Bầu cử Quốc hội Campuchia sẽ là chiến thắng của Dân chủ

Chỉ còn ba ngày nữa Campuchia sẽ bước vào cuộc bầu cử quan trọng. Đây là cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 6 tại Campuchia.

Với sự tham gia của 20 đảng phái, cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc bầu cử Quốc hội có nhiều đảng phái tham gia nhất từ trước tới nay. Nhân dịp này, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Campuchia có dịp phỏng vấn ông Chhim Phalvorun, Cố vấn cấp cao Thủ tướng Hun Sen, Phó chánh văn phòng Luật của Văn phòng Chính phủ, Giám đốc Học viện giáo dục công dân.
Ông Chhim Phalvorun, Cố vấn cấp cao Thủ tướng Hun Sen, Phó chánh văn phòng Luật của Văn phòng Chính phủ, Giám đốc Học viện giáo dục công dân.
 Ông Chhim Phalvorun, Cố vấn cấp cao Thủ tướng Hun Sen, Phó chánh văn phòng Luật của Văn phòng Chính phủ, Giám đốc Học viện giáo dục công dân.
PV: Thưa ông Chhim Phalvorun, chỉ còn 3 ngày nữa Campuchia sẽ diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng. Đó là việc các cử tri đi bầu cử chọn ra các đại biểu Quốc hội khóa 6. Vậy theo ông, cuộc bầu cử Quốc hội lần này khác gì với các cuộc bầu cử Quốc hội trước đó?
Ông Chhim Phalvorun: Cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa 6 lần này có nhiều bước tiến vượt bậc, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết địch vận mệnh của quốc gia và hoàn toàn không bị ảnh hưởng tác động từ quốc tế. Trong đó Campuchia củng cố nền độc lập, thống nhất đất nước và quyền của người dân, không để cho bất kỳ thế lực bên ngoài nào tác động lên quyền quyết định của người dân, và cũng không để cho thế lực bên ngoài điều khiển đảng chính trị nào đó nhằm can thiệp hoặc tham gia tranh cử lần này. Vì đây là cuộc bầu cử của người Campuchia với người Campuchia, theo mô hình dân chủ đa đảng.
Tham gia tranh cử lần này với 20 đảng chính trị, chúng ta sẽ thấy sự cạnh tranh giữa người Campuchia với người Campuchia, quôc tế chỉ có quyền theo dõi giám sát, kiểm tra và ủng hộ quá trình bầu cử tại Campuchia nhằm mục tiêu thúc đẩy Campuchia phát triển, trở thành đối tác đa phương và song phương.
PV: Cuộc bầu cử lần này ảnh hưởng như thế nào tới đời sống kinh tế, xã hội Campuchia ?
Ông Chhim Phalvorun: Trong cuộc bầu cử lần này, đời sống kinh tế, xã hội, an toàn an ninh của người dân, luôn được đảm bảo. Chúng ta có thể thấy thị trường bất động sản rất ổn định, điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư, nhà kinh doanh và nhân dân không hề lo sợ. Nói đơn giản hơn là giá cả thị trường nhà đất luôn tăng, không bị ngưng trệ hay giảm. Bên cạnh đó các nhà đầu tư trong nước và quốc tế luôn tin tưởng vào sự ổn định và phát triển.
Ngay cả trước bầu cử lần này thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tới đầu tư, và các nhà đầu tư trong nước vẫn tăng cường vốn đầu tư. Về lĩnh vực du lịch, du khách trong nước và quốc tế không cảm thấy lo sợ. Số lượng du khách cuối tuần và các ngày lễ luôn tăng cao.
Không có ai phải lo sợ về tình hình an ninh, hay trường hợp người dân phải đổ xô đi mua đồ ăn tích trữ. Các hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Hiện nay gần đến này bầu cử nhưng số lượng du khách quốc tế đến Campuchia vẫn liên tục tăng, chứng tỏ họ không lo lắng về vấn đề gì. Vậy ta có thể khẳng định là trong cuộc bầu cử lần này, người dân Campuchia cũng như người nước ngoài đều hết sức yên tâm và tin tưởng là Campuchia yên ổn.
Thủ tướng Hun Sen trong lễ diễu hành của Đảng Nhân dân Campuchia.
 Thủ tướng Hun Sen trong lễ diễu hành của Đảng Nhân dân Campuchia.
PV: Trong cuộc bầu cử lần thứ 5, đảng nhân dân Campcuhia đã đề ra những mục tiêu và có những điều hứa với cử tri khi đắc cử. Vậy ông đánh giá như thế nào về những điều đã làm được và chưa làm được của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) trong 5 năm vừa qua?
Ông Chhim Phalvorun: Trong thời gian 5 năm qua, đảng CPP đã lãnh đạo chính phủ Campuchia, trực tiếp là Thủ tướng Hun Sen, đã lấy cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân, thông qua nhân dân, đưa vào làm cương lĩnh chính trị của chính phủ và Campuchia đã đạt được rất nhiều thành công trong nhiệm kỳ qua.
