Bí ẩn dịch bệnh đổ mồ hôi càn quét châu Âu

Vào năm 1528, Vua Henry VIII của Anh mỗi đêm lại ngủ trên một chiếc giường khác, nhưng không phải theo cách mà bạn có thể nghĩ.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au

Không phải những người phụ nữ, mà là nỗi sợ về một căn bệnh bí ẩn đã khiến Vua Henry VIII phải di chuyển gần như hàng ngày trong mùa Hè năm đó. Nhà vua thực sự hoảng sợ về bệnh đổ mồ hôi, dịch bệnh chết chóc mà ngày nay hầu như đã bị lãng quên.

Tuy vậy, một số nhà khoa học vẫn bị cuốn hút bởi căn bệnh bí ẩn, quét qua châu Âu nhiều lần trong thời Tudor (thời trị vì hoàng kim của Vua Henry Tudor hay Henry VII) này. Từ năm 1485, năm trận dịch đã hoành hành ở Anh, Đức và các nước châu Âu khác. Nhưng nguồn gốc của dịch và thậm chí cả tên gọi của căn bệnh đó đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Người ta có lý chính đáng cho nỗi sợ hãi với bệnh đổ mồ hôi. Nó xảy đến không có bất cứ dấu hiệu nào và dường như không thể ngăn chặn. Người mắc bệnh đột nhiên cảm thấy sợ hãi, sau đó là những cơn đau đầu, đau cổ, suy nhược và đổ mồ hôi khắp toàn thân. Nạn nhân sốt, tim đập nhanh và mất nước. Trong vòng 3 đến 18 giờ, 30 – 50% số người mắc bệnh đã tử vong.

Không rõ ai là người đầu tiên mắc bệnh đổ mồ hôi, nhưng một số nhà sử học tin rằng căn bệnh này được đưa tới Anh bởi những người lính đánh thuê mà cha của Henry VIII thuê để chiếm ngai vàng nước Anh cho ông và con trai. Cuộc đoạt quyền lực này đã kết thúc Chiến tranh Hoa hồng (nội chiến tranh giành vương quyền Anh) vào năm 1487.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-2

Bệnh đổ mồ hôi nhanh chóng trở thành một dịch bệnh trong khu vực. Đó là “một loại bệnh mới, gây nhức nhối, đau đớn, những triệu chứng mà bất kỳ người nào trước thời điểm đó cũng chưa từng nghe đến” - Richard Grafton, thợ in của Nhà vua viết.

Nhưng ghi chép đó không hoàn toàn đúng. Trước đó, nước Anh đã sống sót sau trận dịch đáng sợ nhất trong lịch sử. Từ năm 1346 đến năm 1353, dịch hạch Cái chết Đen đã quét sạch 60% dân số thế giới và giết chết hơn 20 triệu người chỉ riêng ở châu Âu. Nhưng bệnh đổ mồ hôi dường như không liên quan đến đại dịch này. Nó không có triệu chứng ngoài da và xuất hiện ngẫu nhiên ở các địa điểm khác nhau, luôn xảy ra sau một thời gian mưa kéo dài hoặc lũ lụt và thường nhằm vào những người rất giàu hoặc rất nghèo.

Thời ấy, con người không có cách nào để biết liệu bệnh đổ mồ hôi tấn công hay lây lan như thế nào. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được các bác sĩ cố gắng tìm hiểu và căn bệnh lạ đã khiến một người tên là John Kays trở nên nổi tiếng. Ông coi căn bệnh này như một cơ hội - đặc biệt là vì nó dường như hay tấn công những quý tộc giàu có. Kays tự đặt cho mình biệt danh nghe có vẻ ấn tượng hơn là Johannus Caius và bắt đầu nhận chữa trị cho những người Anh giàu có, đang hoảng sợ và hoang tưởng về dịch bệnh.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-3

Caius còn tìm ra một cách khác để kiếm lợi từ chứng bệnh đổ mồ hôi: viết về nó. Năm 1552, ông xuất bản cuốn “Bệnh đổ mồ hôi: Một loại thuốc chống lại căn bệnh thường được gọi là bệnh đổ mồ hôi”.

Đây được coi là một cuốn sách kinh điển về y học, nó đưa ra những quan sát của bác sĩ về các triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa khỏi bệnh. Với những kiến thức y học vào thời của mình, Caius khuyên mọi người nên tránh sương mù, không ăn trái cây hỏng và thường xuyên tập thể dục. Ông khuyến cáo những người bị bệnh nên uống các loại thảo dược pha chế, càng ra nhiều mồ hôi càng tốt và tránh ra ngoài trời.

Nhà nghiên cứu y sinh học Derek Gatherer viết: “Mặc dù hầu hết các bệnh nhân của Caius cuối cùng vẫn chết, nhưng cuối cùng ông ấy vẫn đủ giàu có để tạo ra một tài sản tuyệt vời cho trường đại học Cambridge cũ của mình”. Ngày nay, một trường cao đẳng ở Cambridge vẫn mang tên Caius.

Caius và các bác sĩ khác đã không thể giải thích hoặc ngăn chặn bệnh đổ mồ hôi. Nhưng một thực tế là các thành viên hoàng gia đổ xô đến bác sĩ để được giúp đỡ đã nói lên tác động của dịch bệnh.

