“Sách lược mập mờ” của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Phản ứng về việc tàu chiến Mỹ hoạt động trong phạm vi 12 hải lý xung quanh “đảo nhân tạo” bộc lộ “sách lược mập mờ” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 29/10, học giả người Mỹ Graham Webster – nhà nghiên cứu, giảng viên và thành viên cao cấp của Trung tâm Trung Quốc tại Trường Luật Yale -  cho rằng nếu nghiên cứu kỹ lưỡng những tuyên bố bằng tiếng Trung của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người ta thấy sự “tinh tế nghiêm ngặt” trong ngôn từ và nỗ lực  duy trì “sách lược mập mờ” về vấn đề cốt lõi liên quan đến lập trường của Bắc Kinh.
“Sach luoc mo ho” cua Trung Quoc o Bien Dong
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen tập trận ở Thái Bình Dương.
Liệu các quan chức ở Bắc Kinh có cho rằng Hải quân Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc (khi đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra gần “đảo nhân tạo” Đá Xu Bi)? Câu trả lời là không rõ ràng. Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép vượt quá qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)? Quá mập mờ. Bắc Kinh có lên án hành động tuần tra của Mỹ vừa qua ở Biển Đông là bất hợp pháp? Không hẳn là như vậy.
Phản ứng chính thức của Trung Quốc tìm cách né tránh trả những câu hỏi hóc búa nói trên.
Trong tháng 5/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao  Hoa Xuân Oánh cảnh báo Mỹ "vi phạm chủ quyền và đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc”. Hồi đầu tháng 10, bà Hoa Xuân Oánh lên tiếng phản đối "hành vi xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc”. Thuật ngữ  "lãnh hải" và cụm từ "vi phạm" vốn được Trung Quốc sử dụng khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Theo qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), chỉ các tính năng nhô lên trên mặt nước biển khi thủy triều dâng cao mới được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý.
Nếu Hải quân Mỹ xâm nhập trong phạm vi 12 hải lý của một “đảo nhân tạo” bồi đắp trái phép và bị Bắc Kinh tố cáo là xâm phạm “lãnh hải” hoặc “chủ quyền”, thì  bản thân Trung Quốc đã vi phạm các qui định của UNCLOS.
Trong thực tế, tàu chiến Mỹ đã xâm nhập vùng biển 12 hải lý xung quanh bãi ngầm Đá Xu Bi chỉ nhô lên mặt nước khi thủy triều xuống thấp (Mỹ không công nhận việc Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng, hút cát bồi đắp trái phép biến rạn san hô ngầm thành “đảo nhân tạo” ở Đá Xu Bi). Hành động này quả là một cái bẫy đối với Trung Quốc.
“Sach luoc mo ho” cua Trung Quoc o Bien Dong-Hinh-2
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đến từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng. Ông Lục Khảng khẳng định rằng tàu chiến Mỹ đã xâm nhập trái phép “vùng biển gần” các tính năng (mà Trung Quốc chiếm giữ) ở Biển Đông. Ông này đã không sử dụng thuật ngữ  “lãnh hải” mà chỉ dùng thuật ngữ “vùng biển gần” hay “vùng biển cận kề”.  Lục Khảng cho biết các hoạt động của Mỹ "đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc", nhưng lại không nói những lợi ích nào bị đe dọa.  
Giảm nhẹ cảnh báo trước đó của người phát ngôn Hoa Xuân Oánh về việc Mỹ sử dụng “tự do hàng hải” (FON) như một cái cớ để "xâm phạm" chủ quyền (của Trung Quốc), phát ngôn viên Lục Khảng kêu gọi Mỹ hạn chế các hành động "gây bất lợi đối với chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Phát ngôn viên Lục Khảng đã tránh đưa ra một tuyên bố rõ ràng về việc liệu bãi ngầm Đá Xu Bi bị Trung Quốc biến thành “đảo nhân tạo” có lãnh hải 12 hải lý hay không và liệu Hải quân Mỹ có vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Ông này cũng không nói rõ những vùng biển cụ thể nào ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và điều gì sẽ xảy ra trong bất kỳ cuộc đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ trong tương lai.
“Sach luoc mo ho” cua Trung Quoc o Bien Dong-Hinh-3
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tránh sử dụng thuật ngữ "lãnh hải" và thay vào đó sử dụng thuật ngữ  "vùng nước ngoài khơi" và "vùng biển lân cận".
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cũng có cách nói riêng. Ông Dương Vũ Quân cũng tránh sử dụng thuật ngữ "lãnh hải" và thay vào đó sử dụng thuật ngữ  "vùng nước ngoài khơi" và "vùng biển lân cận". Ông này tránh gọi hành động của Mỹ là bất hợp pháp, mà là sự lạm dụng các quyền tự do hàng hải được quy định trong luật pháp quốc tế. Phát ngôn viên Dương Vũ Quân tuyên bố hành động của Mỹ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc (mặc dù không nói rõ là đe dọa chủ quyền) và kêu gọi Mỹ tôn trọng mối quan tâm của Trung Quốc về chủ quyền và an ninh quốc gia.
Bằng cách tránh thuật ngữ "lãnh hải" và không chịu đưa ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào làm cơ sở để qui kết hành động (đưa tàu USS Lassen tuần tra gần đảo nhân tạo ở Trường Sa) của Mỹ là bất hợp pháp, các phát ngôn viên nói trên vẫn duy trì sự mơ hồ về bản chất yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng cách đó, họ tránh rơi vào bẫy của Mỹ thông qua các hoạt động bảo đảm “tự do hàng hải” để buộc các quan chức Trung Quốc đưa ra những yêu sách cụ thể không được luật pháp quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Lục Khảng ngày 28/10 cũng tuyên bố: "Những gì mà Mỹ đã làm (ở Biển Đông) là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cũng như pháp luật liên quan của Trung Quốc”.  
Về cáo buộc hành động của Mỹ vi phạm UNCLOS, Washington có thể nêu ra một loạt các câu hỏi sau đây: Những thẩm quyền mà chính phủ Trung Quốc tuyên bố trong “vùng biển cận kề” các đảo nhân tạo là gì? Liệu Trung Quốc có khẳng định về một vùng lãnh hải xung quanh Đá Xu Bi? Liệu Trung Quốc có khẳng định một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở khu vực này trên Biển Đông? Nếu khẳng định, thì ranh giới của nó như thế nào và điều gì khiến Trung Quốc cáo buộc tàu chiến Mỹ vi phạm các qui định của UNCLOS liên quan đến các hoạt động quân sự trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)?
Mặc dù bất đồng về cách diễn giải Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng giới quan chức Trung Quốc đã cẩn thận tránh để cho đối thủ có chứng cứ cụ thể để thách thức yêu sách quá đáng  và vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Việt Nam có loại tên lửa Kalibr từng gây sốc ở Syria