Trong bối cảnh tiến hành cải tổ sâu và toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: giáo dục, văn hóa… đều được mọi người dân công nhận và đánh giá cao. Lĩnh vực hành chính công cũng được cải tổ mạnh và đạt được những bước tiến rất tích cực, nhưng lĩnh vực này chúng ta không thể làm một lần là xong mà chúng ta phải làm theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Những thành quả trong quá trình cải tổ hành chính: nâng cao chất lượng dịch vụ công, xóa bỏ tiêu cực trong bộ máy chính quyền, làm các thủ tục giấy tờ như: chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh,hộ chiếu …. được tổ chức tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân. Trong lĩnh vực tài chính: luôn đạt tăng trưởng cao và Campuchia đang hướng tới mục tiêu là nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Chính phủ Campuchia cũng xây dựng những gói an sinh xã hội: gói bảo hiểm y tế dành cho mọi người dân, chế độ hưu trí được nâng cao, gói kinh tế dành cho công nhân, nông dân và học sinh sinh viên… Tất cả những thành quả mà ta đạt được trong thời gian qua là do có quá trình cải tổ, ổn định, an ninh xã hội. Trong đó yếu tố ổn định và an ninh xã hội giữ vai trò rất quan trọng để có thể hoàn thành các mục tiêu khác.... Đảng CPP sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để đất nước có thể đạt được thêm nhiều thành quả hơn nữa.
PV: Ông có thể cho biết là trong đợt tranh cử quốc hội lần thứ 6 này, Đảng Nhân dân có cương lĩnh chính trị gì? Và ông đánh giá như thế nào về cương lĩnh chính trị lần này của Đảng Nhân dân?
Ông Chhim Phalvorun: Cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân là bảo vệ hòa bình, tiếp tục phát triển. Chúng tôi thúc đẩy phát triển trên các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích cho người dân Campuchia. Chúng tôi củng cố hòa bình bằng cách thúc đẩy dân chủ, củng cố và phát triển quan hệ đối tác với bạn bè quốc tế trên tinh thần tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng lợi ích của nhau.
Đối với các nước trong khu vực ASEAN, chúng tôi tăng cường đóng góp, xây dựng hòa bình trong khu vực, hạn chế tối đa tranh chấp với các nước láng giềng nhằm tăng cường hợp tác, hòa bình và cùng phát triển. Vậy nên tất cả chúng ta hợp tác cùng với nhau cả trong và ngoài nước vì mục tiêu hòa bình và phát triển.
Với chính sách đó, Campuchia là một nước nhỏ mà vẫn có nhiều bạn bè, và Campuchia vẫn đảm bảo cuộc sống an bình cho người dân, có nền kinh tế phát triển với GDP trung bình 7%/năm…
Campuchia cũng có chương trình thúc đẩy đời sống của người dân, tăng lương và cung cấp thêm việc làm cho người dân, khuyến khích nhà đầu tư tăng cường vốn, có chính sách hỗ trợ cho bà con Khmer được đi làm tại các nước khác…
PV: Ông có đánh giá như thế nào về cương lĩnh chính trị của các đảng phái khác trong đợt bầu cử lần này?
Ông Chhim Phalvorun: Đảng Nhân dân Campuchia rất hi vọng có những đảng đối lập thật sự, và đảng đó phải có tính dân chủ, có văn hóa chính trị, gắn bó với người dân Khmer trong mọi hoàn cảnh, và khi đó đảng đối lập hoàn toàn có thể chỉ trích, phê phán Đảng cầm quyền CPP, hoặc xem xét, kiểm tra các điểm tiêu cực, đưa ra các quan điểm khác với đảng cầm quyền .
Hiện nay, có một số đảng đối lập có thể có ghế trong quốc hội sắp tới. Họ sẽ đại diện cho ý chí mới, chỉ trích mang tính chất xây dựng nhằm cắt giảm tiêu cực của cán bộ, chính quyền.
PV: Một số nhà phân tích chính trị Campuchia thường quan ngại về tình hình Campuchia sau mỗi đợt bầu cử. Theo ông, tình hình Campuchia sẽ như thế nào sau bầu cử Quốc hội 2018 lần này ?
Ông Chhim Phalvorun: Sau bầu cử, Campuchia sẽ bước một bước tiến dài trong quá trình xây dựng đất nước hòa bình, tự chủ và hợp tác với các bạn bè quốc tế. Nếu như có những phong trào chống Campuchia của Sam Rainsy, hay một số thành phần nước ngoài khác thì điều đó cũng không lạ, vì từ trước đến nay họ chưa từng công nhận kết quả cuộc bầu cử nào cả.
Trong các nhiệm kỳ vừa qua, chính phủ Campuchia đã luôn song hành cùng nhân dân xây dựng đất nước ngày càng phát triển và đạt được rất nhiều thành công. Sự chống đối của Sam Rainsy, hay sự quấy phá của các thế lực thù địch nước ngoài không gây ảnh hưởng đến Campuchia, mà trái lại các tổ chức quốc tế, các nước vẫn tăng cường hợp tác với Campuchia.
Có thể khẳng định, cuộc bầu cử lần này thắng lợi, không phải chiến thắng của Đảng Nhân dân, mà là chiến thắng của Campuchia trong quá trình dân chủ, đa đảng và sự phát triển của Campuchia.
PV: Trân trọng cảm ơn ông.

