động trời của tôi, cô ấy như người điên, không biết kiềm chế từ lời nói đến hành động. Tôi hoàn toàn thông cảm với cú sốc của vợ. Nhưng phụ nữ vốn dễ mềm lòng. Tôi vỗ về, an ủi, dần vợ cũng nguôi. Sau sự cố đó, trong khi tôi trở nên chỉn chu hơn, cố gắng bù đắp tình cảm cho vợ, tích cực sửa chữa lỗi lầm, thì vợ tôi trở thành kẻ “nổi loạn”. Cô ấy không còn chăm lo gia đình như trước, siêng ra ngoài và thường về trễ, thậm chí còn biết ăn nhậu, nói năng bỗ bã, hồ đồ…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Dù ai cũng biết “say nắng” là đang lao vào trò chơi nguy hiểm, đầy rủi ro, là chỉ có “mất” chứ không có “được”. Nhưng tôi tin rằng, trường hợp của tôi không phải là cá biệt, “say nắng” mà còn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn lên là điều… không tưởng. Có người bảo, vì tôi dẻo miệng, vì tôi biết sửa sai, vì vợ tôi vị tha, vì cô ấy vẫn còn yêu chồng, thương con… Tôi nghĩ, vì gì đi nữa, đã dám làm sai thì phải dám sửa sai, đâu thể để say nắng đến nỗi đánh mất hạnh phúc gia đình. Mấy ông bạn nhậu cứ nhìn tôi nửa đùa nửa thật: “Tao sẽ thử một lần say nắng, dù phép thử ấy có phần quá trớn, biết đâu hạnh phúc sẽ trở nên tươi mới hơn”. Tôi can họ, bởi cực chẳng đã mới say nắng, thiếu gì cách làm mới hạnh phúc của mình mà phải lao đầu vào trò chơi may ít, rủi nhiều ấy…
Ngày trước, mấy lão bạn anh hay dọa: “Vợ mà hồi xuân là ông khổ đấy nhé!”. Nghe vậy, anh chỉ cho là tầm phào, bụng thầm nhủ: “Vợ hồi xuân tức là trẻ lại, vậy thì sướng chứ sao lại khổ?”. Không ngờ, đến khi vợ thực sự bước vào giai đoạn hồi xuân, chồng mới “biết đá, biết vàng”.
Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. Em chưng diện, chăm chút nhan sắc kỹ hơn. Nếu em làm đẹp, chưng diện một cách vừa phải, phù hợp với lứa tuổi thì anh chẳng có gì để than vãn; thậm chí còn mừng, còn khuyến khích. Đằng này, em chưng diện, em làm đẹp toàn theo kiểu quá lố, khiến anh đau đầu hết sức.
Mỗi ngày em hồi xuân là mỗi ngày cha con anh hồi… hộp, vì không biết hôm nay vợ mình - mẹ mình sẽ diện bộ cánh theo “trường phái” thời trang nào. Hôm nay em mặc bộ đầm ba bốn màu sặc sỡ, hôm khác em lại chơi bộ đồ của mấy em gái tuổi teen, đến nỗi con gái phải thốt lên: “Mẹ còn teen hơn con!”. Teen với sặc sỡ còn đỡ, có khi em còn hứng lên, diện đồ theo “trường phái gợi cảm”. Nói thật với em, nhìn em - đã gần lên chức bà ngoại - mặc cái áo mỏng tang theo kiểu xuyên thấu, hay cái áo hai dây thiếu trước hụt sau, anh chẳng thấy gợi cảm gì hết mà chỉ muốn nổi da gà…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhưng anh khổ nhất là cái vụ đi sửa sắc đẹp của em. Em xăm lông mày, xăm môi, rồi sửa mũi, hút mỡ bụng. Thậm chí, cái vòng 1 em cũng đi nâng cấp. Kết quả là đẹp đâu anh chưa thấy, chỉ thấy vợ mình ngày càng lạ hoắc. Đấy là chưa kể đến chuyện tốn kém tiền bạc. Từ ngày em siêng đi thẩm mỹ viện, ngân quỹ gia đình hao hụt thấy rõ…
Anh bực lắm, cũng góp ý em nhiều lần, hồi xuân thì hồi xuân, làm đẹp thì làm đẹp, nhưng phải đúng mực, hợp với lứa tuổi. Khổ nỗi, hễ anh nói là em giận, vì giờ em đã đổi tính, nhí nhảnh hơn, “teen” hơn ngày xưa, nên rất dễ giận, dễ hờn. Nói đụng đến, là dỗi ngay: “Tôi hiểu mà, già rồi, làm gì cũng đâu bằng được mấy em gái trẻ. Anh chán tôi cũng phải”. Mà giờ em dỗi cũng y hệt như lúc mới cưới, cũng mặt mũi lạnh tanh, cũng không thèm nói chuyện, cũng bỏ cơm bỏ nước. Anh phải dỗ chán dỗ chê, em mới hết giận. Nhiều khi dỗ em, anh thấy mình cũng đang… hồi xuân, trở về cái thời trai trẻ, tìm cách làm lành với cô bạn gái hay hờn dỗi.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Giờ anh hết dám “phản kháng”, chỉ biết cố gắng chịu đựng, hy vọng qua một thời gian, vợ anh sẽ về lại “vị trí cũ”. Chứ em cứ hồi xuân như vầy hoài, chắc anh “lão hóa” sớm…