Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ: Chính phủ mới, mối lo cũ

(Kiến Thức) - Khủng bố và mối lo bất ổn đã giúp AKP chiến thắng trong bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng mọi sự vẫn không suôn sẻ đối với Tổng thống Erdogan.

Đảng Công lý và Phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ (AKP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/11.
Bau cu Tho Nhi Ky: Chinh phu moi, moi lo cu
Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của nước này đã giành đa số ghế trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ mới.
Kết quả kiểm 97% số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của nước này đã giành đa số ghế trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ mới và đủ khả năng thành lập chính phủ hoàn toàn do AKP kiểm soát.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, sau khi 97% tổng số phiếu được kiểm, AKP đã giành được 49,4% số phiếu, tương đương 315 ghế trong tổng số 550 ghế tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, đảng Nhân dân Cộng hòa đối lập chính chỉ giành được 23%, đảng đối lập Phong trào Dân tộc giành được 11% và đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd được 10%.
Khủng bố giúp AKP thắng cử
Vậy điều gì đã giúp cho AKP giành đa số tuyệt đối trong quốc hội để cầm quyền một mình?
Câu trả lời là do khủng bố và mối lo bất ổn. Từ Suruç đến Ankara, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tấn công khủng bố bắt làm con tin. Sự trỗi dậy của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), cuộc chiến ở nước láng giềng Syria tràn qua và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã trở thành mối quan tâm lớn của cử tri trên cả nước.
Với chiến lược diều hâu, chính phủ chuyển tiếp thực sự là một sự tiếp nối của chính phủ AKP trước đó và ra sức tập hợp sự ủng hộ của các cử tri dân tộc chủ nghĩa trong chiến dịch vận động bầu cử quốc hội. Trong chiến dịch này, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan liên tục nói rằng chỉ có sự cai trị độc đảng mới mang lại ổn định cho đất nước và chấm dứt khủng bố. Do đó, sự gia tăng đột ngột của các hoạt động khủng bố  là yếu tố lớn nhất giúp AKP thắng cử.
Kẻ thắng người thua
Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd cũng có thể được coi là một trong những người chiến thắng. Sau cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ Nhật (1/11), HDP đã trở thành đảng lớn thứ ba trong quốc hội. Mặc dù  xếp thứ ba, nhưng HDP bị mất hơn 20 ghế trong quốc hội.
Việc AKP liên tục bôi nhọ Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) và chỉ trích dảng này không tẩy chay Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) - vốn bị coi là một tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ - là một điều bất lợi cho HDP. Tuy nhiên, cử tri của đảng vẫn rất trung thành và giúp HDP vượt ngưỡng 10% tổng số phiếu bầu.
Đảng Phong trào Dân tộc (MHP) là kẻ thua cuộc lớn nhất. Có vẻ như cử tri Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm nhiều đến việc trấn áp PKK hơn là đưa bọn tội phạm ra trước công lý.
Liên quan đến các quyền dân chủ, tự do ngôn luận và nỗ lực để xây dựng lại một hệ thống tư pháp độc lập, kết quả bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/11 là đáng báo động. Những người ủng hộ Tổng thống Erdogan đã lớn tiếng đe dọa Dogan Media Group, một trong những tập đoàn truyền thông đã bị chính phủ quá độ đàn áp trong quá trình diễn ra vân động bầu cử. Với chiến thắng của AKP, các phương tiện thông tin đại chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải nếm trải một thời kỳ đầy rẫy khó khăn.
Nhưng mặc dù AKP đã giành được một đa số tuyệt đối trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đang này vẫn không thể hội đủ 330 phiếu ủng hộ để có thể tiến hành trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp nhằm tập trung quyền lực vào tay Tổng thống Erdogan.

“Sách lược mập mờ” của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Phản ứng về việc tàu chiến Mỹ hoạt động trong phạm vi 12 hải lý xung quanh “đảo nhân tạo” bộc lộ “sách lược mập mờ” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 29/10, học giả người Mỹ Graham Webster – nhà nghiên cứu, giảng viên và thành viên cao cấp của Trung tâm Trung Quốc tại Trường Luật Yale -  cho rằng nếu nghiên cứu kỹ lưỡng những tuyên bố bằng tiếng Trung của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người ta thấy sự “tinh tế nghiêm ngặt” trong ngôn từ và nỗ lực  duy trì “sách lược mập mờ” về vấn đề cốt lõi liên quan đến lập trường của Bắc Kinh.
“Sach luoc mo ho” cua Trung Quoc o Bien Dong
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen tập trận ở Thái Bình Dương.
Liệu các quan chức ở Bắc Kinh có cho rằng Hải quân Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc (khi đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra gần “đảo nhân tạo” Đá Xu Bi)? Câu trả lời là không rõ ràng. Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép vượt quá qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)? Quá mập mờ. Bắc Kinh có lên án hành động tuần tra của Mỹ vừa qua ở Biển Đông là bất hợp pháp? Không hẳn là như vậy.

Hé lộ những nguồn thu chính của phiến quân IS

(Kiến Thức) - Trao đổi với đài Sputnik, nhà báo kiêm chuyên gia phân tích chính trị người Italy Loretta Napoleoni cho rằng nguồn thu chính của phiến quân IS là từ thu thuế.

“Dầu mỏ không phải là nguồn thu quan trọng nhất của phiến quân IS. Thực ra, nguồn thu chính của phiến quân IS và cũng là quan trọng nhất đó là từ các khoản thuế. Chúng hiện kiểm soát các vùng đất với dân số lên tới 8 triệu người. Thuế thu được sẽ được trưng dụng vào các mục đích khác”, nhà báo Napoleoni nói.
“Dầu thô cũng bị đánh thuế với tên gọi là thuế tài nguyên. Bất cứ ai sản xuất hay buôn lậu dầu thô đều phải nộp thuế”, chuyên gia về tài trợ khủng bố và rửa tiền cho hay.