Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Bí ẩn lịch sử về trống đồng nghìn tuổi của người Mường

10/10/2020 19:08

(Kiến Thức) - Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay.

Quốc Lê

Cận cảnh bộ sưu tập trống đồng tí hon của người Việt cổ

Soi chiếc trống đồng bảo vật được khai quật ở Hà Nội

Soi từng chi tiết trồng đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam

Một chiếc trống đồng loại Heger II được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Loại trống này thường được tìm thấy trong những ngôi mộ Mường cổ ở những khu vực đồng bào Mường sinh sống như Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An... nên còn được gọi là trống Mường.
Một chiếc trống đồng loại Heger II được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Loại trống này thường được tìm thấy trong những ngôi mộ Mường cổ ở những khu vực đồng bào Mường sinh sống như Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An... nên còn được gọi là trống Mường.
Có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 17, trống Mường mang nhiều nét khác biệt so với trống đồng Đông Sơn (Heger I). Về cơ bản, trống chia làm ba phần: Tang trống có hình dáng hơi phình và tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi.
Có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 17, trống Mường mang nhiều nét khác biệt so với trống đồng Đông Sơn (Heger I). Về cơ bản, trống chia làm ba phần: Tang trống có hình dáng hơi phình và tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi.
Ngôi sao giữa mặt trống Mường thường có 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không lớn như cánh sao ở trống Heger I.
Ngôi sao giữa mặt trống Mường thường có 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không lớn như cánh sao ở trống Heger I.
Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Trang trí trên quai đơn giản hơn so với trống đồng Đông Sơn.
Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Trang trí trên quai đơn giản hơn so với trống đồng Đông Sơn.
Đặc biệt, trên bề mặt trống Heger II không có trang trí hình người hay vật mà chỉ có hoa văn hình học lặp đi lặp lại.
Đặc biệt, trên bề mặt trống Heger II không có trang trí hình người hay vật mà chỉ có hoa văn hình học lặp đi lặp lại.
Rìa mặt trống có những khối tượng ếch/cóc, tượng trưng cho ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người xưa.
Rìa mặt trống có những khối tượng ếch/cóc, tượng trưng cho ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người xưa.
Một số trống có các cặp cóc trong tư thế đang giao phối, thể hiện mong muốn phồn thực, con đàn cháu đống.
Một số trống có các cặp cóc trong tư thế đang giao phối, thể hiện mong muốn phồn thực, con đàn cháu đống.
Đối với người Mường, trống đồng là vật phẩm thiêng liêng, biểu trưng cho địa vị của tầng lớp Lang đạo… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội hay còn cả trong chiến đấu.
Đối với người Mường, trống đồng là vật phẩm thiêng liêng, biểu trưng cho địa vị của tầng lớp Lang đạo… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội hay còn cả trong chiến đấu.
Không chỉ gắn bó với đời sống hàng ngày của người Mường, trống đồng còn là lễ vật được chôn theo người quá cố, một truyền thống tâm linh được kế thừa từ người Việt cổ từ thời Đông Sơn.
Không chỉ gắn bó với đời sống hàng ngày của người Mường, trống đồng còn là lễ vật được chôn theo người quá cố, một truyền thống tâm linh được kế thừa từ người Việt cổ từ thời Đông Sơn.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp thỏa đáng quanh những chiếc trống đồng Mường/trống đồng Heger II, như kỹ nghệ chế tác, mục đích sử dụng, thân thế chủ nhân…
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp thỏa đáng quanh những chiếc trống đồng Mường/trống đồng Heger II, như kỹ nghệ chế tác, mục đích sử dụng, thân thế chủ nhân…
Dù vậy, sự hiện diện của trống đồng trên vùng cư trú của người Mường một thiên niên kỷ sau thời đại Đông Sơn là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ.
Dù vậy, sự hiện diện của trống đồng trên vùng cư trú của người Mường một thiên niên kỷ sau thời đại Đông Sơn là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ.
Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay.
Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Số phận công thần giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh

Số phận công thần giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh

5 bức tượng lạ chưa từng thấy phát lộ trên đỉnh kim tự tháp

5 bức tượng lạ chưa từng thấy phát lộ trên đỉnh kim tự tháp

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status