Người dân thế giới đổ xô đi ngắm nguyệt thực toàn phần

(Kiến Thức) - Người dân trên khắp thế giới đã đổ xô đến các địa điểm thuận lợi nhất để có thể chứng kiến những giờ phút diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần và "trăng máu" vào đêm 27/7 và sáng 28/7 (giờ Việt Nam).

Người dân trên khắp thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị - nguyệt thực toàn phần được đánh giá là dài nhất trong thế kỷ 21 diễn ra vào đêm 27/7 và sáng 28/7. (Nguồn ảnh: Reuters)
Người dân trên khắp thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị - nguyệt thực toàn phần được đánh giá là dài nhất trong thế kỷ 21 diễn ra vào đêm 27/7 và sáng 28/7. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Rất nhiều người đã tìm đến những địa điểm có vị trí thuận lợi nhất để quan sát một trong những sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất năm 2018 này. Ảnh chụp tại khu bến tàu Marina South Pier ở Singapore.
 Rất nhiều người đã tìm đến những địa điểm có vị trí thuận lợi nhất để quan sát một trong những sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất năm 2018 này. Ảnh chụp tại khu bến tàu Marina South Pier ở Singapore.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 nhìn từ Athens, Hy Lạp.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 nhìn từ Athens, Hy Lạp. 

Nhà thiên văn Sarah Al Muhairi dùng kính viễn vọng để quan sát nguyệt thực toàn phần tại Đài quan sát Al Sadeem ở Al Wathba, gần thủ đô Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nhà thiên văn Sarah Al Muhairi dùng kính viễn vọng để quan sát nguyệt thực toàn phần tại Đài quan sát Al Sadeem ở Al Wathba, gần thủ đô Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. 

Hình ảnh mặt trăng được nhìn qua hai lớp kính trong những khoảnh khắc cuối cùng của nguyệt thực toàn phần tại Kappara, Malta.
Hình ảnh mặt trăng được nhìn qua hai lớp kính trong những khoảnh khắc cuối cùng của nguyệt thực toàn phần tại Kappara, Malta. 

Nguyện thực toàn phần nhìn từ thủ đô Berlin, Đức.
 Nguyện thực toàn phần nhìn từ thủ đô Berlin, Đức.

“Mặt trăng máu” xuất hiện trên bầu trời Skopje, Macedonia.
 “Mặt trăng máu” xuất hiện trên bầu trời Skopje, Macedonia.

Một người yêu thiên văn dùng ống nhòm để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần được rõ hơn tại Singapore.
 Một người yêu thiên văn dùng ống nhòm để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần được rõ hơn tại Singapore.

Nguyệt thực xuất hiện trên bầu trời thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ.
 Nguyệt thực xuất hiện trên bầu trời thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ.