Vua Henry VIII rất sợ hãi mắc bệnh trong suốt thời gian trị vì. Nhiều triều thần của ông đã trở thành nạn nhân của căn bệnh bí ẩn, bao gồm cả vị cố vấn Hồng y Wolsey, người may mắn sống sót, và Arthur, em trai của Nhà vua chết vì dịch.

Thomas More, cố vấn của Henry VIII, viết: “Người ta trở nên an toàn trên chiến trường hơn là trong thành phố.

Bi an dich benh do mo hoi can quet chau Au-Hinh-4

Bệnh đổ mồ hôi đã chấm dứt nhanh chóng như khi nó bắt đầu. Lần dịch cuối cùng là vào năm 1551. Khoảng 150 năm sau, một biến thể được gọi là “Đổ mồ hôi Picardy” lại xuất hiện ở Pháp, nhưng cả hai đều không tấn công trở lại nữa.

Điều đó gây khó khăn cho các nhà khoa học và sử học hiện đại trong việc nghiên cứu. Họ phải dựa vào các dữ liệu về thời gian và thông tin y tế công cộng sơ khai để tái tạo các trận dịch đổ mồ hôi.

Nhưng cuối cùng, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ bệnh đổ mồ hôi thực sự là gì. Một số người cho rằng đó là một loại hantavirus, gây một căn bệnh hiếm gặp. Những người khác lại nghi ngờ đây là triệu chứng của bệnh cúm, ngộ độc thực phẩm hoặc tình trạng sốt tái phát.

Bất kể nguyên nhân là gì, bệnh đổ mồ hôi có để lại những dấu vết. Khi đại văn hào William Shakespeare viết vở kịch “Henry IV, Phần 2”  vào năm 1600, nửa thế kỷ sau trận dịch cuối cùng ở Anh, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của ông là Falstaff đã chết vì “đổ mồ hôi”.

Hòa Minzy chủ động đóng phạt sau vụ lan truyền tin về dịch bệnh

Hòa Minzy đã gỡ thông tin liên quan đến dịch bệnh và gửi lời xin lỗi. Nữ ca sĩ chia sẻ rằng, cô thực sự bất cẩn khi có hành động như thế này.

Ngày hôm qua (28/7), thông tin Hòa Minzy đăng tải trên trang cá nhân đoạn phát ngôn được cho là của Phó Thủ tướng Võ Đức Đam, và không ít người dùng mạng xã hội phát hiện ra rằng, đây là đoạn chia sẻ không chính xác. Phía Bộ Y tế cũng đã bác bỏ thông tin trên và cho biết các phát ngôn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (nếu có) đều được đăng tải trên các trang chính thức của Bộ Y tế và Chính phủ, đề nghị mọi người không chia sẻ.

Hoa Minzy chu dong dong phat sau vu lan truyen tin ve dich benh
 

Cùng ngày, phía Hòa Minzy đã gỡ thông tin trên, phía Hòa Minzy cũng đã gửi lời xin lỗi. Nữ ca sĩ chia sẻ rằng, cô thực sự bất cẩn khi có hành động như thế này.

"Dù không phải người viết ra những dòng thông tin giả này nhưng chính Hòa cũng là người đã chia sẻ bức ảnh đó. Tuy nhiên cũng đã gỡ kịp thời ngay sau khi đọc được các thông báo đính chính từ VTV.

Với vị trí là một nghệ sĩ, Hòa nghĩ mình thật sự đã bất cẩn và giờ cần có trách nhiệm đưa ra lại thông tin chính xác cho người đọc".

Hoa Minzy chu dong dong phat sau vu lan truyen tin ve dich benh-Hinh-2
 

Theo thông tin mới nhất, phía Hòa Minzy đã chủ động liên hệ trực tiếp với Sở Văn Hoá Thông Tin và Truyền Thông để báo cáo về sự việc này cũng như chủ động đóng phạt theo quy định.

Hoa Minzy chu dong dong phat sau vu lan truyen tin ve dich benh-Hinh-3
 

Trước Hòa Minzy, đã có một số nghệ sĩ đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19. Hồi tháng 2, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đã làm việc cùng với Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng lên làm việc và xử phạt mỗi người 10 triệu đồng vì lan truyền tin tức sai sự thật.

Ngày 28/7 vừa qua, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Thừa Thiên Huế cũng đã thông tin rằng, một chủ tài khoản Facebook đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì có hành động đăng tải phát ngôn giả mạo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trên mạng xã hội.

Đang cách ly, nhiếp ảnh gia chụp người mẫu 'cực nghệ' qua webcam

Không thể ra ngoài tác nghiệp vì dịch bệnh, nhiếp ảnh gia người Italy vẫn giúp các người mẫu có loạt ảnh đẹp bằng FaceTime.

Dang cach ly, nhiep anh gia chup nguoi mau 'cuc nghe' qua webcam
 Trong thời điểm mọi người trên khắp thế giới đang thực hiện quy định ở yên trong nhà để ngăn chặn dịch Covid-19, nhiếp ảnh gia Alessio Albi (33 tuổi) lại khiến dân mạng trầm trồ với bộ ảnh đậm chất nghệ thuật được chụp bằng ứng dụng FaceTime. Vì đang sinh sống và làm việc tại tâm dịch Italy, không thể ra ngoài để thực hiện các bộ hình, anh đã sáng tạo bằng cách chụp cho người mẫu thông qua webcam. Albi tiến hành công việc bằng cách hướng dẫn người mẫu tạo dáng và chụp cho họ qua màn hình máy tính, điện thoại.