Bếp nguội

Ba bố con làm gì bên đó mà giờ mới về, để mẹ chờ sốt cả ruột.

Chồng tôi chưa kịp trả lời thì con gái đã nhanh nhẩu:
- Bà nội ép con ăn nhiều, giờ bụng con muốn nứt ra rồi đây này.
- Lâu lắm rồi bố con mình mới được ăn một bữa ngon thế bố nhỉ.
Con trai nói xen vào. Chồng tôi gật đầu cái rụp.
Khi hai con đã ngủ, tôi mới dò hỏi chồng: Tối nay, bà nội làm món gì mà ba bố con về cứ tấm tắc thế?
Chồng tôi chép miệng:
- Nhiều lắm, món nào cũng ngon, mà thôi khuya rồi đi ngủ đi.
Thấm mệt vì công việc cả một ngày, tối nay khi đi gặp gỡ đối tác lại có dùng chút rượu nên tôi lăn ra ngủ.
Sáng sớm, lúc tôi đang ngái ngủ thì chồng tôi lay nhẹ:
- Em đưa Bông đi học nhé, sáng nay anh có chút việc nên phải đến cơ quan sớm.
Tôi loạng quạng bò dậy rồi đánh thức con. Con bé nhõng nhẽo mãi mới chịu ra khỏi giường. Nửa tiếng sau, hai mẹ con mới rời khỏi nhà. Gần nhà có mấy hàng cháo sườn nhưng con bé cứ đòi bằng được mẹ chở ra quán phở bố hay đưa đi ăn.
Vào quán, gọi cho con bát phở nhưng nó chỉ ăn được vài miếng thì buông đũa:
- Sao vậy con?
- Con ăn một mình không ngon. Thường ngày vào đây, bố cũng ăn cùng con, bố một bát, con một bát rồi ăn thi.
Ra vậy. Tôi làm theo lời nó. Vèo một cái, con bé ăn hết bát phở rồi nheo mắt cười:
- Mẹ thua con rồi nhé.
Tôi cũng nheo mắt cười với con. Đúng là dỗ trẻ con ăn là một nghệ thuật. Trong lòng phục chồng lắm. Hằng ngày, tôi đi làm sớm hơn chồng nên việc cho con ăn sáng, đưa con đi học chồng phải đảm nhận. Nhân lúc chở con đến trường tôi lại hỏi dò:
- Hôm qua, bà nội nấu món gì mà ngon thế con?
Con bé lặng im một lát rồi bắt tôi ngoắc tay với nó:
- Mẹ phải hứa là giữ bí mật thì con mới nói.
- Ừ, mẹ hứa. Tôi càng tò mò tợn.
Con bé rành rọt như một bà cụ:
- Thực ra tối qua bố nấu cơm cho chúng con ăn rồi mới sang bà chơi. Bố còn dặn bà có hỏi thì phải bảo là mẹ nấu. Rồi bố lại dặn mẹ có hỏi thì bảo là ăn bên bà và phải khen bà hết lời. Con hỏi tại sao phải làm thế thì bố cười: bí mật. Như thế là sao hả mẹ?
Nhìn đôi mắt đen lay láy của con ngước lên nhìn mẹ, tôi áy náy vô cùng. Kiểm điểm lại bản thân, tôi thấy dạo gần đây tôi đã lơ là chuyện bếp núc. Công việc ở công ty nhiều nên tôi vừa bận vừa mệt. Có hôm đi làm về tạt vào siêu thị mua đồ ăn sẵn, hôm thì về nhà gọi người ta mang đồ ăn đến quấy quá cho xong bữa. Có hôm ra nhà hàng cầm thực đơn, hỏi món nào hai đứa con cũng lắc đầu rồi bảo: con muốn ăn cơm.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ. 
Chồng tôi là người dễ tính, vả lại anh ấy cũng biết là tôi bận nên không ca thán, nhưng giờ nhớ lại tôi thấy hình như anh ấy đã vài lần nhắc khéo tôi chuyện bếp núc: Trưa nay, bếp ăn cơ quan có món rau lang luộc chấm tương ngon thế, lâu rồi mới được ăn; Bữa rồi đến nhà anh Bảo được thưởng thức món cá bống trứng kho tiêu…
Lại nhớ có lần mẹ tôi lên chơi, nhìn thấy cả ngày nhà không đỏ lửa đã nhắc nhở: Khi bếp nguội lửa, nhiều thứ khác cũng nguội theo đấy con ạ.

