Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Belarus có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân của Nga ngay lập tức?

16/12/2021 19:45

Trước áp lực từ Mỹ và phương Tây, Belarus và Nga đang xích lại gần nhau hơn, đồng thời cũng chuẩn bị những phương án để đáp trả mọi mối đe dọa.

Thái Hòa

Dàn "vũ khí tối thượng" của Belarus khiến NATO phải dè chừng

Nga: Một tiểu đoàn tên lửa Iskander sẽ đến Belarus nếu cần

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga xuất kích tuần tra không phận Belarus!

Belarus tiếp nhận lô xe chiến đấu BTR-82A mới cứng từ Nga!

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 30/11 cho biết nước ông có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của Nga để đáp trả việc NATO có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Đông Âu.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 30/11 cho biết nước ông có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của Nga để đáp trả việc NATO có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Đông Âu.
Tổng thống Lukashenko cũng chỉ ra rằng Belarus sẽ hỗ trợ Nga trong trường hợp có các hành động khiêu khích từ Ukraine và lần đầu tiên công nhận Bán đảo Crimea là một phần của Nga cùng với 15 quốc gia thành viên Liên hợp quốc khác, kể từ khi bị lực lượng Nga thực hiện chiếm đóng vào năm 2014.
Tổng thống Lukashenko cũng chỉ ra rằng Belarus sẽ hỗ trợ Nga trong trường hợp có các hành động khiêu khích từ Ukraine và lần đầu tiên công nhận Bán đảo Crimea là một phần của Nga cùng với 15 quốc gia thành viên Liên hợp quốc khác, kể từ khi bị lực lượng Nga thực hiện chiếm đóng vào năm 2014.
Những bước đi này của Belarus được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa quốc gia này với thế giới phương Tây sau khi quan hệ trở nên xấu đi kể từ khi các cuộc biểu tình và bạo loạn được phương Tây hậu thuẫn ở Minsk vào tháng 9/2020.
Những bước đi này của Belarus được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa quốc gia này với thế giới phương Tây sau khi quan hệ trở nên xấu đi kể từ khi các cuộc biểu tình và bạo loạn được phương Tây hậu thuẫn ở Minsk vào tháng 9/2020.
Belarus kể từ đó đã chịu áp lực kinh tế và quân sự đáng kể của phương Tây và đã chuyển sang hội nhập chặt chẽ hơn với Nga dẫn đến một số suy đoán rằng hai bên có thể tiến tới một liên minh đầy đủ.
Belarus kể từ đó đã chịu áp lực kinh tế và quân sự đáng kể của phương Tây và đã chuyển sang hội nhập chặt chẽ hơn với Nga dẫn đến một số suy đoán rằng hai bên có thể tiến tới một liên minh đầy đủ.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hôm 1/12 lưu ý về tuyên bố của Tổng thống Lukashenko về việc khả năng triển khai vũ khí hạt nhân: "Tôi coi tuyên bố này như một lời cảnh báo rất nghiêm túc được đưa ra chủ yếu bởi chính sách liều lĩnh mà phương Tây theo đuổi châm ngòi về việc chuyển vũ khí hạt nhân về phía đông”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hôm 1/12 lưu ý về tuyên bố của Tổng thống Lukashenko về việc khả năng triển khai vũ khí hạt nhân: "Tôi coi tuyên bố này như một lời cảnh báo rất nghiêm túc được đưa ra chủ yếu bởi chính sách liều lĩnh mà phương Tây theo đuổi châm ngòi về việc chuyển vũ khí hạt nhân về phía đông”.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Minsk đã đáp trả các hành động của phương Tây vì cách đối xử “hoàn toàn vô trách nhiệm và nhằm gây ra một cuộc xung đột vũ trang”.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Minsk đã đáp trả các hành động của phương Tây vì cách đối xử “hoàn toàn vô trách nhiệm và nhằm gây ra một cuộc xung đột vũ trang”.
Belarus trước đây cũng đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc Mỹ triển khai các tên lửa đất đối đất tầm trung tới Châu Âu mà trực tiếp là khu vực Đông Âu, điều này đã dẫn đến suy đoán rằng Belarus có thể tìm cách mua một số tên lửa từ Nga để đáp trả.
Belarus trước đây cũng đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc Mỹ triển khai các tên lửa đất đối đất tầm trung tới Châu Âu mà trực tiếp là khu vực Đông Âu, điều này đã dẫn đến suy đoán rằng Belarus có thể tìm cách mua một số tên lửa từ Nga để đáp trả.