Bức ảnh chụp mặt trăng to tròn trước khi nguyệt thực toàn phần xảy ra ở Amman, Jordan.
 Bức ảnh chụp mặt trăng to tròn trước khi nguyệt thực toàn phần xảy ra ở Amman, Jordan.

Hiện tượng nguyệt thực quan sát từ dãy núi Alpes Thụy Sĩ.
 Hiện tượng nguyệt thực quan sát từ dãy núi Alpes Thụy Sĩ.

“Trăng máu” xuất hiện trên bầu trời Tel Aviv, Israel. Ảnh: AP.
 “Trăng máu” xuất hiện trên bầu trời Tel Aviv, Israel. Ảnh: AP.

Được biết, nguyệt thực toàn phần ngày 27-28/7 là một trong 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong năm nay.
 Được biết, nguyệt thực toàn phần ngày 27-28/7 là một trong 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong năm nay.

Ảnh chụp “trăng máu” trên bầu trời thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: EPA.
 Ảnh chụp “trăng máu” trên bầu trời thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: EPA.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP.
 Hiện tượng nguyệt thực toàn phần tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP.

Quân đội Syria đại thắng tại Quneitra, Israel “đứng ngồi không yên”

(Kiến Thức) - Quân đội Syria đã giải phóng hoàn toàn thành phố Quneitra khỏi tay các nhóm phiến quân, đồng thời lực lượng chính phủ Damascus cũng tiến vào thị trấn chiến lược al-Hamidiyah gần Cao nguyên Golan hiện do Israel kiểm soát.

Theo Al Masdar News ngày 27/7, Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Quneitra hôm 26/7, sau cuộc giao tranh với các nhóm phiến quân kéo dài suốt gần 1 tháng qua. Ảnh: FNA.
 Theo Al Masdar News ngày 27/7, Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Quneitra hôm 26/7, sau cuộc giao tranh với các nhóm phiến quân kéo dài suốt gần 1 tháng qua. Ảnh: FNA.

“Lực lượng chính phủ Damascus đã tiến vào thành phố Quneitra và khu Al-Qahtaniyah gần đó sau khi nhận được thông tin rằng các tất cả các tay súng nổi dậy đã rời khỏi khu vực này”, AMN đưa tin. Ảnh: SF.
 “Lực lượng chính phủ Damascus đã tiến vào thành phố Quneitra và khu Al-Qahtaniyah gần đó sau khi nhận được thông tin rằng các tất cả các tay súng nổi dậy đã rời khỏi khu vực này”, AMN đưa tin. Ảnh: SF.

Lá cờ Syria đã tung bay trên các tòa nhà ở trung tâm thành phố Quneitra sau khi lực lượng chính phủ Damascus tiến vào nơi này. Ảnh: PressTV.
 Lá cờ Syria đã tung bay trên các tòa nhà ở trung tâm thành phố Quneitra sau khi lực lượng chính phủ Damascus tiến vào nơi này. Ảnh: PressTV.

Được biết, Quân đội Syria Tự do (FSA) đã chiếm đóng thành phố Quneitra trong một cuộc tấn công từ năm 2014. Sau khi lực lượng này kiểm soát thành phố, hầu hết người dân địa phương đã rời bỏ nhà cửa sơ tán để các khu vực lân cận. Ảnh: FNA.
 Được biết, Quân đội Syria Tự do (FSA) đã chiếm đóng thành phố Quneitra trong một cuộc tấn công từ năm 2014. Sau khi lực lượng này kiểm soát thành phố, hầu hết người dân địa phương đã rời bỏ nhà cửa sơ tán để các khu vực lân cận. Ảnh: FNA.

Cũng trong ngày 26/7, theo hãng thông tấn SANA, Quân đội Syria đã tiến vào thị trấn al-Hamidiyah chiến lược gần Cao nguyên Golan ở tỉnh al-Quneitra. Trước đó cùng ngày, nhóm phiến quân FSA tại al-Hamidiyah và nhiều khu vực xung quanh đã bắt đầu giao nộp vũ khí cho quân chính phủ Syria. Ảnh: FNA.
Cũng trong ngày 26/7, theo hãng thông tấn SANA, Quân đội Syria đã tiến vào thị trấn al-Hamidiyah chiến lược gần Cao nguyên Golan ở tỉnh al-Quneitra. Trước đó cùng ngày, nhóm phiến quân FSA tại al-Hamidiyah và nhiều khu vực xung quanh đã bắt đầu giao nộp vũ khí cho quân chính phủ Syria. Ảnh: FNA. 