"Ngã ngửa" với doanh thu Bà Tân Vlog chính thức nhận được từ YouTube

Kênh Bà Tân Vlog nhận được bao nhiêu tiền quảng cáo từ YouTube là thông tin được rất nhiều người quan tâm.

Bà Tân Vlog (tên thật Nguyễn Thị Tân - 58 tuổi, Bắc Giang) là một trong những YouTuber nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Người phụ nữ này trở thành một hiện tượng mạng khi sở hữu kênh Bà Tân Vlog lọt vào top 3 kênh YouTube đạt nút vàng (1 triệu người theo dõi chỉ sau 60 ngày) nhanh nhất thế giới.

Vợ “lâu năm”

Vợ “lâu năm” hiểu chồng cặn kẽ đến từng chân tơ kẽ tóc, nên rất dễ “bắt bài” .

Vợ “lâu năm” là cách nói vui của những người đàn ông, ám chỉ vợ mình “tuy chưa già nhưng không còn trẻ nữa”. Vợ “lâu năm” hiểu chồng cặn kẽ đến từng chân tơ kẽ tóc, nên rất dễ “bắt bài” .

Anh bạn thân tôi đưa mắt về phía chị nhà đang thoăn thoắt đôi tay lấy hàng cho khách, bảo: “Bà vợ “lâu năm” của tôi có tật nói nhiều. Trong nhà, chồng con làm gì đều không qua mặt cô ấy, nhưng phải công nhận vợ tôi quán xuyến gia đình tài tình lắm. Vợ vén khéo, đảm đang, lèo lái con thuyền gia đình chạy đúng hướng, dù đôi khi sự chủ quan của vợ cũng làm tôi bực mình". Anh thẳng thừng tổng kết về người vợ của mình một cách hồn nhiên, chân thành, và không giấu nổi vẻ tự hào.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sống với nhau gần 20 năm, cô ấy không còn giữ ý tứ với chồng, thậm chí trở nên xuề xòa, bỗ bã, cũng chỉ vì phải đối mặt trước những bộn bề lo toan của cuộc sống. Phụ nữ thường hay càm ràm, nói nhiều, có lẽ vì họ bận rộn việc nhà, chồng con, tiếp xúc với những điều dễ bực mình, nên “ưa” nói, mà đôi khi chẳng quan tâm tới việc mình nói chồng con có chịu lắng nghe, có tiếp thu hay không. Nói để dạy con, bảo chồng, nói để nhắc nhở, để nhớ, nên xét cho cùng cũng vì yêu chồng thương con, lo lắng cho cuộc sống gia đình, nên sự nói nhiều ấy cũng cần được thông cảm.

Bạn tôi khéo léo hãm tật nói nhiều của vợ bằng cách này cách nọ, thay vì bực mình, đôi co. Có hôm anh nhậu về khuya. Biết lỗi, anh im lặng đóng cửa, rồi tìm cách… đánh bài chuồn, vào ngủ với con trai, cốt chỉ để trốn bị vợ “thuyết”. Vợ anh nói nhiều, nhưng lại ít để bụng. Nói để giải tỏa sự bực bội, nói để mong chồng con rút kinh nghiệm, nói cho đã nư rồi thôi. Nghĩ vậy, nên anh chẳng chấp. Biết anh xởi lởi, tôi đùa: “Có khi nào anh thấy nhàm vì bà vợ của anh có phần “cũ kỹ” không?”. Anh bảo: “Cũ” hay mới cũng chỉ vì chuyện cơm áo gạo tiền. Những lúc lo toan, bận bịu, trông cô ấy cứ “mòn” dần; lúc thư thái, rảnh rang, cô ấy cũng biết làm mới mình”.

Thiên chức làm vợ, với biết bao niềm vui, nỗi buồn, sự “thâm niên” ấy khiến vợ anh sống thật, bày tỏ một cách rõ ràng nhất, mà đôi khi sự thật dễ gây nhàm chán, mếch lòng. Dù vậy, vợ “lâu năm” của anh luôn có một thế mạnh nhất định bởi những gì cô ấy tạo ra cho gia đình. Vợ chồng sống với nhau lâu bền, con cái lớn khôn, thành đạt, là tài sản, là thành quả của những năm tháng vất vả nuôi con, vượt qua sóng gió gia đình, cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc. Dân gian có câu “gừng càng già càng cay”. Thật chính xác.