![]() |
![]() |
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM |
![]() |
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM |
![]() |
![]() |
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM |
![]() |
Ảnh minh hoạ/ Nguồn Ngành y tế TP HCM |
Gây dậy thì sớm
Để hoạt động bình thường, cơ thể cần nghỉ ngơi sau chuỗi hoạt động dài ban ngày. Đặc biệt, ban đêm là thời điểm não trẻ tiết lượng lớn melatonin – một hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước nhiều vấn đề sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất, đồng thời ức chế hormone sinh dục.
Việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, có thể làm giảm 50% sự sản xuất melatonin. Melatonin cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi hormone này bị suy giảm khiến hormone sinh dục không được ức chế, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.
Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
![]() |
Ẩnh minh hoạ/Internet |
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Đối mặt với sự bất thường về thể chất khiến, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình – nhất là khi tự so sánh với các bạn cùng trang lứa. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.
Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Gây khó ngủ, giấc ngủ không sâu
Ánh sáng có thể làm giảm khả năng sản xuất melatonin giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Do đó, trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh dễ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thể chất, nên việc giấc ngủ bị ảnh hưởng có thể gây tác động lâu dài.
Làm suy giảm hệ miễn dịch
Ít ai biết rằng, việc ngủ trong môi trường có ánh sáng quá mạnh có thể làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại virus của trẻ. Trong khi đó, nếu ngủ trong bóng tối hoàn toàn, cơ thể trẻ sẽ tự động kích thích quá trình tạo kháng thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Để đảm bảo an toàn và tiện lợi, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ hoặc chỉ bật đèn khi cần chăm sóc bé trong đêm.
Ảnh hưởng đến thị lực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em từ 2 tuổi nếu thường xuyên ngủ dưới ánh sáng đèn điện sẽ có nguy cơ cận thị lên đến 34%. Khi lớn hơn, tỷ lệ này có thể tăng lên 55% nếu thói quen ngủ dưới ánh sáng không thay đổi.
Nguyên nhân là do ánh sáng tác động đến nhịp sinh học, khiến mắt phải điều tiết liên tục ngay cả khi đang ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường
Ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch.
Một nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ có thể làm thay đổi mức đường huyết và ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể.
Thay đổi nội tiết tố
Ngay cả một nguồn sáng từ thiết bị điện tử cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, ti vi hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin. Ngoài ra, các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.
Tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.
Theo Tiến sĩ Russell của Đại học bang Texas (Mỹ), nên ngủ trong một môi trường hoàn toàn tối, có thể có tác động đáng kể đến nhịp điệu của melatonin, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức sống.
![]() |
Dị vật là mảnh xương cá sắc nhọn được gắp ra khỏi phế quản bệnh nhân. Ảnh: Tạp chí Sức khỏe cộng đồng |
Cùng thời điểm, một nữ bệnh nhân khác 47 tuổi (Bình Phước) cũng nhập viện sau khi nuốt đau, đã đến thăm khám và uống thuốc ở một bệnh viện tư nhưng không hiệu quả.
Qua khai thác bệnh sử, cách nhập viện 10 ngày, người này nuốt đau sau khi ăn cơm với cá kho nên nghĩ mình bị hóc xương. Bệnh nhân đến khám bệnh viện tư, được nội soi nhưng không thấy dị vật, cho thuốc uống nhưng bệnh không thuyên giảm, cơn đau tăng dần.
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, bệnh nhân được CT-scan cổ thì phát hiện dị vật dài hơn 20mm ở miệng thực quản, đứng dọc và ngang mức đốt sống cổ C5.
BS.CKII Nguyễn Tường Đức, Phó trưởng Khoa Nhi Tổng hợp đã tiến hành phẫu thuật nội soi thanh quản ống cứng lấy dị vật là mảnh kim loại dài 20mm dưới niêm mạc miệng thực quản. Sau phẫu thuật cả hai nữ bệnh nhân đều đã ổn định sức khỏe.
BS Tường Đức cho biết, khi bị hóc dị vật đường ăn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt đau, nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn hoặc sưng đau vùng cổ. Khi nghi ngờ hóc dị vật, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xử trí sớm, kịp thời. Nếu để lâu, dị vật có thể gây viêm thực quản, nặng hơn có thể gây ra abcess cổ, và mủ từ vùng abcess có thể lan vào trung thất (nơi chứa tim là một trong các cơ quan sống còn của cơ thể), gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với dị vật xâm nhập vào đường thở, bệnh nhân có thể có hội chứng xâm nhập như ho sặc sụa, tím tái, khó thở, thở co kéo.