Hiện tại, các tay súng FSA và HTS còn lại đang lẩn trốn tại thị trấn Jubata al-Khashab, Turnejeh và phía bắc al-Hamidiyah. Những tay súng này có thể sẽ sớm chấp nhận thỏa thuận với Chính phủ Syria để rời khỏi khu vực này. Ảnh: FNA.
Hiện tại, các tay súng FSA và HTS còn lại đang lẩn trốn tại thị trấn Jubata al-Khashab, Turnejeh và phía bắc al-Hamidiyah. Những tay súng này có thể sẽ sớm chấp nhận thỏa thuận với Chính phủ Syria để rời khỏi khu vực này. Ảnh: FNA. 

Quân đội Syria đang tiếp tục tiến quân sát ranh giới Syria-Israel trên cao nguyên Golan hiện nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tel Aviv. Ảnh: Haaretz.
Quân đội Syria đang tiếp tục tiến quân sát ranh giới Syria-Israel trên cao nguyên Golan hiện nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Tel Aviv. Ảnh: Haaretz. 

Trước tình hình hiện tại, phía Israel bày tỏ lo ngại rằng Syria có thể vi phạm thỏa thuận năm 1974 và tiến quân vào khu phi quân sự trên Cao nguyên Golan. Ảnh: Reuters.
 Trước tình hình hiện tại, phía Israel bày tỏ lo ngại rằng Syria có thể vi phạm thỏa thuận năm 1974 và tiến quân vào khu phi quân sự trên Cao nguyên Golan. Ảnh: Reuters.

Trước đó, Israel khẳng định sẽ không cản trở sự hiện diện của Quân đội Syria tại Quneitra, nhưng sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực dọc biên giới và tại các địa điểm khác ở Syria mà Tel Aviv nghi ngờ là nơi đồn trú của lực lượng do Iran hậu thuẫn. Ảnh: Reuters.
 Trước đó, Israel khẳng định sẽ không cản trở sự hiện diện của Quân đội Syria tại Quneitra, nhưng sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực dọc biên giới và tại các địa điểm khác ở Syria mà Tel Aviv nghi ngờ là nơi đồn trú của lực lượng do Iran hậu thuẫn. Ảnh: Reuters.

Toàn cảnh cuộc bầu cử Myanmar qua ảnh

(Kiến Thức) - Ngày 8/11, các cử tri vui mừng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Myanmar - cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh
Đây là cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên diễn ra ở Myanmar kể từ năm 1990. Ảnh: Các cử tri Myanmar xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Myanmar - bầu cử tự do đầu tiên sau 25 năm ở Mandalay, Myanmar ngày 8/11/2015.  

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-2
Nụ cười hạnh phúc của những cử tri Myanmar đi bỏ phiếu. Cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ tại khu vực Bahan, Yangon.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-3
Một cô gái Myanmar cho thấy ngón tay lấm mực sau khi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Yangon ngày 8/11/2015.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-4
Người dân Myanmar dường như tập trung vào hai sự lựa chọn chính. Đó là Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ảnh: Lãnh đạo Đảng NLD, bà Auung San Suu Kyi, đi bỏ phiếu tại Yangon ngày 8/11/2015.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-5
Người thân của cụ Myint Myint, 95 tuổi, đưa cụ tới một điểm bỏ phiếu tại Mandalay, Myanmar.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-6
Người dân xếp hàng bỏ phiếu tại Yangon trong cuộc bầu cử lịch sử của Myanmar.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-7
Một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở Myanmar giơ ngón tay lấm mực chứng tỏ đã bỏ phiếu ở Loikaw ngày 8/11.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-8
Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi phấn khích khi xem một phần kết quả bầu cử được chiếu trên TV bên ngoài trụ sở của NLD ở Mandalay, Myanmar ngày 8/11. 

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-9
Một cử tri ở Sittwe, bang Rakhine, cho thấy ngón tay lấm mực chứng tỏ ông đã bỏ phiếu. 

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-10
Bà Aung San Suu nhận hoa của người ủng hộ khi đi bỏ phiếu ở Yangon. 

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-11
Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một điểm bầu cử ở Yangon ngày 8/11.

Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-12
Các điểm bầu cử đã chốt phiếu vào 16 giờ ngày 8/11 (giờ địa phương). Theo Phó giám đốc Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar, cuộc bầu cử khá thành công với khoảng 80% cử tri đã đi bỏ phiếu.