(Kiến Thức) - Theo đài Sputnik, tên lửa Kalibr không chỉ được trang bị cho quân đội Nga mà còn hiện diện trong hệ thống vũ khí của Hải quân Việt Nam.

Sự khác biệt có tính hình thức là ở phiên bản xuất khẩu của tên lửa Kalibr mang tên Klub. Tên lửa Klub được trang bị cho các tàu ngầm Kilo mà Nga chế tạo theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Nga cũng sẵn sàng lắp đặt tên lửa Klub trên các chiến hạm thuộc đề án Gepard dành cho Việt Nam. Hai chiến hạm loại này đã về tới Việt Nam, còn hai chiếc nữa đang trong chu trình lắp đặt vũ khí và dự kiến bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2017-2018. Tên lửa Klub còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra Molnya được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.
Viet Nam co loai ten lua Kalibr tung gay soc o Syria
Tên lửa Klub (phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình Kalibr) còn có thể được trang bị cho tàu tuần tra lớp Molnya được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. 
Một đặc điểm ưu việt của tên lửa Kalibr (hoặc gọi khác đi là Klub) là có thể lắp đặt trên cả tàu ngầm và tàu nổi. Hơn thế  nữa, loại tên lửa này có thể được lắp vào chiến đấu cơ đa năng như  Su-35 và MiG-35. Cần nói thêm rằng loại máy bay MiG-35 mới nhất của Nga có thể được cung cấp cho Việt Nam nhằm thay thế đội máy bay phản lực MiG-21 đã già cỗi.

Chiến lược chống IS của Mỹ: Sai lầm và phi thực tế

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh Nga đã can thiệp quân sự, chiến lược chống IS mới ở Syria của Mỹ là rất đỗi sai lầm và  hoàn toàn phi thực tế.

Đó là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Robert G. Cantelmo trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest ngày 28/10/2015. Ông Cantelmo là Trợ lý giám đốc Center for the National Interest  đồng thời là nhà phân tích chuyên sâu về chiến lược và an ninh quốc gia Mỹ.
Chien luoc chong IS cua My: Sai lam va phi thuc te
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ  ngày 27/10.
Theo nhà phân tích Robert G. Cantelmo, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ngày 27/10 đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và trình bày chi tiết chiến lược chống IS mới nhất của chính quyền Obama về gia tăng chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.