Việc triển khai lực lượng mặt đất của Mỹ với quy mô lớn theo kế hoạch tới Ba Lan cũng được coi là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng ở Minsk. Hành động này cũng khiến chính quyền Belarus phải đưa ra những chính sách đối phó khẩn cấp.
Việc triển khai lực lượng mặt đất của Mỹ với quy mô lớn theo kế hoạch tới Ba Lan cũng được coi là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng ở Minsk. Hành động này cũng khiến chính quyền Belarus phải đưa ra những chính sách đối phó khẩn cấp.
Belarus trước đây là một quốc gia có vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nước này đã được thừa hưởng hơn 80 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Belarus được cho là đã duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai vũ khí hạt nhân và có khả năng sử dụng các đầu đạn của Nga gần như ngay lập tức.
Belarus trước đây là một quốc gia có vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nước này đã được thừa hưởng hơn 80 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Belarus được cho là đã duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai vũ khí hạt nhân và có khả năng sử dụng các đầu đạn của Nga gần như ngay lập tức.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Belarus và phương Tây leo thang vào tháng 11, lực lượng không quân Nga đã triển khai các máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công hạt nhân bay trên không phận Belarus được hộ tống bởi máy bay chiến đấu Su-30SM mới của Belarus.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Belarus và phương Tây leo thang vào tháng 11, lực lượng không quân Nga đã triển khai các máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công hạt nhân bay trên không phận Belarus được hộ tống bởi máy bay chiến đấu Su-30SM mới của Belarus.
Đây là những chiếc máy bay mà Nga cung cấp cho Belarus, loại tiêm kích hạng nặng đa năng này có khả năng tác chiến không đối đất, không chiến và có động cơ mạnh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của các đối thủ ở Châu Âu.
Đây là những chiếc máy bay mà Nga cung cấp cho Belarus, loại tiêm kích hạng nặng đa năng này có khả năng tác chiến không đối đất, không chiến và có động cơ mạnh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của các đối thủ ở Châu Âu.
Nước này dự kiến sẽ nhận được một loạt vũ khí mới, nhiều trong số đó có khả năng tương thích với đầu đạn hạt nhân sau chuyến thăm của Tổng thống Lukashenko tới Nga vào hồi tháng 9, nơi các hợp đồng vũ khí mới được ký kết.
Nước này dự kiến sẽ nhận được một loạt vũ khí mới, nhiều trong số đó có khả năng tương thích với đầu đạn hạt nhân sau chuyến thăm của Tổng thống Lukashenko tới Nga vào hồi tháng 9, nơi các hợp đồng vũ khí mới được ký kết.
Người ta suy đoán rằng Belarus có thể mua thêm các phi đội Su-30SM để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29 nhẹ hơn nhiều trong biên chế và có thể được Nga chào bán với giá rất ưu đãi để hỗ trợ an ninh tập thể.
Người ta suy đoán rằng Belarus có thể mua thêm các phi đội Su-30SM để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29 nhẹ hơn nhiều trong biên chế và có thể được Nga chào bán với giá rất ưu đãi để hỗ trợ an ninh tập thể.
Các máy bay chiến đấu này có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân tới bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu từ các sân bay của Belarus do sức bền rất cao và khả năng tiếp cận vũ khí chiến lược.
Các máy bay chiến đấu này có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân tới bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu từ các sân bay của Belarus do sức bền rất cao và khả năng tiếp cận vũ khí chiến lược.
Với sự liên minh Nga - Belarus, chắc chắn rằng Mỹ và các đồng minh NATO sẽ phải lo lắng và suy nghĩ lại những hành động leo thang của mình tại Đông Âu. Nguồn: Pinterest.
Với sự liên minh Nga - Belarus, chắc chắn rằng Mỹ và các đồng minh NATO sẽ phải lo lắng và suy nghĩ lại những hành động leo thang của mình tại Đông Âu. Nguồn: Pinterest.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status