Bầu cử tổng thống Mỹ 2016: Ứng viên Ted Cruz bỏ cuộc

(Kiến Thức) - Ứng viên tổng thống Ted Cruz cho biết ông đang chấm dứt chiến dịch tranh cử của mình sau khi bị thua đậm trước tỷ phú Donald Trump ở bang Indiana.

Tối 3/5, ứng viên Ted Cruz nói rằng ông không còn hy vọng chiến thắng trong cuộc chạy đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói với đám đông ở Indianapolis: "Ngay từ đầu, tôi đã nói rằng tôi sẽ tiếp tục cuộc đua miễn là có một con đường khả thi để chiến thắng. Tối nay, tôi xin lỗi phải nói rằng con đường đó đã biến mất. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng các cử tri đã chọn một con đường khác".
Với sự rút lui của ứng viên tổng thống Ted Cruz, ứng viên “nhẹ ký nhất” John Kasich là người duy nhất thách thức ứng viên-tỷ phú Donald Trump.
Bau cu tong thong My 2016: Ung vien Ted Cruz bo cuoc
Tỷ phú Donald Trump vận động bầu cử ở bang Indiana. Ảnh indystar.com 
Ứng viên- tỷ phú Donald Trump đang trên đà giành hơn 50 phần trăm tổng số phiếu bầu của các cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa ở bang Indiana và tiến gần đến chiến thắng tuyệt đối trong cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ 2016.
Theo kết quả khảo sát những người rời phòng bỏ phiếu, tỷ phú Donald Trump giành được 53,8% tổng số phiếu bầu, ứng viên Ted Cruz được trên 33,9%, còn ứng viên John Kasich chỉ được khoảng 9,4%.
Ngay sau khi ứng viên Ted Cruz tuyên bố bỏ cuộc, Chủ tịch đảng Cộng hòa Reince Preibus tuyên bố Donald Trump là ứng cử viên triển vọng nhất, mặc dù việc ra ứng cử tổng thống Mỹ của ông này gây chia rẽ sâu sắc trong đảng.
Việc ông Ted Cruz bỏ cuộc khiến cho tỷ phú Donald Trump gần như chắc chắn giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa, mặc dù ứng viên John Kasich vẫn còn trong cuộc đua. Sự ủng hộ dành cho ông này chỉ bằng 1/10 sự ủng hộ dành cho tỷ phú Donald Trump và các nhà phân tích nói rằng việc John Kasich giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa sẽ rất khó khăn như thể “bắc thang leo lên trời”.
Để giành quyền ra tranh chức tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, ứng viên-tỷ phú Donlad Trump cần có sự hỗ trợ của 1.237 đại biểu đảng Cộng hòa. Theo CNN, ứng viên Donald Trump hiện đã tích lũy được 1.002 đại biểu, trong khi ông Ted Cruz có 572 đại biểu, còn ứng viên John Kasich chỉ có vỏn vẹn 156 đại biểu của đảng Cộng hòa.
Video ứng viên-tỷ phú Donald Trump tuyên bố tại bang Indiana rằng Trung Quốc đang "cưỡng hiếp" nước Mỹ. (Nguồn The Guardian):

Những hệ lụy sau phán quyết của PCA về Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye về Biển Đông cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6/2016 sẽ bất lợi cho Trung Quốc.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đưa ra phán quyết trong tháng 5 hoặc tháng 6 về tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, sau khi Manila nộp đơn kiện trong năm 2013.
Nhung he luy sau phan quyet cua PCA ve Bien Dong
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trình bày trong phiên khai mạc Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye. Ảnh PCA 

Bãi cạn Scarborough: “Lửa thử vàng” đối với liên minh Mỹ-Philippines?

(Kiến Thức) - Bãi cạn Scarborough chính là “lửa thử vàng” đối với liên minh quân sự Mỹ-Philippines, trước nguy cơ Trung Quốc đắp “đảo nhân tạo” và xây tiền đồn quân sự trên đó.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Philippines vào cuối cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) giữa Philippines và Mỹ, người ta bắt đầu lo lắng về khả năng Trung Quốc sẽ bồi đắp “đảo nhân tạo” trên bãi cạn Scarborough, vào thời điểm Philippines trải qua quá trình chuyển giao quyền lực thông qua cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5/2016.

Vì sao Nga khó “xoay trục” sang Châu Á?

(Kiến Thức) - Chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Nga xem ra “mất thiêng” vì quá đơn điệu và vì Trung Quốc có quá nhiều sự lựa chọn và toan tính khác.

Nhìn bề ngoài, việc Nga xoay trục sang Châu Á có vẻ như là một sự hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Nhưng thực ra, chiến lược này không mang lại nhiều lợi ích cho Moscow vì Bắc Kinh còn nhiều toan tính khác.
Trong hai bài báo riêng biệt, các nhà phân tích của Viện Mercator chuyên nghiên cứu Trung Quốc ở Berlin và Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng cho đến nay, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Nga đã thất bại về khía cạnh lợi ích kinh tế.